09:00 AM - 17/10/2016 Thanh Niên
Bão Sarika rời Philippines, hướng về phía bắc Việt Nam
Chiều 16.10, cơn bão Sarika (Karen) đã quét qua phía bắc Philippines làm chết ít nhất 2 người. Hiện bão Sarika đang di chuyển về hướng tây bắc nước này vào Biển Đông, nhắm phía bắc Việt Nam, theo Rappler (Philippines).
*24 người chết, 9 người mất tích, hơn 100.383 ngôi nhà thiệt hại do lũ lụt
* Bão số 7 tiếp tục gây mưa lớn
* Bão số 7 tiếp tục gây mưa lớn
Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư Hoàng Đức Cường
thông tin sau khi đi vào Biển Đông, bão di chuyển với tốc độ nhanh
khoảng 25 km/giờ nhưng sau đó sẽ chậm lại.
Dự kiến 3 ngày nữa, bão số 7 đi vào vịnh Bắc bộ, gió bão mạnh nhất ở cấp 12 - 13. Nhưng trước đó, khi đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa, bão số 7 có sức gió mạnh đạt cấp 14. Ông Cường cảnh báo, cơn bão này có hoàn lưu rất rộng và sẽ gây mưa lớn cho khu vực đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ. Chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các địa phương bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị ứng phó, mục tiêu là giảm thấp nhất thiệt hại.
Liên quan đến công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, Phó thủ tướng yêu cầu tập trung, nỗ lực cao nhất tìm kiếm người đang mất tích; hỗ trợ kịp thời cho người dân ở vùng lũ sửa chữa lại nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh phòng bệnh dịch, sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.
tin liên quan
Sự ‘ngang ngược’ của thủy điệnHình ảnh từ vùng rốn lũ của Hà Tĩnh
Lũ bất ngờ lên nhanh vào đêm 14.10 và rạng sáng
15.10, cộng với thủy điện xả lũ với lưu lượng lớn đã nhấn chìm hàng
nghìn ngôi nhà ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) trong biển nước.
Cả huyện bị động
|
Trong khi đó tại Hà Tĩnh, hôm qua mưa đã ngớt nhưng huyện miền núi Hương Khê vẫn còn 2.369 ngôi nhà của 10 xã bị ngập nặng. Trong đó xã Phương Mỹ hoàn toàn bị cô lập, hàng trăm ngôi nhà bị chìm sâu trong nước, nhiều ngôi nhà nước ngập gần đến mái.
Để chống chọi với lũ, hàng ngàn hộ dân H.Hương Khê đang phải sống tá túc trên các trường học cao tầng hoặc trên gác cao sát nóc nhà. Gia súc, gia cầm được di tản lên núi để tránh lũ.
Ông Hồ Xuân Quế, Trưởng công an xã Phương Mỹ, cho biết đến chiều qua, xã này còn 262 hộ dân bị ngập sâu từ 2 m trở lên. Theo ông Quế, phải mất khoảng 1 tuần nữa, nếu trời không mưa thì nước mới rút hết vì Phương Mỹ là địa phương nằm dưới đáy lòng chảo của vùng lũ. Hai ngày qua, chính quyền và các đơn vị hảo tâm đã mang đến hàng trăm thùng mì tôm và nước uống đóng chai cứu trợ khẩn cấp cho người dân. Chính quyền bố trí 3 bến thuyền cùng một số ca nô, thuyền máy, tổ chức đưa các nhà hảo tâm tiếp cận, cứu trợ người dân bị cô lập.
Phản ánh với Thanh Niên, một số người dân cho biết, chiều tối 14.10, họ có nghe thông báo việc thủy điện Hố Hô xả lũ. Trời hôm đó mưa rất to và kéo dài đến đêm. Khoảng 20 giờ, khi thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng rất lớn thì nước bắt đầu lên rất nhanh và khoảng 3 giờ sau, đỉnh lũ chỉ cách đỉnh lũ lịch sử năm 2010 khoảng 50 cm. Bà Hoàng Thị Tường (ngụ tại xã Phương Mỹ) kể, lũ lên quá nhanh khiến mọi người không kịp trở tay.
“Chúng tôi chỉ kịp sơ tán con cái sang trường học và đưa được một số vật dụng lên bè, còn lại bị ngập nước hết”, bà Tường nói. Theo bà Đặng Thị Sen (ngụ tại xã Lộc Yên), nước lên quá nhanh khiến gia đình bà không kịp di chuyển tài sản, toàn bộ lúa, đồ dùng bị nước nhấn chìm. Tài sản, gia súc, gia cầm của hàng trăm hộ dân ở đây bị nước cuốn hoặc nhấn chìm.
Chủ tịch UBND H.Hương Khê Lê Ngọc Huấn cho biết, theo quy định, nhà máy thủy điện phải thông báo bằng văn bản trước khi xả lũ 2 ngày cho UBND tỉnh, UBND huyện và UBND các xã hạ du. Trong quá trình xả lũ, nếu có tình huống bất thường, khẩn cấp thì lãnh đạo nhà máy phải thông báo trực tiếp cho trưởng, phó ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp bằng điện thoại để xin phương án xử lý. Tuy nhiên, việc xả lũ lần này, UBND H.Hương Khê không nhận được thông báo bằng văn bản nào của nhà máy để cảnh báo cho người dân. Đến 16 giờ ngày 14.10, đại diện nhà máy chỉ thông báo qua điện thoại cho một phó chủ tịch UBND huyện nên cả huyện bị động.
“Xả lũ là bất khả kháng”
Trả lời Thanh Niên, ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP thủy điện Hồ 4, chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Hố Hô lại cho rằng nhà máy đã xả lũ đúng quy trình. Theo ông Hùng, từ tối 13.10, dự báo sẽ có mưa lớn nên nhà máy đã chủ động xả lũ với lưu lượng 70 - 100 m3/giây và đến 8 giờ ngày 14.10, mực nước trong lòng hồ ở cao trình 65,65 m (cao trình tối đa là 70 m).
Đến 18 giờ cùng ngày, do mưa lớn nên lưu lượng nước dồn về mạnh và ở cao trình 69,14 m nên nhà máy phải xả 1.700 m3/giây, đến 20 giờ 30, mưa lớn khiến đất đá từ trên sườn núi sạt trượt xuống phía bên phải nhà máy, đe dọa nhà máy và thân đập nên công ty phải quyết định ngưng vận hành nhà máy, xả van tự do với lưu lượng nước 1.800 m3/giây. “Hồ thủy điện chúng tôi không điều tiết được lũ vì dung tích không lớn, chỉ chứa được 38 triệu m3 nước. Lưu lượng nước lúc đó đổ về 1.800 m3/giây, nếu không xả thì 1 giờ sau nước sẽ tăng lên 7 triệu m3. Do đó, việc phải xả lũ là bất khả kháng. Việc lũ lên nhanh ở các xã hạ du là do mưa quá lớn và nước từ nhiều nguồn đổ về chứ không riêng gì thủy điện của chúng tôi”, ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng cho rằng, trước khi xả lũ, ngày 10 và 12.10, nhà máy đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng thông báo mực nước hồ và việc xả lũ để điều tiết nước.
Mưa lũ làm 24 người chết
Thông tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cho biết
đến tối 16.10, mưa lũ ở các tỉnh miền Trung đã có 24 người chết, trong
đó tỉnh Quảng Bình có 18 người, Hà Tĩnh có 3 người, Nghệ An có 2 người
và Thừa Thiên-Huế có 1 người. 9 người khác đang mất tích, riêng Quảng
Bình có 7 người, Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế mỗi tỉnh hiện có 1 người mất
tích.
Ngoài ra, mưa lũ cũng làm 18 người bị thương, 20 tàu,
thuyền bị chìm; 1 tàu đang mất tích. Thống kê tại các tỉnh từ Thanh Hóa
đến Thừa Thiên-Huế, mưa lũ gây lũ lụt, úng ngập làm hư hỏng 100.383 ngôi
nhà bị hư hỏng; ngập úng 1.598 ha lúa và trên 9.480 ha hoa màu; trên
3.000 ha nuôi trồng thủy hải sản.
Theo ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc chi nhánh vận tải đường
sắt Sài Gòn, dự kiến từ 18 giờ hôm nay (17.10) sẽ thông đường, giải tỏa
ách tắc đường sắt trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM đoạn qua khu vực
miền Trung.
P.Hậu
|
Vùng biệt lập
Đã 4 ngày trôi qua, hàng nghìn người dân ở 2 xã Thượng
Hóa và Tân Hóa của huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) sống trong vòng
vây nước lũ, tách biệt với thế giới bên ngoài.
Rục, cái tên không xa lạ gì với nhiều người. Đây là tộc
ít người, sống đơn giản, hoang dại cùng với người Mày, Sách tại 3 bản
Ón, Yên Hợp, Mò o ồ ồ thuộc xã Thượng Hóa. Nói đến đồng bào Rục, người
ta nghĩ ngay đến sự khốn khó, chia cắt bởi tuyến đường độc đạo vào 3 bản
phải đi qua nhiều hung (thung lũng) thấp và thường xuyên bị ngập nước.
Những khi lũ về các hung bị ngập sâu trên dưới 4 m. Qua 4 ngày bị chia
cắt, hiện vẫn còn 2 điểm ngập sâu từ 2 - 4 m là hung Trâu và cầu vào bản
Ón.
Hôm qua 16.10, chúng tôi cùng đoàn công tác của UBND
H.Minh Hóa đã vượt lũ vào với đồng bào Rục, Sách, Mày. Phải qua mấy lần
thuyền và đi bộ mất mấy tiếng đồng hồ, đoàn mới đến được với bà con. Đến
bản, vẫn cảnh tượng những ngôi nhà nhỏ, cũ, trống trải với những con
người khắc khổ, gầy yếu, đen nhẻm ngồi thẫn thờ. Bình thường, cuộc sống
đã khó khăn, giờ bị nước lũ chia cắt, cái khổ đội lên gấp bội. Mưa rừng
xối xả và nước lũ đổ như thác khiến người dân không thể đi rừng kiếm cái
ăn được; nội bất xuất, ngoại bất nhập nên việc trao đổi hàng hóa buôn
bán cái mắm, cái muối cũng đứt tiệt. Trên 750 nhân khẩu của 170 gia đình
đang sống bằng cách... tựa lưng vào vách nhà nhìn nhau.
Cách Thượng Hóa không xa, hàng nghìn người dân nghèo
khác của xã Tân Hóa cũng đang chống chọi vật vã với nước lũ. Đến chiều
hôm qua, toàn bộ các thôn trên địa bàn xã với hơn 600 hộ dân đều bị
ngập, nơi thấp nhất 0,5 m, có nơi ngập sâu hơn 4 m (khoảng hơn 300 hộ).
Hiện xã vẫn đang bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài.
T.Q.N - D.Thùy
|
Thanh Niên
No comments:
Post a Comment