Afsluitdijk - Công trình đê biển dài nhất thế giới
05 Sep 2012
Cùng với kim tự tháp ở Ai Cập, đường hầm qua eo biển
Manche, đấu trường Colosseum v.v…, hệ thống đê biển Afsluitdijk ở Hà Lan
được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn là một trong số 10 công
trình vĩ đại nhất trên hành tinh
Để tạo dựng
được những con đê biển kỳ vĩ ấy, người Hà Lan qua nhiều thế hệ đã phải trải qua
bao trận chiến chống chọi với biển cả, giành giật từng mét đất để làm nơi sinh
sống. Cuộc chiến ấy kéo dài qua nhiều thế kỷ để đến ngày nay đất nước này đã có
hệ thống đê biển hiện đại nhất thế giới. Và Afsluitdijk xứng đáng là một minh
chứng rõ ràng nhất cho khát vọng, ý chí và khả năng chinh phục thiên nhiên của
con người Hà Lan.
Quá trình lấn biển của
công trình khổng lồ
Đê biển Afsluitdijk là một trong những minh chứng điển hình với
tổng chiều dài hơn 32km, rộng 90m, và độ cao ban đầu 7,25m trên mực nước biển
trung bình. Công trình này chạy dài từ mũi Den Oever thuộc tỉnh Noord Holland lên đến mũi Zurich
thuộc tỉnh Friesland. Điều phi thường là giai
đoạn thi công được tiến hành trong khoảng thời gian vẻn vẹn có sáu năm, từ 1927
đến 1933.
Giai đoạn thi công được tiến hành từ bốn điểm xuất phát, từ đây, chân
đê cơ bản được mở rộng dần bằng cách đóng cọc và phun trực tiếp sét xuống biển
từ tàu thi công, tạo nên hai chân đập nhỏ song song đồng thời, phần lòng giữa
được bổ sung bằng cát. Tiếp theo, các phương tiện thi công cơ giới bao mặt đê
bằng sét, gia cố móng bằng đá bazan. Tại một số điểm đặc biệt yếu, có độ sâu
lớn, tương ứng với tác động của dòng triều mạnh, các chuyên gia Hà Lan phải
tiến hành một số biện pháp công trình đặc biệt và thi công gia cố bổ sung.
Điểm ghép nối cuối cùng của Afsluitdijk được hoàn tất vào ngày
28.5.1932, trước thời gian dự kiến hai năm.Chỉ trong sáu tháng sau đó, mặt đê
biển được hoàn thiện với đầy đủ thảm cỏ, cây xanh, công trình xây dựng phụ trợ,
và đặc biệt là xa lộ châu Âu A7/E22 nối liền hai tỉnh Noord Holland và
Friesland. Lễ khánh thành Afsluitdijk và tượng đài tôn vinh kiến trúc sư trưởng
lừng danh Dudok chính thức diễn ra vào ngày 25.9.1933, tại chính điểm ghép nối
cuối cùng trên thân đê.
Hà Lan và ước mơ lấn
biển
Hiện nay mực nước phía trong đất liền được kiểm soát và điều chỉnh
mức thấp hơn mực nước biển bên ngoài khoảng 5 - 6m. Diện tích đất thổ cư và
canh tác được cải thiện thêm khoảng 1.000km2 bao gồm tỉnh mới Flevoland, hai
thành phố phát triển nhanh nhất Hà Lan là Lelystad và Almere, cùng một loạt các
thị trấn tập trung dân cư như Lemmer, Vollenhove, Blokzijk vốn trước đây là các
đảo nhỏ Urk, Schokland, Wieringen…
Bên cạnh đó, Afsluitdijk ngoài việc là một đê bảo vệ Hà Lan khỏi
lũ lụt, còn là một đường cao tốc được sử dụng bởi hàng ngàn người mỗi ngày. Bạn
có thể lái xe ô tô, xe đạp hoặc đi bộ ven một bên đê
và thưởng thức các cảnh
quan tuyệt vời.
Công trình này cũng là một minh chứng cho sự sáng tạo và trí
tuệ của người Hà Lan trong cuộc chinh phục thiên nhiên, phục vụ lợi ích của con
người. Ngoài hoa Tulip và những cối xay gió xinh đẹp thì Afsluitdijk cũng
được nhắc đến như một biểu trưng của người Hà Lan, bởi những lợi ích mà công
trình khổng lồ này mang lại cho người Hà Lan và những nổ lực của họ để hoàn
thành đê biển dài nhất thế giới này .
Người Hà Lan - Những Sơn Tinh trong đời thực
03 Aug 2012
“Chúa tạo ra Trái Đất, nhưng người Hà Lan tạo ra đất
nước Hà Lan”, câu nói nổi tiếng nói lên khả năng trị thủy xuất sắc cũa
họ. Người Hà Lan có một ý chí kiên định không gì lay chuyển nổi đã xây
dựng thành công đê ngăn biển Afsluitdijk, một công trình minh chứng cho
khát vọng và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người.
Khát vọng chinh phục biển
Hà Lan là một vùng châu thổ thấp, khoảng hai phần ba đất nước nằm dưới mực
nước biển, nơi thấp nhất dưới mặt biển đến gần 7m. Do địa hình thấp, lại bằng
phẳng, cộng thêm thời tiết có mưa suốt năm, nên lịch sử 2.000 năm của Hà Lan là
2.000 năm đấu tranh với biển, với nước. Từ xa xưa, để gìn giữ mảnh đất của
mình, người Hà Lan đắp đê ngăn biển và dùng cối xay gió để bơm thoát nước.
Đêm 31-1-1953, một đêm kinh hoàng trong kí ức người Hà Lan,
bão, sóng lớn, gió to và triều cường của Biển Bắc phá tan khoảng 45km đê biển,
nhấn chìm ba tỉnh phía nam, gần hai nghìn người chết, hơn 10 nghìn ngôi nhà bị
phá hủy hoàn toàn. Kể từ đó, người Hà Lan thề phải trị thủy, họ bắt tay xây đê quy
mô ngăn biển và bồi đất lấn biển.
Người Hà Lan trị thủy
Từ năm 1958-2002, Hà Lan thực hiện dự án Delta, dựng
lên một hệ thống đê chắn sóng biển và ngăn lũ được đánh giá là hoàn hảo nhất
thế giới. Hệ thống này được thiết kế với độ vững chắc đủ để chịu được trận
bão lớn với mức độ chỉ xảy ra một lần trong 1.000 năm. Khoảng 3.000
km đê bao biển và 10.000 km đê bao sông và kênh rạch được nâng lên, cũng
như khép kín các cửa sông trong khu vực.
Trong kế hoạch, dự án còn xây
dựng những tổ
hợp đê chắn sóng đồ sộ, gồm nhiều cửa ngăn nước có thể đóng lại để ngăn lụt
lội và mở ra trong điều kiện bình thường cho nước biển thông với các cửa sông,
bảo vệ được hệ sinh thái và sinh vật sống trong thiên nhiên.
Ngoài việc thiết lập một hệ
thống điều khiển và bảo dưỡng, người Hà Lan còn ứng dụng các hệ thống giám
sát tự động để theo dõi tình trạng của đê điều. Họ cho lắp đặt các cảm biến sợi
quang học và điện tử trong đê để xác định những thay đổi trong thân đê, cũng
như giám sát áp suất hay mực nước.
Học Hà Lan cách trị thủy
Với những công trình, hạng mục được tính toán
kĩ lưỡng, chi tiết như thế, Hà Lan từ một vùng đất ngập lụt trở thành một trong
những nơi đáng sống nhất
thế giới với nền giáo dục, kinh tế và an sinh xã hội
phát triển bền vững. Hiện Hà Lan đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu
sản phẩm nông nghiệp, nền công nghiệp với thế mạnh là hàng hải và đóng
tàu. Cảng biển Rotterdam phồn thịnh ở miền Tây đất nước là cảng lớn nhất châu
Âu và thứ hai thế giới. Về giáo dục, với các ưu thế về trong lĩnh vực quản lí
thiên tai, quản lí nước, phát triển kinh doanh cảng biển, đây cũng là những ngành
học danh tiếng nhất của Hà Lan hiện nay với rất nhiều trường đại học, viện
nghiên cứu như UNESCO IHE, ITC... Nuffic Neso Vietnam là cơ quan chuyên trách về
giáo dục của chính phủ Hà Lan sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết về khóa học và học bổng cho sinh viên Việt Nam.
Từ: http://www.nesovietnam.org/home/news-events/news-archive/2012/afsluitdijk-cong-trinh-111e-bien-dai-nhat-the-gioi
Monument of the workers who made The Dike
No comments:
Post a Comment