Thursday, November 29, 2012
Tuesday, November 27, 2012
Nhận diện nơi “ăn” khủng hơn cảnh sát giao thông
Nhận diện nơi “ăn” khủng hơn cảnh sát giao thông
Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 26/11/2012
Cảnh sát giao thông
tham nhũng nhưng nhỏ, chỉ như chuột ăn củ khoai, còn nơi như cọp bắt
trâu, lợn sẽ ăn nhiều hơn gấp hàng trăm lần.
Đây là nhận định
của nguyên phó Ban Tổ chức Trung ương, nguyên trưởng Ban bảo vệ chính
trị nội bộ Trung ương Nguyễn Đình Hương khi nói về tham nhũng.
>> Ngân hàng thế giới đẩy mạnh hợp tác toàn cầu chống tham nhũng
>> Bốn kinh nghiệm của Singapore trong chống tham nhũng
>> Hàn Quốc: Anh trai Tổng thống bị bắt vì tội tham nhũng
Sau khi
nghe thông tin báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc
nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do
Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới thực hiện vừa công bố, ông
Nguyễn Đình Hương cho rằng, đó là điều đáng mừng bởi xưa nay ai cũng
biết tham nhũng nhưng chẳng bao giờ công khai nói ra. Không những thế,
dư luận đôi khi tỏ ra nghi ngờ các kết quả khảo sát do chính các cơ quan
chức năng thực hiện.
Theo ông Hương, tham nhũng đã trở
thành vấn nạn, ngành nào, cấp nào cũng có và đặc biệt tập trung ở những
cán bộ có chức quyền. Bởi trên lý thuyết, chức – quyền – bổng lộc là những yếu tố luôn đi liền với nhau.
Danh sách 4 “ông lớn” là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải
quan và xây dựng bị đưa vào vị trí “tốp ten” chưa thể phản ánh hết bức
tranh tham nhũng hiện nay.
- Phải chăng, 4 ngành tham nhũng
nhiều nhất như báo cáo nói là chưa hoàn toàn chính xác, thưa ông?
- Báo cáo nói rằng,
cảnh sát giao thông là ngành tham nhũng nhiều nhất nhưng tôi lại có
quan niệm hơi khác một chút. Tôi so sánh, cũng như con chuột tha củ
khoai, tha đi tha lại nhiều lần cũng chỉ ăn được củ khoai, nhưng con
cọp bắt được con lợn, con trâu nó sẽ ăn nhiều hơn gấp hàng trăm lần.
Cảnh sát giao thông
đúng là có tham nhũng nhiều và là hiện thực người dân có thể tận mắt
nhìn thấy, tận tai nghe được nhưng đó chỉ là cái nhỏ. Đối với quốc gia,
tổn thất đó không lớn. Những vụ
ảnh hưởng đến cả quốc gia, dân tộc phải là những vụ tham nhũng khổng
lồ, bòn rút ngân sách Nhà nước hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng
nghìn tỷ đồng như Vinashin, Vinashin lines…
- Theo quan
điểm của ông, ngành nào sẽ giữ vị trí “quán quân” về tham nhũng hiện
nay?
- Theo tôi, ngân hàng vẫn là ngành “ăn” khủng khiếp nhất. Nhà
băng là mạch máu, “nguyên soái” của nền kinh tế, không có tiền thì kinh
tế không thể đứng vững được. Tôi thử lấy ví dụ, anh muốn làm doanh
nghiệp, muốn vay vốn không phải cứ vác hồ sơ đi vay là xong. Ngân hàng
tuyên bố lãi suất cho vay là 12-13% nhưng thực tế doanh nghiệp phải vay
với mức 17-18%. Số tiền phát sinh đó do họ phải “đi đêm” với ngân hàng
để được giải ngân. Hay ngành đất đai, để trúng thầu một dự án, dường
như có quy tắc ngầm giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Để được trúng thầu,
anh phải “lót tay” hàng trăm triệu đồng, thậm chí vài phần trăm của
gói thầu để được giành phần thắng. Với
những dự án béo bở, các nhà thầu sẵn sàng chi hàng tỷ đồng để “thỏa
thuận” với chủ đầu tư… Bây giờ, người ta dùng tiền để “bôi trơn”, để
“chạy” đủ thứ.
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, hiện
tượng tham nhũng, chạy chức chạy quyền… có lẽ cũng đang nhức nhối,
thưa ông?
Đúng vậy. Không chỉ lĩnh
vực kinh tế, quản lý Nhà nước cũng là “mảnh đất” màu mỡ cho tham nhũng.
Cán bộ có chức có quyền đều gọi là “công bộc của nhân dân” nhưng cần
phải nhìn nhận và đánh giá cho đúng. Bây giờ trong cán bộ lãnh đạo
những ai thực sự còn là công bộc của nhân dân?
Người dân thường có câu,
để có được chức quyền cần 4 yếu tố. Thứ nhất phải kể đến hậu duệ, thứ
hai là tiền tệ, thứ ba là quan hệ và cuối cùng mới đến trí tuệ. Ngẫm ra
thật đau đớn khi tài năng, trí tuệ chỉ xếp cuối cùng. Đối tượng
tham nhũng bây giờ nhiều tiền, nhiều mánh khóe lắm. Không phải chỉ
“cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền” đâu,
bởi chúng còn mua bằng nhiều thứ khác, ngoài tiền.
- Vậy theo đánh
giá của ông, nguyên nhân của căn bệnh này do đâu?
- Thứ nhất, tham nhũng còn có đất để phát
triển nếu chúng ta vẫn để tồn tại cơ chế “xin-cho”, cơ chế “độc quyền”
như hiện nay. “Xin-cho” ở đây như xin đề án, xin đất đai, xin chỉ định
thầu, xin đặc quyền đặc lợi… Thứ hai là trong công tác cán bộ còn có
kiểu độc quyền, không qua thi tuyển khi bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo
của các bộ, ngành… Nếu không thay đổi những tư duy này thì có tổ chức
bộ máy chống tham nhũng theo cách nào cũng khó mà chống được tham
nhũng.
Để chặt đứt “mạng lưới” tham nhũng, cần tăng cường công tác
kiểm tra giám sát, vừa phòng vừa chống. Nhưng trước hết phải bắt đúng
bệnh và kịp thời. Phải xử đúng người đúng tội, phải xử nghiêm từ trên
xuống, từ trong ra ngoài. Xử nghiêm là thuốc đặc trị. Vấn đề là có
quyết tâm chống không? Nếu thoát khỏi nạn nể nang, né tránh, sợ liên
lụy, ngại ngùng và không vụ lợi thì cuộc đấu tranh tham nhũng chắc sẽ
có bước tiến.
(NDT)
Từ: http://nguyenphutrong.net/nhan-dien-noi-an-khung-hon-canh-sat-giao-thong.html
Monday, November 26, 2012
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc
Ảnh: Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc
Cập nhật: 11:27 GMT - chủ nhật, 25 tháng 11, 2012
Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động với lực lượng hải quân nước này, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.
Tàu Liêu Ninh nguyên là một tàu của Nga mang tên Varyag. Một công ty có các mối liên hệ với quân đội Trung Quốc đã mua con tàu này từ Ukraina, và kéo tàu ra khỏi vùng biển Hắc Hải năm 2001.
Chủ mới của con tàu nói rằng muốn biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macau, nhưng nó đã được lắp ráp lại thành hàng không mẫu hạm cho Trung Quốc tại cảng ở Dalian.
Hiện chưa có phi cơ đang hoạt động nào được phân bổ cho hàng không mẫu hạm này nhưng Trung Quốc nói rằng tàu Liêu Ninh sẽ gia tăng khả năng quốc phòng vì lợi ích quốc gia của họ.
Một buổi lễ được tổ chức đánh dấu việc chính thức bàn giao con tàu cho Hải quân. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tới dự và thị sát con tàu.
Nguồn: BBC
Sunday, November 18, 2012
Ca dao Tục ngữ Việt Nam
CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ về giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ về giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Anh em ăn ở thuận hòa,
Chớ điều chênh lệch, người ta chê cười.
Chớ điều chênh lệch, người ta chê cười.
Anh em chém nhau đằng gọng (bề sống)
Không ai chém nhau đằng (bề) lưỡi
Không ai chém nhau đằng (bề) lưỡi
Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng tổ, chẳng rời nhau ra
Hai đằng cùng tổ, chẳng rời nhau ra
Anh em chồng vợ sum vầy
Vui này đã bỏ những ngày chia ly
Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui
Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quí hồ ở nết tới lui bằng lòng
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui
Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quí hồ ở nết tới lui bằng lòng
Anh em khinh trước làng nước khinh sau
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Anh em cốt nhục đồng bào
Vợ chồng cũng nghĩa lẽ nào chẳng thương
Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng
Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui.
Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui.
Trâu bò ở với nhau chia nhau phần cỏ,
Người ở với nhau như chó với mèo
Người ở với nhau như chó với mèo
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Gáo đồng múc nước giếng tây,
Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta.
Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta.
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn (hãy) còn trơ trơ
Chiều chiều bãi bể sóng xô
Dã tràng xe cát cơ đồ phù vân
Thương ai chân giả không phân
Mà đem danh lợi cách ngăn đồng bào.
Dã tràng xe cát cơ đồ phù vân
Thương ai chân giả không phân
Mà đem danh lợi cách ngăn đồng bào.
- Ra về nước mắt như mưa
Thấu trời thấu đất nhưng chưa thấu lòng.
- Nín thì cũng ngặt,
Nói thời ruột thắt gan đau,
Ngồi ôm lê lựu mà sầu,
Vun cây tưới nước buổi đầu vì ai?
- Trách ai thói ở vô nghì,
Sa đâu ấm đó nghĩ gì trước sau.
- Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm
- Ai đen ai trắng ra nắng mới hay
Ai thẳng ai ngay tối ngày cũng biết.
- Ai ơi! ăn ở cho lành
Tu thân tích đức để dành về sau
- Dâu kia hết lá vì tằm
Nỗi sầu biết giải mấy năm cho rồi
- Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay,
Ai làm cho biển kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!
- Vì ai nên nỗi sầu này
Chùa tiên vắng vẻ tớ thầy theo nhau?
- Ai đi gánh vác non sông
Để ai chứa chất sầu đông vơi đầy
- Nghĩ xem cái nước Nam mình (Câu 2)
Đua nhau ăn bẩn như muông khác gì…
Nước khô rồi nước lại hồi
Còn trời, còn đất, còn nòi giống ta.
- Khen ai khéo tạc bình phong
Ngoài long, lân, phụng, trong lòng gạch vôi
- Khen ai khéo tạc đá bia,
Khéo tô vôi trắng khéo đề chữ son.
- Trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai mong
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
-Dân tộc ta có bốn nghìn năm lịch sử
Từ Đinh, Lê, Lý cho đến Trần Lê
Dân ta giữ đạo Bồ Đề
Nửa tu chân chính, nửa tề quốc gia
- Lấy hận thù diệt hận thù
Hận thù không mất nghìn thu vẫn còn
- Trên trời có sao tua rua,
Ở dưới hạ giới đang mùa chiến tranh.
Máu rơi thịt nát tan tành,
Máu trên đồng ruộng mái tranh bến đò.
Em thương dân tộc xin hò,
Hò rằng dân Việt phải lo giữ gìn.
Lạy trời cho máu về tim,
Máu đừng chảy nữa trên miền quê hương.
- Tiếng chuông lay bóng Bồ đề,
Con chim trắng cánh bay về Tây thiên.
Mong sao dân tộc bình yên,
Đạo lành che chở dân hiền thân yêu.
Dù cho đất sập trời xiêu,
Lòng tôi vẫn nhớ những điều giá gương.
Khắp nơi đồng ruộng phố phường,
Nhớ lời Phật dạy phải thường yêu nhau cùng.
Đạo vàng điểm núi tô sông,
Xây nền văn hóa Lạc Hồng thắm tươi.
-Một giọt máu đào, hơn ao nước lã
-Cùng chung một giọt máu đào,
Nỡ nào hại nước, nỡ nào hại dân.
-Anh em một giọt máu sẻ làm đôi
-Anh em bốn bể là nhà
Người dưng khác họ vẫn là anh em
-Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
-Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ
-Ai ơi! giữ chí cho bền (2)
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
-Trách ai sao khéo đặt bày,
Không nhưng chi có chuyện này trò kia.
-Cốt nhục tương tàn
-Chuyện đâu có chuyện lạ đời
Quan đi theo giặc bắt người lành ngay
Nghìn năm nhớ mãi nhục này
Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù.
-Tranh quyền cướp nước gì đây (*)
Coi nhau như bát nước đầy là hơn
-Đắng cay, vẫn thể ruột rà,
Dù xa xa lắm, vẫn là anh em.
-Một con én không đem lại được mùa xuân
-Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần
-Ai về nhắn gởi đôi lời
Thuyền rời xa bến, chẳng dời nước non
-Ca dao Bình Ðịnh thật hay
Câu thơ như giọt rượu cay ấm lòng
Quê hương trái đất nửa vòng
Ngày thương đêm nhớ như mong mẹ về
-Gớm thay thời buổi Tây, Tầu
Bỏ đường trung nghĩa, ham cầu lợi danh.
-Anh ra đi mặt biển chân trời
Biết rồi có đặng sống đời cùng nhau !
Làm trai cho đáng nên trai,
Thanh gươm, yên ngựa, dặm dài lướt xông.
Vẫy vùng nam, bắc, tây, đông,
Lấy thân che chở non sông nước nhà.
-Những lời ích quốc lợi gia
Tiếng tăm lừng lẫy, gần xa nức lời.
-Con ơi!, giữ trọn lời thề
Tự do, Độc lập, không nề hy sinh !
- Đàn cầm ai nỡ đứt dây
Gẫm mình vô tội ai gây oán thù
- Đêm khuya thắp dĩa dầu đầy,
Tim non, bấc lụn, tội này tại ai ?
- Ở hiền, thì lại gặp lành, (2)
Hễ ai ở ác, tội dành vào thân.
- Đổ đèn đổ điếu thì kiêng
Đổ mắm đổ muối cũng nên đề phòng.
Mấy đời sứa vượt qua đăng
Quan sang thì cũng bởi làng mà ra
- Mấy đời bánh đúc có xương (2)
Mấy đời trọc phú lại thương dân nghèo
- Chữ rằng: Phú quý tại thiên
Vì ai nên nỗi bạn hiền xa nhau
- Đêm khuya chong ngọn đèn ngôi,
Bâng khuâng nhớ bạn bồi hồi lá gan.
- Dế ngậm sầu nhiều câu rỉ rả,
Nhớ bạn chung tình thức cả đêm đông
- Một mình đã luận lại bàn,
Chạnh lòng thương nhớ bạn vàng cố tri.
- Năm canh luống những ngậm ngùi,
Bâng khuâng nhớ bạn đứng ngồi không an.
- Thuở đêm thanh chạnh lòng nhớ bạn,
Cám thương người hoạn nạn xiết bao.
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
Đọc thêm
China confirms leadership change
China confirms leadership change
15 November 2012 Last updated at 05:10 GMT
By Angus Foster
BBC News, Beijing
China's ruling Communist Party has unveiled a new set of leaders.
Economic
reforms have transformed China into the world's second-largest
economy. But its 1.3 billion population and continental size mean the
problems these new leaders face are still daunting.
These are the issues set to be top of their agenda.
Change the model
China's
economic success has lifted 500 million people out of poverty. Yet the
economic model that worked so well during the early years of China's
development now needs to change.
Chinese
and Western analysts say the economy must be rebalanced to give more
weight to consumers instead of investment, much of which is
government-led and wasteful.
State-owned companies which dominate many sectors need to be opened up to competition.
And,
instead of championing these state-owned giants, the government must
give more support instead to small and medium-sized companies, because
these are likely to be the providers of future growth and jobs.
China's
government agrees with these goals, at least in its official
pronouncements. The problem is it has done little to address them.
Supporters
say it was sidetracked by the global financial crisis, which prompted a
huge stimulus package rather than structural reforms.
Critics
argue China's one-party state is too compromised by vested interest
groups, political concerns and corruption to introduce the needed
changes.
They
point to the state-owned sector, which produces only half of China's
GDP but gets the benefit of more than 70% of its bank lending, at
artificially low interest rates.
Huo Deming, an economist at Peking University, says it is "unthinkable" for the state-owned sector to be forced to retreat.
"The
state-owned enterprises will expand again, China's political leaders
want them to compete with the US and other countries, so further
strengthening them is a must," he says.
Inequality
Everyone is much better off than when China began its economic reforms in 1978.
But
incomes in the cities have risen far faster than in rural areas, while
rich coastal provinces have powered ahead of the poor interior. The
Chinese Academy of Social Sciences says the gap between urban and rural
incomes has jumped 68% since 1985, creating one of the widest wealth
gaps in Asia.
The
government is worried the gap could spark social unrest. It points to
poverty eradication programmes in poor provinces like Sichuan and its
abolition of a centuries-old agricultural tax as proof of its
commitment.
It
has also vastly expanded healthcare insurance, increasing the number
of people covered ten-fold to 830 million, and education.
Yet
critics say much more needs to be done, and point out that China
spends only about 6% of GDP on social welfare, about half the level of
countries at a similar level of development.
Part
of the problem is China's governance system. Social spending is
largely the responsibility of local governments, which say they do not
have enough money, however much Beijing hectors them.
Environment
China's explosive growth has created some of the world's most complex environmental challenges.
It
is now the world's biggest emitter of greenhouse gases, yet will
continue to rely on coal as its main energy source for the foreseeable
future.
New
wealth has seen the number of cars on the roads quadruple since 2003.
Yet China is already home to 20 of the world's 30 most polluted cities.
The
central government well understands the problems. It points to success
stories like the restoration of the Loess plateau in the country's
north-west, and the fact that wind turbine capacity has doubled every
year since 2005.
It
has also put in place the legal and regulatory framework for tackling
environmental problems, though implemention - especially at the local
level - remains patchy.
And, alongside the task of cleaning up a "high growth, high pollution" past, China still faces basic development challenges.
"They've
made huge gains, but there are still 480 million people without access
to sanitation, and nearly 120 million without access to water
supplies," says Joanna Masic of the Asian Development Bank.
Rising expectations
As Chinese people have become richer and better educated, their expectations have drastically changed.
They
no longer just expect the next generation of leaders to run an economy
that creates jobs and wealth, they want better services and greater
freedoms too.
More
than 6 million people graduate from Chinese universities every year, a
six-fold increase since 1998. More than 500 million people use the
internet, especially a micro-blogging site called Sina Weibo. Smart
phones are helping drive social activism and, sometimes, environmental
protests.
There is conflicting evidence as to whether people are happier, as well as richer.
Analysis
by Richard Easterlin, of the University of Southern California,
suggests China's wealthiest third were more satisfied with their lives
in 2007 than in 1990, but the rest of the country was not.
Part of the reason may be aspirational. People know their lives have improved, but think other people are doing even better.
Demographics
China's
fertility rate is one of the lowest in the world, in part because of
the one-child policy. This restricts urban couples to having only one
child, unless both partners are themselves only children.
As a result, China has fewer and fewer young people to pay for the pensions and healthcare of more and more elderly.
The
working-age population is set to start shrinking from 2015, adding to
pressure on wages. China will also soon have more senior citizens than
the EU.
The
one-child policy has also created anomalies. Some parents who want
boys abort fetuses which ultrasound scans show to be female. China now
has about 120 male births for every 100 female births, and there are
estimates that by 2020, 24 million single men will be left without
potential partners.
Academics
and government think tanks have called for the policy to be scrapped,
which would be popular with young Chinese and could help restore
China's fertility rate.
But no senior leader has publicly backed any changes, which some officials appear to worry could lead to a population explosion.
From BBC
http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-20030681
Thursday, November 15, 2012
Rồng và quái vật?
Rồng và quái vật?
Cập nhật: 16:01 GMT - thứ năm, 1 tháng 11, 2012
Cuối thập kỷ 1980, Nhật là một nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
Sản lượng của nước này tăng gấp 50 lần, tính theo đôla trong thời
gian của một thế hệ, và Nhật đã hầu như đã vượt qua Mỹ để trở thành nước
có công nghệ cao nhất. Đối với giới quan sát, chỉ cần khoảng một thập
kỷ để Nhật có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất và cường quốc thứ ba
thế giới.
Tất nhiên, điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó,
vào năm 1990, thị trường chứng khoán và bất động sản của Nhật sụp đổ
một cách ấn tượng, khiến nước này phải chứng kiến hai thập kỷ đình trệ
kinh tế.
Sự vươn lên ở mức chóng mặt của con rồng kinh tế Trung Quốc cũng cho thấy sự giống nhau một cách ớn lạnh.
Nhiều nhà bình luận với giọng điệu hoài nghi đã
chỉ ra sự tương đồng với Nhật, nói rằng nước này chắc chắn sẽ đi xuống.
Nhưng liệu điều này có công bằng?
Chúng tôi so sánh hai quốc gia này với nhau để quý vị có thể quyết định:
Nhật Bản 1990 |
Trung Quốc 2012 |
|
Dân số | 125 triệu dân hay 2,3% dân số thế giới | 1,344 tỷ dân hay 19% dân số thế giới |
Quy mô kinh tế | 3,1 nghìn tỷ đôla, 54% GDP Mỹ năm 1990 | 7,3 nghìn tỷ đôla, 48% GDP Mỹ hiện tại |
Tăng trưởng trung bình | 6,5% trong 35 năm qua | 9,9% trong 35 năm qua |
Bong bóng kinh tế
Sự sụp đổ năm 1990-92 khiến giới chứng khoán Tokyo phải kinh hoàng | Trung Quốc tổ chức lễ khai mạc Olympics phô trương nhất từ trước đến giờ vào năm 2008 | |
Thành tựu: | Các hãng điện tử Trung Quốc sản xuất TV kích cỡ nhỏ nhất trong thập kỷ 80, phô trương sự vượt trội trong công nghệ của mình |
|
|
Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới vào năm 2016, điều khiến Mỹ phải rùng mình
|
|
Việc Sony mua lại hãng Columbia Pictures của Hollywood khiến Mỹ thêm lo ngại rằng Nhật đang mua hết cả California |
|
|
|
|
|
Thị trường chứng khoán | Chỉ số Nikkei 225 index qua các năm | Chỉ số Thượng Hải index qua các năm |
Bong bóng chứng khoán kéo dài 5 năm của Nhật bị vỡ, khiến khoản tích lũy của nhiều nhà đầu tư Nhật bị mất trắng. Thêm vào đó, nhiều công ty đã mua lại đối thủ bị ở giá bong bóng, dẫn đến việc mua cổ phần bằng tiền mượn ở giá bị đội lên cao so với thực tế. |
Bong bóng chứng khoán hai năm của Trung Quốc bị vỡ ngay trước thềm khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Tuy nhiên bong bóng chứng khoán của Trung Quốc kéo dài ngắn hơn so với Nhật, do đó gây thiệt hại về vật chất cũng ít hơn. |
|
Bất động sản | Index giá đất định cư khu vực thành thị của Nhật qua các năm. | Số liệu về thị trường bất động sản của Trung Quốc không được thống nhất. |
Giá bất động sản sụt giảm gây thiệt hại nặng cho các doanh nghiệp và người dân Nhật bỏ tiền vay mượn ra mua nhà lúc kinh tế còn tăng trưởng mạnh. | Giá nhà ở Bắc Kinh tăng gấp ba lần vào giữa 2003 và 2011, trong khi tại Thượng Hải là hơn bốn lần, theo một nghiên cứu mới nhất. Tại Trùng Khánh, nơi in đậm dấu ấn của ông Bạc Hy Lai, giá nhà tăng gần bảy lần. Sự tăng trưởng giá nhà không hề hợp lý, khi so sánh với thu nhập của người mua và tiền thuê có thể kiếm được từ nhà mua. Ngành xây dựng nhà cửa phát triển mạnh, nất là sau khi chính phủ kích thích tăng trưởng kinh tế vào năm 2008. Có nhiều câu chuyện kể về những dự án ma không có người ở Từ năm 2011, giá nhà và xây dựng bắt đầu có dấu hiệu trượt dốc một cách khủng khiếp, mặc dù hầu hết những dữ liệu mới nhất cho rằng thị trường đã chạm đáy. Rất ít người Trung Quốc dám sử dụng những khoản thế chấp lớn để mua nhà. Tuy vậy, những nhà thầu dự án lớn thường vay mượn mạnh tay, và chính quyền địa phương cũng phụ thuộc vào việc bán đất để kiếm tiền. Cả hai điều này đều chịu ảnh hưởng nặng của sự đóng băng thị trường bất động sản |
|
Cơ sở hạ tầng | Đầu tư chính phủ vào cơ sở hạ tầng tăng mạnh sau khi thị trường bất động sản và chứng khoán vỡ bong bóng sau khủng hoảng kinh tế, điều này sản sinh ra nhiều dự án gây lãng phí, bị châm biếm là "những cây cầu không dẫn tới đâu". Những công trình đáng chú ý gồm có: | Chính phủ Trung Quốc tăng chi tiêu vào mảng cơ sở hạ tầng nhằm chống chọi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những công trình đáng chú ý gồm có: |
Đường hầm tàu (đường ray Seikan dài 54 km được xây vào năm 1988) dài nhất thế giới và cầu treo dài nhất (cầu Akashi Kaikyo dài 3,9 km được xây vào năm 1998) |
|
|
|
|
|
|
85 nghìn km các đường cao tốc hoàn thành tính đến năm 2011, nhiều hơn nhiều so với hệ thống đường cao tốc của Mỹ | |
|
|
Sự mất cân bằng
Người Nhật lẽ ra đã có thể nhìn ít đi và mua nhiều hơn | Nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới | |
Xuất khẩu | Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật: 4,3% tổng sản phẩm quốc nội năm 1987 Sự thành công của ngành xuất khẩu Nhật vào thập niên 80 làm kinh ngạc phương Tây, dẫn đến Hiệp định năm 1985, với việc Nhật đồng ý để đồng Yên mạnh hơn so với đôla. Tuy nhiên mặc dù chấp nhận bất lợi trong tỷ giá tiền tệ, xu hướng phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu của Nhật vẫn được tiếp tục và khiến nước này có được thặng dư tài khoản vãng lai bằng 4,8% GDP vào năm 2008 |
Thặng dư tài khoản vãng lai Trung Quốc: 10,6% tổng sản phẩm quốc nội Nước này hiện vẫn đang chịu nhiều cáo buộc, nhất là từ Mỹ, vì đã thao túng đồng Nhân Dân Tệ, đem lại tỷ giá rẻ hơn so với đồng đôla một cách trái phép. Từ đó trở đi, Trung Quốc đã cho phép đồng tiền của mình tăng giá 9% và liên tục tăng mức lương trung bình của người dân để giảm tính cạnh tranh. Sau động thái này, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc rút xuống còn 3% GDP. Tuy nhiên lý do chính cho điều này còn là vì nhu cầu của phương Tây đối với hàng hóa của Trung Quốc đang giảm đi, trong lúc nhu cầu nhập khẩu vật liệu cho ngành xây dựng đang phát triển trong nước ngày càng cao |
Chi tiêu | Chi tiêu của người tiêu dùng đóng góp 53% cho nền kinh tế Nhật vào năm 1990, so với khoảng 70% của phương Tây. Chi tiêu ở dạng đầu tư (căn hộ mới, giáo dục, v.v) đóng góp 32%. Khi thời kỳ tăng trưởng đầu tư bắt đầu dừng lại, chính phủ Nhật đã phải kêu gọi người dân tăng cường chi tiêu nhanh để bù vào khoản bị thiếu |
Chỉ có 34% chi tiêu của Trung Quốc là từ người tiêu dùng trả cho hàng hóa và dịch vụ 48% chi tiêu là từ đầu tư. Nói một cách khác, sự mất cân bằng cơ bản tại Trung Quốc ngày nay lớn hơn Nhật hai thập kỷ trước. Một số kinh tế gia nghĩ rằng điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải thúc đẩy chi tiêu trong nước mạnh mẽ nếu như muốn tránh khỏi đình trệ kinh tế như Nhật |
Tập quán tiết kiệm | Các hộ gia đình Nhật thường tiết kiệm khoảng 10% thu nhập trong năm 1990. Chính phủ đã phải kêu gọi người dân tiết kiệm ít đi và tăng chi tiêu. Tuy nhiên cũng đã phải mất 10 năm để mức tiết kiệm này xuống thấp bằng mức thông thường ở phương Tây. Trong thời gian đó, nền kinh tế Nhật bị đình trệ |
Các hộ gia đình Trung Quốc tiết kiệm đến 25% tiền thu nhập. Mức tiết kiệm cao là do tiền lệ tiết kiệm để chi tiêu cho một gia đình lớn, trong đó có chi phí giáo dục cho trẻ em trong nhà, trả chi phí thuốc men cho người già và những thành viên đã về hưu trong gia đình. |
Những giới hạn
Sân bay quốc tế Kansai đã bắt đầu chìm từ lâu | Chính sách một con của Trung Quốc còn được gọi là chính sách "bốn ông bà cho một cháu" | |
Kinh tế toàn cầu | Sau thời kỳ đình trệ đầu thập niên 90, kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn một thập kỷ, giúp duy trì thế mạnh xuất khẩu của Nhật | Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Các thị trường xuất khẩu chính của nước này, trong đó có Mỹ, Châu Âu và Nhật đang chịu nhìu khó khăn, đồng thời việc tài khoản vãng lai của Trung Quốc tiếp tục có thặng dư gây nhiều bất đồng chính trị từ các nước này (nhất là Mỹ) |
Nợ xấu | Công nghiệp của Nhật và ngành ngân hàng bị tràn ngập bởi nợ xấu Nhiều khoản vốn vay được sử dụng để mua đất, nhà ở và các công ty khác ở 'giá bong bóng'. Giữa năm 1992 và 2005, các ngân hàng của Nhật phải đối diện với nợ không đòi được ở mức 19% tổng sản phẩm quốc nội. Để giúp duy trì nền kinh tế, chính phủ Nhật đã phải huy động các khoản nợ bằng 230% GDP. |
Nỗ lực của chính phủ nhằm duy trì tăng trưởng sau năm 2008 khiến các ngân hàng được sở hữu bởi nhà nước phải tăng cường cho vay. Trong 12 tháng trước tháng Mười năm 2008, các ngân hàng đã cho vay tổng cộng 1,5 nghìn tỷ đôla, bằng 30% tổng sản phẩm quốc nội. Hệ thống tài chính của Trung Quốc cũng đã bị cáo buộc là cho vay nhiều khoản nợ ngầm. Một ví dụ như trong năm 2011, có nhiều cáo buộc cho rằng các chính quyền địa phương đã vay 2,2 nghìn tỷ đôla, rất nhiều các khoản này không được công khai. |
Triển vọng tăng trưởng | Vào năm 1990, Nhật đã là một nước phát triển mạnh. Đóng góp kinh tế của mỗi công dân Nhật bằng 83% mức trung bình một người Mỹ. Khi chính phủ cố gắng thúc đẩy kinh tế trong thập niên 90 bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khó khăn lớn nhất đó là hầu hết cơ sở hạ tầng cần thiết bấy giờ đều đã được xây |
Trung Quốc vẫn là một nước nghèo. Đóng góp vào kinh tế của một người dân Trung Quốc chỉ bằng 17% mức trung bình một người Mỹ. Một nửa dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp và chưa có cơ hội đến các thành phố nơi họ có thể đóng góp nhiều hơn bằng việc làm trong ngành công nghiệp Vì vậy Trung Quốc có nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề hiện tại hơn Nhật trước đây. |
Độ tuổi dân số | Tỷ lệ dân số lao động hiệu quả của Nhật, từ 15-65 tăng cao nhất trong đầu thập niên 90. Trước thời điểm đó, dân số tăng trưởng đều, với những người đi làm đều phải chăm sóc ít con hoặc bố mẹ đã nghỉ hưu. Những người công nhân tuổi cao hơn được nhận bổng lộc cao để tích lũy cho lúc về hưu, dẫn đến tăng trưởng đầu tư và bong bóng thị trường. Kể từ thập niên 90, số lượng công nhân nghỉ hưu mà nền kinh tế phải hỗ trợ tăng đều, từ 12% đến 23% dân số. Trong khi đó dân số Nhật đang có xu hướng giảm đi. |
Nhờ vào hệ thống một con,
đưa vào từ năm 1978, Trung Quốc cũng đã có 30 năm phát huy được thế mạnh
của đội ngũ công nhân lao động hiệu quả không phải chăm sóc cho nhiều
con cái và bố mẹ. Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc đang rơi vào giai đoạn thay đổi tỷ lệ độ tuổi mà Nhật đã trải qua trong năm 1990. Giới chức trách Nhật đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đối mặt với những vấn đề tương tự của nước này, trong đó có dân số lão hóa, khiến công dân cao tuổi cần chăm sóc tăng lên và khả năng khủng hoảng nếu như người già không đủ sức chi trả lúc nghỉ hưu. |
Chính phủ | Nhật là nước dân chủ, những cũng là nước với thể chế độc đảng suốt lịch sử hậu chiến. Nhiều năm qua, đảng Dân chủ Tự do Nhật (LDP) đã chiếm quyền điều hành bằng cách sử dụng tiền để làm vui lòng các đảng phái và người bầu cử. Sau vụ vỡ bong bóng năm 1990, chính phủ dùng cùng một cách mà họ vẫn dùng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn - các cầu và trường học được xây dựng ở bất cứ nơi nào có lợi ích chính trị. Trong bối cảnh người dân ngày càng trở nên khó chịu với sự đình trệ kinh tế, đảng LDP đã phải nhường chỗ cho một hệ thống cạnh tranh giữa đa đảng thực sự. Tuy nhiên, cũng phải đến năm 2009 phe đối lập mới thực sự có một cuộc thắng lợi qua tuyển cử lần đầu tiên. Nguồn: BBC |
Trung Quốc là nước theo thể chế độc đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc không cho phép một chỉ trích hay sự đối lập nào xảy ra. Thiếu vắng sự giám sát và cân bằng đã dẫn đến nạn tham nhũng ăn sâu và sự phẫn uất từ công chúng với những quyền lợi đặc biệt mà những người cầm quyền được hưởng. Khoảng cách thu nhập của Trung Quốc cao ở mức báo động, có thể cao bằng Mỹ. Quyền lực của Trung ương Đảng cũng hết sức hạn chế. Chính phủ Trung Quốc được vận hành bởi Ủy ban thường vụ, đại diện cho những nhóm lợi ích khổng lồ, từ thành viên các gia đình quyền lực và những phe phái kiểm soát phần lớn tài sản quốc giám, theo một tin cáp của sứ quán Mỹ đăng trên Wikileaks. Kích cỡ địa lý khổng lồ của Trung Quốc và sự thiếu minh bạch trong hệ thống cũng đồng nghĩa với việc chính phủ trung ương bị giới hạn trong việc kiểm soát hoạt động của chính quyền địa phương ở cấp tỉnh. |
Subscribe to:
Posts (Atom)