Tô Di / 02 Mar 2017
Đánh giá chỉ số dân chủ năm 2016, tạp chí kinh tế The Economist chấm Việt Nam được 3.21/10 điểm, xếp thứ 131/167 quốc gia và được liệt vào nhóm các quốc gia chuyên chế, độc tài (authoritarian regime) cùng với Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Afghanistan.
Bản đồ chỉ số dân chủ năm 2016. Ảnh: chụp màn hình.
Nhóm nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tạp chí kinh tế The Economist vừa công bố báo cáo nghiên cứu về chỉ số dân chủ 2016 tại 167 quốc gia trên thế giới.
EIU đã gọi năm 2016 là năm của suy thoái dân chủ trên toàn cầu.
Báo cáo này đánh giá 5 yếu tố theo thang điểm 10, bao gồm: quy trình bầu cử và đa nguyên; các quyền tự do của công dân; hoạt động của nhà nước; sự tham gia chính trị; và văn hóa chính trị. Điểm trung bình của 5 yếu tố này là chỉ số dân chủ của quốc gia đó.
Theo đó, EIU xếp mỗi quốc gia vào một trong 4 nhóm: dân chủ hoàn chỉnh (full democracy); dân chủ chưa hoàn chỉnh (flawed democracy); chế độ lai tạp, đang chuyển đổi dân chủ (hybrid regime) và chế độ chuyên chế, độc tài (authorian regime).
Chỉ số dân chủ Việt Nam kém một cách “ổn định”So với năm 2015, Việt Nam đã lên được ba bậc và xếp thứ 131 trên 167 quốc gia. Tuy nhiên, điều này không đủ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các quốc gia chuyên chế, độc tài cùng với Trung Quốc, Triều Tiên, Lào và Afghanistan tại châu Á.
Bênh cạnh đó, Việt Nam có cùng điểm chung với Trung Quốc và Triều Tiên khi nhiều năm liền bị đánh giá 0/10 điểm về quy trình bầu cử và đa nguyên chính trị.
Chỉ số này đánh giá quyền lập các đảng phái, tổ chức dân sự; bầu cử được tổ chức tự do và công bằng, ở đó công dân có sự cạnh tranh giữa các đảng phái, cử tri được quyền phổ thông đầu phiếu, tự do lựa chọn ứng cử viên mà không bị đe dọa, cũng như chuyển giao chính quyền ôn hòa sau bầu cử.
Chỉ số dân chủ Việt Nam dậm chân tại chỗ quanh mức 3/10 điểm trong 10 năm, kể từ khi EIU lần đầu tiên công bố chỉ số này năm 2006.
Chỉ số về hoạt động của nhà nước Việt Nam suy giảm từ năm 2011 xuống còn 3.93 điểm, duy trì đến năm 2015, nhưng đến năm 2016 giảm xuống còn 3.21/10 điểm. Trong một báo cáo khác của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (PAPI 2015) cũng cho thấy hiệu quả quản trị và hành chính công ở Việt Nam đang có xu hướng giảm đáng kể.
Trong khi đó, yếu tố văn hóa chính trị của Việt Nam lại có điểm tương đối cao, tăng mạnh qua nhiều năm (6.88/10), nhất là trong thời kỳ 2008 – 2012. Chỉ số này của Việt Nam cao nhất trong khu vực ASEAN và ngang với Myanmar.
EIU cho rằng văn hóa chính trị đóng vai trò quan trọng cho sự chính danh của nhà nước, thực thi chức năng nhà nước hiệu quả và bảo đảm nền dân chủ đứng vững. Dân chủ sẽ không phù hợp với đất nước có văn hóa chính trị thụ động, thờ ơ và ngoan ngoãn. Một đất nước có nền văn hóa chính trị dân chủ là nơi phe thua cuộc chấp nhận kết quả và đồng ý chuyển giao quyền lực cho phe thắng.
Chỉ số về các quyền tự do dân sự và tham gia chính trị có mức tăng nhẹ trong 10 năm. Đặc biệt, các quyền tham gia chính trị bị sụt hẳn gần 1 điểm trong năm 2008, cũng là năm nổ ra biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam. Đối với hai chỉ số này, Việt Nam có điểm thấp nhất trong các quốc gia ASEAN chỉ đứng trên Lào.
Chỉ số dân chủ tại ASEAN và Châu Á
Indonesia và Philippines có chỉ số dân chủ tưởng đối cao, lần lượt đứng thứ 50 và 48 trên 167 quốc gia. Hai nước này cùng với Malaysia và Singapore được EIU xếp vào nhóm nước dân chủ chưa hoàn chỉnh (flawed democracy).
Indonesia và Philippines có chỉ số dân chủ tưởng đối cao, lần lượt đứng thứ 50 và 48 trên 167 quốc gia. Hai nước này cùng với Malaysia và Singapore được EIU xếp vào nhóm nước dân chủ chưa hoàn chỉnh (flawed democracy).
Myanmar tiến xa hơn Việt Nam sau khi quân đội chuyển giao chính phủ cho đảng đối lập do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, trở thành quốc gia có thể chế lai tạp và trên đường chuyển đổi dân chủ (hybrid regime) cùng với Thái Lan và Campuchia. Các chỉ số của Myanmar đều cao hơn Việt Nam, chỉ có hai chỉ số còn lại về văn hóa chính trị và các quyền tự do của công dân là tương đương.
Chỉ số dân chủ của Thái Lan đang có xu hướng suy giảm. Năm 2008, Thái Lan được xếp vào quốc gia có nền dân chủ chưa hoàn chỉnh, đứng đầu ASEAN và xếp hạng 54 thế giới. Sau đó, quốc gia sùng đạo Phật này đã bị tụt gần 50 bậc và trở thành chế độ lai tạp, đang cố gắng khôi phục lại nền dân chủ.
Điều ngạc nhiên khác là Đông Timor, ứng cử viên khao khát gia nhập ASEAN, lại có chỉ số dân chủ cao hơn tất cả các nước ASEAN, ở mức 7,24/10 điểm, hạng 43/167 thế giới, chỉ đứng sau Đài Loan, Ấn Độ.
Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nền dân chủ của New Zealand và Australia dẫn đầu và vượt trội so với các quốc gia theo sau, lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan.
Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nền dân chủ của New Zealand và Australia dẫn đầu và vượt trội so với các quốc gia theo sau, lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan.
Phân loại EIU về 4 loại thế chế
Dân chủ hoàn chỉnh (full democracy): Những quốc gia được gọi là dân chủ không chỉ đảm bảo về các quyền tự do chính trị và dân sự, ví dụ như các quyền tự do hiệp hội, tự do ngôn luận sở hữu mà còn có xu hướng củng cố văn hóa chính trị để giữ cho nền dân chủ đứng vững trước những biến đổi khó lường. Người dân hài lòng về hiệu quả hoạt động của nhà nước. Truyền thông và báo chí độc lập và đa dạng. Có sự phân chia quyền lực trong hệ thống nhà nước với các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực (checks and balances). Cơ quan tư pháp độc lập và quyết định tư pháp được thực thi.
Dân chủ chưa hoàn chỉnh (flawed democracy): Những quốc gia này có tiến trình bầu cử tự do và công bằng. Các quyền tự do cơ bản của công dân được tôn trọng. Tuy nhiên, các nước này vẫn còn tồn tại những hạn chế chưa thể giải quyết để đảm bảo nền dân chủ như các vấn đề trong quản trị nhà nước, văn hóa chính trị kém phát triển và mức độ tham gia chính trị thấp.
Thể chế lai tạp, đang trên đường dân chủ hóa (hybrid regime): Các quốc gia này không đảm bảo bầu cử được diễn ra tự do và công bằng. Tồn tại sự cạnh tranh giữa các đảng đối lập và các ứng cử viên đủ khả năng tranh cử. Những điểm yếu nghiêm trọng ở các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi này là văn hóa chính trị yếu, nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả, mức độ tham gia chính trị thấp. Tham nhũng có xu hướng lan rộng và nền pháp quyền yếu kém. Xã hội dân sự kém phát triển. Nhà báo thường bị sách nhiễu và các cơ quan tư pháp không độc lập.
Thể chế chuyên chế, độc tài (authoritarian regime): Sự đa nguyên trong chính trị (ví dụ như đảng phái, các tổ chức dân sự) dường như không có hoặc bị hạn chế nghiêm trọng, nhiều quốc gia trong nhóm này hoàn toàn độc tài. Một vài cơ chế của nền dân chủ có thể tồn tại nhưng bị hạn chế và không có nhiều ý nghĩa. Nếu có tồn tại bầu cử thì cũng không tự do và công bằng. Các quyền tự do của công dân thường xuyên bị lạm dụng và xậm phạm. Truyền thông, báo chí thuộc về nhà nước hoặc bị kiểm soát bởi những nhóm có liên hệ với nhà nước. Người dân bị đàn áp nếu chỉ trích chính quyền, chế độ kiểm duyệt rất gắt gao. Ở các nước này, các cơ quan tư pháp (toà án, công tố) hoàn toàn không độc lập.
Tài liệu tham khảo:
1. Democracy Index 2006 – 2016, Intelligence Unit (The Economist).
2. Báo cáo PAPI 2015, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Democracy Index 2006 – 2016, Intelligence Unit (The Economist).
2. Báo cáo PAPI 2015, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment