Saturday, December 29, 2012

Hành trình 37 năm Thủy điện Sơn La





Đêm trên công trường xây dựng thủy điện Sơn La. Ảnh: Xomnhiepanh.




Toàn cảnh phần thân đập, nơi sẽ đặt các tổ máy thủy điện Sơn La, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. (http://www.flickr.com/photos/anhbaochi/with/4177687479/)







Thứ ba, 25/12/2012, 00:05 GMT+7



Hành trình 37 năm Thủy điện Sơn La


Vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng, gấp rưỡi dự toán ban đầu, Thủy điện Sơn La, dự án từng gây nhiều tranh cãi hơn một thập kỷ trước, vừa khánh thành và hứa hẹn cung ứng 10% sản lượng điện của cả nước.
> Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hòa lưới


Tháng 11/1975, những chuyến đi khảo sát chính thức đầu tiên trên dòng sông Đà phục vụ công trình Thủy điện Sơn La đã được thực hiện. Theo kế hoạch, dự án Thủy điện Sơn La sẽ là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà, thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: EVN

Ngày 29/6/2001, dự án Thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, nhưng các phương án xây dựng vẫn để ngỏ vì còn nhiều tranh cãi do lo ngại động đất, vỡ đập. Tháng 12/2002, Báo cáo nghiên cứu khả thi thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI. Phương án xây dựng công trình cũng được Quốc hội thông qua với mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2015. Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà. Năm 2003, EVN đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện phương án Sơn La. Ảnh: Anh Vũ
Tháng 12/2003, những người thợ đầu tiên thuộc Tổng công ty Sông Đà có mặt tại công trường. Ngày 15/1/2004, Thủ tướng đã ra quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt dự án Thủy điện Sơn La. Ảnh: EVN
Ngày 2/12/2005, công trình Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng. Cùng ngày, các đơn vị thi công trên công trường đã tiến hành ngăn sông đợt 1. Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước dự án công trình Thủy điện Sơn La khi đó là Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Ngọc Cảnh.



Ngày 11/1/2008, những khối bê tông đầm lăn đầu tiên được sản xuất. Quá trình đổ bê tông đầm lăn đập chính nhà máy kéo dài gần 3 năm, kết thúc vào ngày 25/8/2010, đạt 2,7 triệu m3. Ảnh: Hà Bắc

Các đơn vị cơ khí thi công hạng mục ống áp lực. Dự án thành phần xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổ hợp nhà thầu là Tổng Công ty Sông Đà (tổng thầu), Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI) và Tổng Công ty Lắp máy (LILAMA) thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Ảnh: Vũ Lam
Thi công hạng mục cửa xả tràn của nhà máy, một hạng mục quan trọng của công trình chính - Ảnh: Anh Vũ

Thi công buồng xoắn tổ máy số 1. Ảnh: Anh Đức

Ngày 15/4/2010 sau hơn 7 năm triển khai, tỉnh Sơn La đã hoàn thành công tác di chuyển toàn bộ các hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La. 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu đã hoàn thành việc di chuyển các hộ dân ra khỏi lòng hồ trước 30/3/2010. Tổng số hộ dân ở 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải di chuyển để nhường đất xây dựng công trình lên tới hơn 20.300, đây là dự án có số hộ dân di dời lớn nhất tính đến nay. Ảnh: EVN



Ngày 15/5/2010, các đơn vị thi công đã tiến hành đóng kênh dẫn dòng tích nước hồ chứa. Ngày 5/11/2010, hồ chứa đã tích nước đến cao trình 189,3m đáp ứng cho phát điện tổ máy số 1. Ảnh: Hà Bắc


Ngày 20/8/2010, rotor tổ máy số 1 đã được lắp đặt thành công. Đây là mốc quan trọng đáp ứng phát điện tổ máy số 1 đúng tiến độ, vào cuối tháng 12/2010. Trong khoảng thời gian 16 tháng, lần lượt 4 tổ máy từ 2 - 5 đã được tổ hợp và hòa lưới điện quốc gia. Ảnh: Hà Bắc.


Ngày 7/1/2011, lãnh đạo Đảng, Chính phủ tại ngày mừng tổ máy số 1 phát điện - Ảnh: Anh Vũ.


Ngày 26/9/2012, tổ máy 6 (tổ máy cuối cùng) của Nhà máy Thủy điện Sơn La đã hòa thành công vào điện lưới quốc gia. Tổng mức đầu tư của dự án là 60.196 tỷ đồng, trong đó vốn của EVN gần 43.306 tỷ đồng, còn lại trích từ ngân sách nhà nước. Như vậy, số vốn đầu tư tăng khoảng 60% so với nghị quyết của Quốc hội (từ 31.000-37.000 tỷ đồng, chưa tính lãi vay và theo giá quý 3/2002). Ảnh: Hà Bắc.



Ngày 23/12, công trình Thủy điện Sơn La hòa lưới quốc gia, trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy đập 105 m; chiều rộng đỉnh đập 10 m. Dung tích hồ chứa thủy điện tới 9,26 tỷ m3, trong khi đó dung tích hồ Thủy điện Hòa Bình là 9 tỷ m3 nước, với tổng công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kWh, bằng gần 10% sản lượng điện của Việt Nam năm 2012. Ảnh: Vũ Lam



8h25 sáng 23/12, hai chiếc chuyên cơ của Công ty Trực thăng miền Bắc (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng) cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đưa đoàn công tác của Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lên khánh thành thủy điện Sơn La. Cùng đi với Thủ tướng có nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Ảnh: QĐND



Thủ tướng và các vị đại biểu ân cần động viên những người thợ Thủy điện Sơn La. Ảnh: Chinhphu.vn.



Ngày 23/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khách thành thủy điện Sơn La . Thủ tướng nhấn mạnh, sau 7 năm xây dựng, lao động sáng tạo với bao vất vả, khó khăn, cả 6 tổ máy phát điện đã được vận hành. Công trình mang lại cho niềm tự hào, là một công trình thủy điện lớn nhất cả nước, mang tầm cỡ khu vực do Việt Nam tự thiết kế, thi công, vượt mốc thời gian so với tiến độ được phê duyệt là 3 năm. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu cần chăm lo cuộc sống của đồng bào tái định cư Thủy điện Sơn La với tỉnh Sơn La. Ảnh: EVN



Sự kiện công trình Thủy điện Sơn La khánh thành là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, là niềm tự hào chung của đất nước. Nhờ vận hành sớm hơn 3 năm so với dự kiến, mỗi năm công trình thủy điện Sơn La sẽ tạo ra doanh thu 500 triệu USD, tiết kiệm hơn 5 triệu tấn than để sản xuất ra lượng điện năng tương đương. Người dân Sơn La đốt lửa trại vui mừng vì dự án thủy điện "cán đích" sớm hơn kế hoạch. Ảnh: EVN

Trần Tiến - Thạch Lam


15/10/2012 06:15

Toàn cảnh Thủy điện Sơn La ngày về đích



- Tính từ thời điểm 9h sáng 2/12/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải thả khối bê tông đầu tiên chặn dòng sông Đà, chính thức phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La – nhà máy Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, sau gần 7 năm miệt mài thi công, “bông hoa nơi thượng nguồn Tây Bắc” đã “nở hoa” hòa vào mạng lưới điện Quốc gia.
Phóng sự ảnh của VietNamNet về cái nhìn toàn cảnh dự án, từ công trường rộn rã niềm vui đến ngày gặt hái thành quả đang cận kề, khi nó sẽ được khánh thành vào ngày 21/12/2012 tới đây.
Đó là thành quả của bàn tay, khối óc của hàng vạn cán bộ, chuyên gia, kỹ sư, công nhân thi công dồn tâm huyết, phải “nếm mật nằm gai” giữa đất Mường La cả chục năm trời.


 
Thời điểm thi công dự án, có những lúc trên công trường có tới hơn 10.000 công nhân thường xuyên làm việc; hơn 16,6 triệu mét khối đất đá được đào xúc; hơn 20 triệu mét khối đất đá được vận chuyển; đầm hàng triệu mét khối đất nền, đổ gần 6 triệu mét khối bê-tông; lắp đặt 115.000 tấn thiết bị…

Có cả mồ hôi, nước mắt, có cả những nụ cười. Nhưng trên hết, đấy là sự cộng hưởng, cùng một quyết tâm, ý chí, để có được thành quả như ngày hôm nay.

Những người trực tiếp tham gia thi công công trình, khi hoàn thành công việc, họ lại lên đường đến những công trình mới. Có những người ở lại với Mường La, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái, bén duyên trên đất mới…
Cuộc chia tay bịn rịn, đầy lưu luyến ấy chắc chắn sẽ là những khoảnh khắc khó phai trong trái tim của những người thợ - những người đã gắn bó với “nghiệp” làm bạn với những dòng sông…
Thế nhưng, với họ, được góp sức để xây dựng một đại công trình như nhà máy Thủy điện Sơn La, đó là niềm vinh dự lớn trong cuộc đời của những người thợ.





 

Công trường thủy điện Sơn La thời điểm thi công thân đập.
 


 

Một nữ kỹ sư đang thao tác máy ngắm trên công trường.
 
 

Đường công vụ thi công thân đập phía thượng lưu của dự án.
 
 

Toàn cảnh công trường nhìn từ phía hạ lưu.
 


 

Thượng lưu đập thời điểm chưa tích nước hồ thủy điện Sơn La.
 
 
Những thiết bị khổng lồ lắp đặt dự án.
 






 

Vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng nặng 280 tấn bằng phương pháp trailer với hệ thống giảm tải bằng các “tấm đệm” thủy lực được đặt trên hơn 120 bánh xe vào thời điểm cuối tháng 2/2011. Đây là phương pháp tối ưu để đưa những thiết bị siêu trường siêu trọng vào nhà máy. 
   
Cuối tháng 7/2012, rotor của tổ máy số 6 được hai dàn cẩu 560 tấn lắp ráp vào tổ máy, đánh dấu sự kiện cả 6 tổ máy cùng vận hành, sản xuất ra 11,553 tỷ kWh (tính đến ngày 10/10/2012) hòa vào lưới điện Quốc gia.
 

 “Bông hoa nở nơi thượng nguồn Tây Bắc” sẽ được khánh thành vào ngày 21/12/2012 – ngày truyền thống của Ngành Điện Việt Nam - (Ảnh: K.Trung)


Kiên Trung (Ảnh do cán bộ Nhà máy Thủy điện Sơn La cung cấp)

No comments:

Post a Comment