17/03/2016
Hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau thành “vòng tròn bất tử” đã hy sinh vào ngày 14/3/1988 do Trung Quốc xâm lược được tạc lên là khu tượng đài chính mang tên “Những người nằm lại phía chân trời”.
Lá thư của cô giáo Nguyễn Thị Lệ Phương gửi đến, những dòng nhẹ nhàng mà đầy nước mắt:
“Ngày trước, thời học tiểu học chúng tôi học môn lịch sử rất nhẹ nhàng. Mà vẫn nhớ mãi, rồi cảm nhận lòng yêu nước từ đáy tim. Không nhàm chán, khô khan, không bắt buộc phải yêu này, yêu nọ… mới là yêu nước.
Tuổi trẻ bây giờ đang mất dần nguồn cội, chạy theo trào lưu, lợi nhuận. Không còn hứng thú với môn lịch sử, vì bị nhồi nhét với những thông số gò bó mà khô khan. Chọn ngành học thì không có “tương lai”! Thế thì bỏ chọn khỏi thi có chết chóc gì đâu. Lòng yêu nước dần tàn lụi. Không biết “yêu tổ quốc, yêu đồng bào” bắt nguồn từ đâu?
Ngày xưa chúng tôi học lịch sử trong mọi tiết học. Tôi xin gởi đến các em cuối cấp 1 và cấp 2 bài học thuộc lòng mang hơi hướng môn lịch sử mà tôi đã học năm xưa nhớ mãi không quên!
Yêu quê hương
Có những sáng vừng hồng le lói chiếu,
Trên non sông làng mạc của đồng quê.
Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe,
Tiếng thầy dạy khắp trong giờ quốc sử.
Thầy tôi bảo các em nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thuở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.
Các em phải đêm ngày chăm chỉ học,
Để sau này nối được chí tiền nhân.
Ta chắc rằng sau một cuộc xoay vần,
Dân nước Việt sẽ là dân hùng kiệt.
Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam.
Đây những trang lịch sử Bốn ngàn năm,
Đầy chiến thắng, đầy vinh quang hạnh phúc”.
Cô Lệ Phương đã chia sẻ câu chuyện học lịch sử ngày trước, và nhìn lại câu chuyện học lịch sử hiện nay, lại thấy có gì đó thật đáng xấu hổ.
Như chuyện mấy ngày qua, chúng ta vừa vui mừng vừa đắng chát khi nghe tin có một số trường học tổ chức cho các em học sinh tưởng niệm ngày các chiến sĩ trên đảo Gạc Ma của tổ quốc đã ngã xuống để bảo vệ nguyên vẹn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Nhưng chúng ta phải hổ thẹn rằng vì sao hôm nay các em mới biết cúi đầu tưởng niệm? Vì sao cũng còn rất nhiều thanh niên, cán bộ đoàn, các học sinh không biết đến sự hy sinh ấy, qua lịch sử Việt Nam?
Học lịch sử là học cách sống với sự thật, nhìn nhận sự thật và môn lịch sử cũng hình thành nhân cách của con người, giúp con người lựa chọn một thái độ sống qua những bài học kinh nghiệm mà người trước để lại từ quá khứ.
Hơn 20 năm rời xa trường học phổ thông, nhưng bài học về lịch sử của người thầy tôi là dấu ấn không bao giờ phai mờ.
Sau khi ổn định trật tự, thầy tôi đứng trước 40 học sinh tuổi teen hiếu động kia và bắt đầu hỏi: “Em nào cho thầy biết, tiếng Việt có hai chữ thể hiện được ý nghĩa người Việt Nam cùng sinh ra một bọc, cùng giống nòi, cùng sinh tử?
Em nào nói được tôi cho điểm 10 kiểm tra 15 phút. Cả lớp im lặng một lúc, bạn gái ngồi cạnh tôi đưa tay lên: Thưa thầy, đó là hai từ “đồng bào”.
Và thầy bắt đầu giảng về lịch sử Việt Nam, xuyên suốt ngàn năm, thoát mọi ách đô hộ, thắng mọi cuộc chiến chính vì là đồng bào của nhau.
Đã là đồng bào, không thể hận thù nhau, không thể chối bỏ nhau và càng không thể quên những gì mà ông cha ta đã để lại bài học xương máu về láng giềng xâm lăng.
Cho nên, thật buồn là đến hôm nay, các bạn trẻ vẫn còn ngơ ngác khi hỏi nhau “Kỷ niệm
Gạc Ma là ngày gì? để làm gì? Sao phải kỷ niệm?”
Mới đây, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Cam Ranh – Khánh Hoà dự kiến sẽ khánh thành vào dịp 27/7/2016.
Hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau thành “vòng tròn bất tử” đã hy sinh vào ngày 14/3/1988 do Trung Quốc xâm lược được tạc lên là khu tượng đài chính mang tên “Những người nằm lại phía chân trời”.
Có lẽ những bài học lịch sử dành cho các em, nên bắt đầu từ việc đến nơi đây, để thấy non sông nước Việt đã được lịch sử cha ông tạo dựng như thế nào, để các em không phải xé nát những bài học lịch sử khô khan ngay sau khi thi mà rải đầy khắp sân trường như chuyện đã xảy ra, cũng là bài học lịch sử đắng cay cho nền giáo dục nước nhà.
“Ngày trước, thời học tiểu học chúng tôi học môn lịch sử rất nhẹ nhàng. Mà vẫn nhớ mãi, rồi cảm nhận lòng yêu nước từ đáy tim. Không nhàm chán, khô khan, không bắt buộc phải yêu này, yêu nọ… mới là yêu nước.
Tuổi trẻ bây giờ đang mất dần nguồn cội, chạy theo trào lưu, lợi nhuận. Không còn hứng thú với môn lịch sử, vì bị nhồi nhét với những thông số gò bó mà khô khan. Chọn ngành học thì không có “tương lai”! Thế thì bỏ chọn khỏi thi có chết chóc gì đâu. Lòng yêu nước dần tàn lụi. Không biết “yêu tổ quốc, yêu đồng bào” bắt nguồn từ đâu?
Ngày xưa chúng tôi học lịch sử trong mọi tiết học. Tôi xin gởi đến các em cuối cấp 1 và cấp 2 bài học thuộc lòng mang hơi hướng môn lịch sử mà tôi đã học năm xưa nhớ mãi không quên!
Yêu quê hương
Có những sáng vừng hồng le lói chiếu,
Trên non sông làng mạc của đồng quê.
Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe,
Tiếng thầy dạy khắp trong giờ quốc sử.
Thầy tôi bảo các em nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thuở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.
Các em phải đêm ngày chăm chỉ học,
Để sau này nối được chí tiền nhân.
Ta chắc rằng sau một cuộc xoay vần,
Dân nước Việt sẽ là dân hùng kiệt.
Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam.
Đây những trang lịch sử Bốn ngàn năm,
Đầy chiến thắng, đầy vinh quang hạnh phúc”.
Cô Lệ Phương đã chia sẻ câu chuyện học lịch sử ngày trước, và nhìn lại câu chuyện học lịch sử hiện nay, lại thấy có gì đó thật đáng xấu hổ.
Như chuyện mấy ngày qua, chúng ta vừa vui mừng vừa đắng chát khi nghe tin có một số trường học tổ chức cho các em học sinh tưởng niệm ngày các chiến sĩ trên đảo Gạc Ma của tổ quốc đã ngã xuống để bảo vệ nguyên vẹn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Nhưng chúng ta phải hổ thẹn rằng vì sao hôm nay các em mới biết cúi đầu tưởng niệm? Vì sao cũng còn rất nhiều thanh niên, cán bộ đoàn, các học sinh không biết đến sự hy sinh ấy, qua lịch sử Việt Nam?
Học lịch sử là học cách sống với sự thật, nhìn nhận sự thật và môn lịch sử cũng hình thành nhân cách của con người, giúp con người lựa chọn một thái độ sống qua những bài học kinh nghiệm mà người trước để lại từ quá khứ.
Hơn 20 năm rời xa trường học phổ thông, nhưng bài học về lịch sử của người thầy tôi là dấu ấn không bao giờ phai mờ.
Sau khi ổn định trật tự, thầy tôi đứng trước 40 học sinh tuổi teen hiếu động kia và bắt đầu hỏi: “Em nào cho thầy biết, tiếng Việt có hai chữ thể hiện được ý nghĩa người Việt Nam cùng sinh ra một bọc, cùng giống nòi, cùng sinh tử?
Em nào nói được tôi cho điểm 10 kiểm tra 15 phút. Cả lớp im lặng một lúc, bạn gái ngồi cạnh tôi đưa tay lên: Thưa thầy, đó là hai từ “đồng bào”.
Và thầy bắt đầu giảng về lịch sử Việt Nam, xuyên suốt ngàn năm, thoát mọi ách đô hộ, thắng mọi cuộc chiến chính vì là đồng bào của nhau.
Đã là đồng bào, không thể hận thù nhau, không thể chối bỏ nhau và càng không thể quên những gì mà ông cha ta đã để lại bài học xương máu về láng giềng xâm lăng.
Cho nên, thật buồn là đến hôm nay, các bạn trẻ vẫn còn ngơ ngác khi hỏi nhau “Kỷ niệm
Gạc Ma là ngày gì? để làm gì? Sao phải kỷ niệm?”
Mới đây, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Cam Ranh – Khánh Hoà dự kiến sẽ khánh thành vào dịp 27/7/2016.
Hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau thành “vòng tròn bất tử” đã hy sinh vào ngày 14/3/1988 do Trung Quốc xâm lược được tạc lên là khu tượng đài chính mang tên “Những người nằm lại phía chân trời”.
Có lẽ những bài học lịch sử dành cho các em, nên bắt đầu từ việc đến nơi đây, để thấy non sông nước Việt đã được lịch sử cha ông tạo dựng như thế nào, để các em không phải xé nát những bài học lịch sử khô khan ngay sau khi thi mà rải đầy khắp sân trường như chuyện đã xảy ra, cũng là bài học lịch sử đắng cay cho nền giáo dục nước nhà.
Ngân Hà
Thế Giới Tiếp Thị
http://tiepthithegioi.vn/loi-song/gia-dinh/mon-lich-su-dang-chat/
No comments:
Post a Comment