Monday, February 25, 2013

Định mệnh

 

25/02/2013

Định mệnh

Hà Văn Thịnh, Khoa Sử – Đại học Huế

Truyền thuyết kể
Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn thế?
Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên nhà?
.
Định mệnh thét gào lịch sử bão giông
Ta giữ nước nhiều gấp bội phần
Thời gian dựng nước
Cho mãi đến hôm nay vẫn chưa thể nào có được
Bởi hạnh phúc
Cũng trông chừng sau, trước
“Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù”*
.
Lịch sử nhắc hoài câu chuyện Mẹ Âu Cơ
Sao ta phải lên rừng, xuống biển?
Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung hiểm
Bao năm thâm độc rình mò…
Chúng muốn ta quỳ – mỏi gối xin, cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Để nỗi đau hóa lặng câm giữa hai hàm răng nghiến chặt
Để xa xót tủi hờn nhức mãi tâm can…
.
Không!
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…
Xác giặc chất chồng, bạo tàn mục rữa
Việt Nam ơi, không nhát sợ bao giờ!
Chúng nói rằng có cốt khư** người Trung Quốc ở Hoàng Sa
Sao không đến gò Đống Đa để bới thêm, nhiều lắm?
Thanh Triều ư? Bụi ác tàn ngàn dặm
Bão Tây Sơn quét sạch, một tuần!
.
Định mệnh nhắc ta rằng Đất Việt gian truân
Nhưng chữ S chẳng thể nào gục gãy
Người trước ngã, người sau đứng dậy
Cối Kê ư? “Hoan Diễn do tồn”.
Lịch sử dạy ta rằng đảo, sóng Biển Đông
Là máu thịt của giang sơn tổ quốc
Là một nửa của hồn thiêng Đất – Nước
Chẳng thể đem cho, đem bán vật vờ!
Ta hiểu cuộc đời không phải giấc mơ
Nên trang sách phải tựa mình bên giá súng
.
Định mệnh bắt đầu bằng linh danh Phù Đổng
Tuổi thơ giữ nước quên mình
Định mệnh cảnh báo rằng
Nhẹ dạ Mỵ Châu ơi
Một phút buông trôi
Ngàn năm không xóa nổi
“Tình” Ải Bắc
Là khôn lường gian dối
Lông ngỗng bay
Trắng bợt chữ “NGỜ”?
.
Định mệnh nhắc em rằng
Xin hãy đừng quên
Sống với nguy nan
Là bổn phận của muôn vàn con dân Việt
Đất nước hôm nay được sinh thành từ da diết:
Thà làm ma nước Nam!
Thà cả Trường Sơn cháy hết!
Chẳng cam tâm quỳ xuống...
Chẳng bao giờ (!)
 H.V.T.
* Thơ Chế Lan Viên
** Tàn tích xương người chết
Bổ sung chú thích của tác giả

1) Theo truyền thuyết – bao giờ cũng có một phần của sự thật – Thánh Gióng sinh ra không biết nói, biết cười nhưng một hôm, nghe tiếng loa kêu gọi ra trận để đánh đuổi quân xâm lược, cậu bé Gióng bỗng vươn vai, hóa thành Phù Đổng Thiên Vương, ăn 7 nong cơm, 3 nong cà, uống một hơi “cạn đà khúc sông”… Đánh giặc xong, Gióng bay về trời, chẳng cần đến huy chương, tôn vinh, bổng lộc và mãi là vô danh bởi không ai biết quê quán, gia đình…

2) Mẹ Âu Cơ được coi là “người mẹ đầu tiên” (Éva) đã sinh ra 100 trứng, trăm bộ tộc người Việt. “Bọc trăm trứng” hàm ý nói rằng dân tộc Việt có trăm bộ tộc (Bách Việt). Người xưa nói bách tính có nghĩa là toàn thể dân tộc, Bách Việt là toàn thể các bộ tộc Việt làm nên dân tộc VN. Truyền thuyết nói mẹ đưa 50 người con lên rừng, 50 người còn lại theo cha xuống biển (hoặc ngược lại), hàm ý nói dân tộc VN ‘sinh ra’ bằng sự di chuyển – kết hợp và, khẳng định rằng rừng và biển từ lâu đã là máu thịt, chứng tỏ dân ta thuở xưa đã định cư ở mọi vùng miền. Cần nhấn mạnh rằng truyền thuyết của Trung Hoa không hề nhắc đến biển – kể từ Hữu Sào, Toại Nhân, Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông (sau này người ta có thêm vào) cũng như Khổng Tử, trong lý thuyết thâm sâu của ông, hầu như chưa bao giờ triết lý thâm sâu điều gì liên quan đến biển. Người TQ SỢ biển. Nếu không sợ biển thì chẳng phải mãi bây giờ mới tranh chấp càn rỡ, ngang ngược. Đối với họ, những điều linh thiêng, thần thánh là núi, hang động (thâm sơn, cùng cốc). Bốn chữ “lên rừng, xuống biển” sắc sâu và đa tầng nghĩa lắm: Vừa tình cảm, vừa da diết, vừa chung, vừa cụ thể = Đất – Nước. Trung Hoa không dùng thế, họ chỉ ‘sơn thủy’ thôi… Ngay cả trong 16 chữ của màu vàng chết chóc họ cũng nói sơn thủy tương liên chứ không nói sơn hải, chỉ có ta mới tự sướng là ‘chung một Biển Đông mối tình hữu nghị”…

3) Sông Bạch Đằng đã nhiều lần nhấn chìm lũ giặc phương Bắc – “Đằng giang tự cổ huyết do hồng”: Từ ngàn xưa, máu của lũ cướp nước đến bây giờ còn nhuộm đỏ Bạch Đằng giang.

4) Chi Lăng, Hàm Tử, Chương Dương là những trận đánh nổi tiếng chống xâm lược Nguyên Mông trong thế kỷ XIII. Cần nhấn mạnh rằng đánh thắng Nguyên Mông 3 lần là điều không dân tộc nào làm được, kể cả dân tộc Đại Hán(!)

5) Sau năm 1974, TQ đưa xương cốt có niên đại hàng trăm năm ra chôn ở Hoàng Sa rồi đến những năm 80 của thế kỷ trước, mời báo chí đến chứng kiến… khai quật khảo cổ(!) Họ lu loa rằng những bộ hài cốt đó có 500-700 năm tuổi, nên chứng tỏ người Hoa đã định cư ở HS từ lâu đời(!)

6) Tết năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đại phá quân Thanh, vì giặc chết nhiều, ông đã lệnh chôn vào một chỗ, chất đất thành gò đống, tạo nên tấm “bia” độcnhất vô nhị nhục nhã muôn đời cho những kẻ xâm lược – nay gọi là Gò Đống Đa ở Hà Nội. “Bão Tây Sơn” cũng là nói đến vua Quang Trung vì ông dấy binh khởi nghĩa ở đất Tây Sơn, Bình Định.

7) Thơ Trần Nhân Tông (1258-1308): “Cối Kê cựu sự quân tu ký/Hoan Diễn do tồn thập vạn binh”. Chuyện cũ Cối Kê xưa ngươi còn nhớ chăng? Ta vẫn còn 10 vạn binh mã ở đất Hoan Diễn (Nghệ Tĩnh) đấy. Sử chép: Năm 1285, thế giặc rất mạnh, Ải Nội Bàng thất thủ. Trên đường rút lui, lòng người hoang mang dao động, TNT cho khắc lên mạn thuyền hai câu thơ đó để khích lệ tướng sĩ. Câu đầu nhắc chuyện trận Cối Kê. Năm 493 tr.CN, Việt Vương Câu Tiễn bị đại bại, chỉ còn gần 1.000 quân bị vây ở Cối Kê. Nước Việt tưởng chừng sụp đổ nhưng từ 1.000 tàn binh ấy, nhờ nếm mật, nằm gai, quân tử trả thù 10 năm chưa muộn, sau 19 năm, đến năm 474 tr.CN, Việt Vương diệt nước Ngô (giặc bên Ngô thua bà cô bên chồng). 1.000 tàn quân còn phục hận, dựng nước được huống hồ có đủ 100.000 tinh binh?
Trong lịch sử, chưa hề có vị vua nào như Trần Nhân Tông: Hai lần đánh thắng Nguyên Mông (1285 và 1288) – khi mới 27 và 30 tuổi. 35 tuổi rời ngôi vua, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, mở mang bờ cõi theo nguyện ước của người xưa: “Việt điểu sào nam chi” – con chim khôn của Nước Việt phải biết chọn cành phương Nam mà làm tổ để tránh xa gió mùa đông bắc, xa lánh giặc phương bắc…

8) Truyền thuyết Mỵ Châu bị Trọng Thủy (người TQ) lừa gạt bằng cái gọi là tình yêu để đến nỗi cha chết, mất nước. Trọng Thủy dụ khị Mỵ Châu rằng, nếu chiến tranh xảy ra, khó tìm vì lưu lạc nên đi đến đâu, nàng hãy lấy lông ngỗng từ cái áo thả xuống để ta biết đường tìm đến. Chính vì thế nên vua cha chạy mãi không thoát. Cái áo lông ngỗng y như con ngựa gỗ thành T’roie = Troy. Điều đớn đau là hàng ngàn năm trôi qua, bài học về chữ “TÌNH” của phương bắc vẫn đang lặp lại và nhiều vị lãnh đạo nước ta vẫn hãy còn chưa… tỉnh; chính xác là cố tình vị lợi, để “u mê”!

9) Ải Bắc còn có tên gọi là Ải Nam Quan, trước nằm sâu trong nội địa ta, nay đã bị TQ chiếm đoạt. Hồi làm đường sắt Trung – Việt, người TQ nói rằng vì tình nghĩa, nối thêm cho các đồng chí một đoạn vài trăm mét. Sau năm 1979, họ nói chỗ nối giữa hai nước ở đâu thì biên giới ở đó(!)

10)Trần Bình Trọng,một danh tướng thời chống Nguyên Mông bị địch bắt. Kẻ thù mua chuộc ông đầu hàng sẽ có nhiều bổng lộc, ông nói: “Ta thà làm quỷ Nước Nam chứ không thèm làm vương đất bắc”.

11) Hồ Chủ tịch kêu gọi: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập…”

(Một độc giả đã dịch bài thơ ra tiếng Anh)

Destiny

by Ha Van Thinh,
Department of History – Hue University

Legend has it that
Saint Giong fought the invaders at the age of three.
Is there a people in the world suffering as much hardship as ours?
Are there any places
Where history is submerged in blood and tears?
Three thousand years have gone with none seeing no invaders
Looming at the gate to our home?
The nation’s fate screamed during the storms of its history.
Much more time has been spent defending
than the country’s building.
Not until today has happiness come to reality.
For a mere reason:
When you are going close your eyes to make a kiss
You must keep one open towards the enemy” *
History keeps reminding us of the story of Mother Au Co.
Why has our people had to go West and East”?
Cause there have been bandits
In the mountains, and pirates at sea,
Keeping on hatching their malignant plots,
That want us to kneel and plead for mercy a lot.
But Hoang Sa and Truong Sa are our blood and flesh.
Our tears stop shedding and grieves deaden when we clench our teeth,
Anger rising, remaining heavy in our hearts.
No!
History says that the waves of Bach Dang River,
Chi Lang forests, Chuong Duong estuary, and Ham Tu gate
Are those places where the enemy’s dead bodies decayed with their rotten brutality
Never be afraid, Vietnam!
They claim that there are remains of the past Chinese people in Hoang Sa
Why don’t they come to Dong Da for much more, too much?
Qing Dynasty? Evil dust coming from thousands of miles
Was swept away by the Tay Son storm, in a week!
Destiny reminds us Vietnam is the country of hardship
But this S-shaped land is unbreakable, indeed.
As one man killed, another stand up in place.
Lessons from Coi Ke and Hoan Dien battles are still fresh
And the enemy should keep in mind.
History teaches us that islands and waves of the sea of Bien Dong
Are the blood and flesh of our Fatherland
Being half of the National Soul
That cannot be either given, or sold!
Understanding that life is not just a dream,
The pages of our book are read while we’re holding the arms.
Our destiny began with the Heavenly King of Phu Dong
whose childhood was sacrificed for defending the motherland.
Our destiny warns that
Overconfident My Chau
In a minute of lost precaution
Left her wrong doings unable to be erased
From thousands of years of history to date.
“Love” from the North
Is a mere fraud, incalculable
Even when flying white goose feathers
Fell onto the ground in the shape of the word “suspicion”?
Destiny reminds you
Of unforgettable rule:
Living with dangers and taking cautions, too
Is the dutiful way of life of the multitude of Vietnamese people, who
Know that “caution is the parent of safety.”
Today’s country was born and grew up with these sacred words
From our long-sighted ancestors:
I would rather be the devil of the Southern Nation
Than the Emperor of the Northern Kingdom!
We would rather the Truong Son range be burned up
Than live kneeling as a pleased slave.
__________________
* from poetry by Che Lan Vien

CDST


Theo:
http://anhbasam.wordpress.com/2013/02/25/1643-dinh-menh/

No comments:

Post a Comment