Monday, October 7, 2013

Nelson Mandela đã thống nhất một đất nước đầy chia rẽ bằng cách nào? - How a sports-savvy Nelson Mandela used rugby to unify his troubled land

 
Nelson Mandela đã thống nhất một đất nước đầy chia rẽ bằng cách nào?
John Carlin
Cam Táo chuyển ngữ

Nelson Mandela đã sử dụng thể thao như thế nào để thống nhất một Nam Phi đầy chia rẽ...

NELSON MANDELA từng nói: Thể thao có sức mạnh “làm thay đổi thế giới… truyền cảm hứng… đoàn kết mọi người.” Dường như Trung Quốc đã nắm bắt được ý tưởng của Mandela: họ đã dùng Thế Vận Hội Olymic để giới thiệu hình ảnh quốc gia của họ như một siêu cường quốc đang nổi lên, đã đoàn kết và tạo cảm hứng cho nhân dân bằng hình ảnh Trung Quốc là đất nước đang tự hào trên đường chiến thắng. Liệu Trung Quốc có đạt được mục tiêu của họ, được thế giới tôn trọng nhiều hơn hay không, vẫn còn phải đợi thời gian trả lời. Nhưng có một điều không sai: Đó là có thể dùng thể thao tạo ra tác động mạnh mẽ, lôi kéo người trong một nước cùng sát cánh đứng bên nhau. Chính Mandela đã từng trải nghiệm điều này qua trận đấu mà ông tham dự - trận chung kết Giải Vô Địch Bóng Bầu Dục Thế Giới năm 1995 – một năm sau khi ông trở thành tổng thống của Nam Phi. Sau này ông nói với tôi rằng: đó là giai đoạn căng thẳng nhất trong suốt cả đời ông

Điều này, như cách người Nam Phi diễn đạt, là "một thứ cực kỳ khủng khiếp để nói." Mandela không phải là người xa lạ gì với sự căng thẳng. Ông đã từng nằm trong danh sách bị truy nã gắt gao nhất – phải chạy trốn cảnh sát, từng phải dựa vào đủ mọi hình thức cải trang – trong phần lớn thời gian của hai năm 1961 và 1962. Rồi cái buổi sáng trước phiên tòa xử ông tội danh khủng bố năm 1964, khi thẩm phán sắp phán quyết liệu ông sẽ ngồi tù chung thân, hay là sẽ bị treo cổ - điều có nhiều khả năng xảy ra vào lúc đó. Hay là ngày ông được đưa bằng thuyền, trong xiềng xích, tới đảo Robben – vốn được coi là Alcatraz của Nam Phi trên Đại Tây Dương. Hay là ngày ông giải phóng người dân của mình khỏi chế độ độc tài phân biệt chủng tộc Apartheid, sau 27 năm ngồi tù. Hoặc là ngày cạnh tranh trong cuộc bầu cử tự do và bình đẳng đầu tiên ở Nam Phi, để trở thành tổng thống da đen đầu tiên của quốc gia này trước một buổi lễ trọng thể được toàn thế giới theo dõi.

Nhưng không. Điều thật sự khiến ông ăn ngủ không yên lại là trận đấu giữa Nam Phi và New Zealand ở sân vận động Ellis Park tại Johannesburg. "Nói thật lòng, tôi chưa bao giờ bị căng thẳng đến như vậy," người đàn ông lớn tuổi vĩ đại nhất thế giới gần đây tâm sự với tôi. "Tôi gần như muốn ngất xỉu." Mandela là một trong những người trầm tĩnh nhất mà quý vị hy vọng được gặp, nhưng điều khiến những lời nói của ông đáng chú ý hơn cả là môn thể thao chúng ta đang nói tới, môn bóng bầu dục, lại là một bộ môn ông không có niềm đam mê đặc biệt, và gần như mù tịt về những luật chơi của nó. Ông giống như một lữ khách tới từ Bắc Kinh, xem đội Parkers chơi ở sân vận động Lambeau. 

Cuộc thi đấu diễn ra đúng vào lúc có những biến động nguy hiểm trong lịch sử Nam Phi. Chủ nghĩa khủng bố của nhóm cánh hữu cực kỳ bảo thủ chống lại trật tự dân chủ mới vẫn là mối đe dọa đáng sợ, với hàng chục ngàn người da trắng có trang bị vũ khí hạng nặng được huấn luyện quân sự bài bản, vẫn sôi sục căm hờn khi nhìn thấy nhóm đa số da đen lên nắm quyền lực. Ưu tiên hàng đầu của Mandela khi trở thành tổng thống chính là ngăn chặn một cuộc tắm máu, và đặt nền móng cho trật tự dân chủ mới, một nền dân chủ mà tất cả mọi người Nam Phi, không phân biệt quan điểm chính trị hay chủng tộc đều thấy thuộc về họ.

Thoạt nhìn, bóng bầu dục không phải là công cụ để hàn gắn quốc gia Nam Phi. Người da trắng yêu thích môn thể thao này. Nó là, như Mandela nói với tôi, "tôn giáo" của họ. Đội tuyển quốc gia, Springboks, là "những vị linh mục cao cấp" trong thế giới của người da trắng. Nhưng người Nam Phi da đen ghét bóng bầu dục, đặc biệt ghét đội Springboks mặc đồng phục màu xanh nâu nhạt, một biểu tượng mà dân Nam Phi coi như sự áp bức của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Đội tuyển Springboks - Vô Địch Bóng Bầu Dục Thế Giới Năm 1995

Tính đến năm 1995, Mandela chưa bao giờ là người nhiệt thành hâm mộ môn bóng bầu dục, nhưng ông yêu thích môn thể thao khác. Suốt thập niên 1950 ông là một võ sĩ quyền Anh nghiệp dư, người khi trời chưa sáng phải chạy suốt hai giờ từ Soweto đến Johanesburg, và chạy ngược từ Johanesburg trở lại Soweto, trước khi bắt đầu một ngày làm công việc luật sư của ông. Ông sống đến tuổi 90, đạt được những chiến công oanh liệt nhất đời trong những năm của tuổi 70, nhờ ông đã giữ được một thân thể cường tráng. Ở trong tù, hầu như suốt ngày bị giam hãm trong xà lim với kích thước vừa đúng bằng chiếc giường đôi, nhưng ông vẫn chạy tại chỗ và hít đất cũng như tập cơ bụng bằng lòng nhiệt tình bền bỉ. Trong khoảng thời gian ba năm sống trong một xà lim lớn chung với ba tù nhân chính trị khác, ông đã chọc giận các đồng chí của mình vì mỗi sáng đều đánh thức họ dậy lúc năm giờ, khi chạy chung quanh chu vi của xà lim suốt một tiếng đồng hồ. Trong nhiệm kỳ tổng thống, ở giữa độ tuổi 75 và 80, ông thử nghiệm sức khỏe của các cận vệ bằng cách để họ cùng đi bộ một giờ với ông trước hừng đông, bằng những bước đi mạnh mẽ không ngưng nghỉ.

Mandela có thể không biết nhiều về môn bóng bầu dục, nhưng ông hiểu tác động chính trị mà thể thao có thể đem lại. Đó là lý do tại sao ông tận dụng giải Vô Địch Bóng Bầu Dục Thế Giới. Mandela - bằng hành động phi thường trượng nghĩa, hết lòng hết sức quan tâm đến nhóm người da trắng đã bị khuất phục - năm 1992 đồng ý để Nam Phi đứng ra tổ chức giải đấu, mà cuối cùng cuộc tranh tài này đã mang về giải thưởng cho đất nước. Và rồi sau đó ông thuyết phục đồng bào da đen của ông hãy để đội Springboks trở thành đội bóng đại diện cả cho họ, cho dù chỉ có duy nhất một cầu thủ không phải là da trắng trong danh sách 15 người. Ông đã làm điều này bằng cách tranh thủ những ngôi sao bóng bầu dục da trắng cho mục đích của mình, thuyết phục họ tìm hiểu bài quốc ca mới (vốn trước đây là bài hát biểu tình của người da đen), và trải lòng mình trước công chúng - những người da đen đông đảo đang đầy mối hoài nghi. 

Đội tuyển Springboks đánh bại đội tuyển Pháp, đội tuyển Úc và những đội tuyển khác, tiến tới trận chung kết trước đội tuyển New Zealand, để rồi trở thành đội bóng bầu dục hay nhất thế giới. Nhưng khoảnh khắc vinh quang của ngày hôm đó tới trước lúc trận đấu bắt đầu, khi Mandela bước ra sân vận động, trước đám đông 65 ngàn người với 95% là người da trắng, mặc bộ đồng phục xanh nâu nhạt của đội Springboks, một biểu tượng cũ của sự áp bức, sắc mầu mà những người cai ngục của ông yêu thích. Đó là giây phút mọi người há hốc mồm vì sửng sốt, rồi tất cả cùng hòa nhịp thở, và thật bất ngờ đám đông bật lên reo hò, hô vang càng lúc càng lớn "Nelson! Nelson! Nelson!"

Một tiếng rưỡi sau đó, sau khi bảy phút căng thẳng cuối cùng qua đi, đội Springboks chiến thắng. Và rồi, Mandela bước vào sân vận động trao cúp cho đội trưởng Nam Phi, một lần nữa muôn tiếng reo "Nelson! Nelson!" vang lên, lớn hơn, nhưng âm thanh bây giờ thẫm đầy nước mắt. Trên khắp cả nước, cả da đen và da trắng, ca hát nhảy múa suốt đêm, cảm thấy mình thống nhất lần đầu tiên trong lịch sử quanh một mục đích chung, một lễ hội ăn mừng cuồng nhiệt. Không còn cuộc nội chiến, không còn chủ nghĩa khủng bố cực hữu bảo thủ, và Mandela đã đạt được mục tiêu của đời ông là tạo ra điều mà tới ngày hôm nay nhiều người vẫn cho là không thể: Một nền dân chủ đa sắc tộc và ổn định. 

Cuốn sách của John Carlin về Nelson Mandela, "Chơi với kẻ thù" được xuất bản năm 2008 bởi Penguin Press.


August 18, 2008

The Full Nelson

How a sports-savvy Nelson Mandela used rugby to unify his troubled land


NELSON MANDELA once said that sports had the power "to change the world ... to inspire ... to unite people." The Chinese seem to have taken Mandela at his word, using the Olympic Games to project an image of their nation as a rising global superpower, while uniting and inspiring their own people around a vision of China as a country triumphantly on the march. Whether China succeeds in these goals, and in acquiring greater international respectability, remains to be seen. But make no mistake: Sports can exercise a powerful force in pulling a country together. Mandela himself showed how at a game he attended—the final of the 1995 Rugby World Cup—a year after he became president of South Africa. He later described it to me as the tensest episode of his entire life.

This was, as they like to put it in South Africa, a hell of a thing to say. Mandela was no stranger to tense episodes. He had been his country's Most Wanted—on the run from the police, relying on all manner of disguises—during much of 1961 and '62. Then there was the morning of his trial for sabotage in 1964 when a judge was going to rule whether he would receive a life sentence or, as seemed more likely at the time, death by hanging. Or the day he arrived by boat in chains at Robben Island, South Africa's Alcatraz on the Atlantic. Or the small matter, after 27 years in jail, of liberating his people from the racist tyranny of apartheid. Or competing in South Africa's first ever free and fair elections, then being sworn in as the country's first black president in a vast ceremony as the world watched.

But no. What really made him nervous was a game between South Africa and New Zealand at Johannesburg's Ellis Park Stadium. "Honestly, I have never been so tense," the world's grandest grand old man recently confided to me. "I felt like fainting." Mandela is one of the coolest people under fire you could ever hope to meet, but what made these statements all the more remarkable was that the sport in question, rugby, was one for which he had no particular passion and whose rules he did not fully understand. He might have been a visitor from Beijing watching a Packers game at Lambeau Field.

The game came at a dangerously volatile time in South Africa's history. Far right terrorism against the new democratic order remained a frightening possibility, with tens of thousands of heavily armed, army-trained white men seething at the black majority's seizure of power. Mandela's overwhelming priority as president was to stop a bloodbath and to lay the foundations of a new democratic order in which all South Africans, irrespective of politics or race, would feel they belonged.

Rugby seemed an unlikely instrument to make the country whole. Whites loved the sport. It was, as Mandela told me, their "religion." The national team, the Springboks, were the white nation's high priests. But black South Africans hated rugby, and the Springboks in particular, whose green jersey they saw as a loathsome symbol of apartheid oppression.

Mandela himself had never been, until 1995, a great fan of rugby, but he loved other sports. During the 1950s he was a dedicated amateur boxer who would run two hours before dawn from Soweto to Johannesburg and back, before taking up his day job as a lawyer. He has lived to the age of 90, and he has achieved his most heroic feats when he was well into his 70s, because he kept himself in superb shape. In prison he spent most of his time inside a cell the size of a double bed, but he ran in place and did push-ups and stomach crunches with fanatical persistence. During a three-year spell in which he shared a larger cell with three other political prisoners, he would infuriate his comrades by waking them up at five every morning with his one-hour runs around the cell's tight periphery. During his presidency, between the ages of 75 and 80, he would test the mettle of his bodyguards by making them accompany him on his unfailingly brisk, predawn one-hour walks.

Mandela may not have understood rugby very well, but he understood the political impact sports could have. That's why he seized on the Rugby World Cup. Mandela—in a tremendous act of self-interested generosity toward the vanquished whites—allowed South Africa to host the tournament, which had been awarded to the country in 1992. And then he convinced his black compatriots to make the Springbok team their own, even though there was only one nonwhite player on the 15-man roster. He did this by enlisting the white stars of the team to his cause, persuading them to learn the new national anthem (previously a song of black protest) and to reach out to what initially was a mightily skeptical black population.
The Springboks beat France, Australia and others to reach the final against New Zealand, then the best team in the world. But the day's crowning moment came before the game had even begun, when Mandela went out onto the field, before a crowd of 65,000 that was 95% white, wearing the green Springbok jersey, the old symbol of oppression, beloved of his apartheid jailers. There was a moment of jaw-dropping disbelief, a sharp collective intake of breath, and suddenly the crowd broke into a chant, which grew steadily louder, of "Nelson! Nelson! Nelson!"

An hour and a half later, after a nerve-racking final seven minutes, the Springboks won the game. And then, when Mandela walked onto the field to present the trophy to South Africa's captain, it was "Nelson! Nelson!" again, but even louder, and with tears now. The whole country, black and white, sang and danced into the night, united for the first time in its history around one cause, one delirious celebration. There was no civil war, no right wing terrorism, and Mandela achieved his life's goal of creating what remains still today, and would have seemed almost impossible then: a stable, multiracial democracy.

Gallery: 1995 Rugby World Cup magic

The Springboks celebrate after winning the Rugby World Cup final between South Africa and New Zealand held on June 24, 1995 at Ellis Park in Johannesburg. SA won the match 15-12. Picture: Getty Images
Springbok coach Kitch Christie is hoisted above his team after they defeated New Zealand 15-12 in the Rugby World Cup final at Ellis Park in Johannesburg, 24 June 1995. Picture: Getty Images
The Springboks celebrate their victory over New Zealand in the Rugby World Cup final at Ellis Park, Johannesburg, on 24 June 1995. SA won 15-12. Picture: Getty Images

South African fans watch Francois Pienaar lift the trophy after South Africa defeated New Zealand in the Rugby World Cup final at Ellis Park, Johannesburg, 24th June 1995. (Photo: Shaun Botterill/Getty Images)

FILE image (May 24, 1995). South African President Nelson Mandela (L) shakes hands with Springboks player, Tiaan Strauss in Cape Town, as his teammates look on, ahead of the opening game of the 1995 World Cup on 25 May, against Australia. Picture: AFP South Africa's president Nelson Mandela congratulates South Africa's rugby team captain François Pienaar before handing him the Webb Ellis Cup after the 1995 Rugby World Cup final match South Africa vs New Zealand at Ellis Park Stadium in Johannesburg on Picture: AFPSouth African captain Francois Pienaar (L) brandishes the Rugby World Cup and salutes the crowd with teammate Hannes Strydom (R) after the 1995 Rugby World Cup final match South Africa vs New Zealand at Ellis Park Stadium in Johannesburg on June 24, 1995. Picture: AFP
http://www.enca.com/south-africa-sport-rugby/gallery-1995-rugby-world-cup-magic

No comments:

Post a Comment