Saturday, December 8, 2012

Chiến lược chống tham nhũng của Singapore - Corruption Perceptions Index 2012







Chiến lược chống tham nhũng của Singapore



Singapore hiện là một trong năm quốc gia "trong sạch" nhất thế giới, nhờ hệ thống luật pháp chặt chẽ, lương công chức - chính trị gia hậu hĩnh và cơ quan chống tham nhũng có quyền lực rất cao.


>10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới năm 2012
>Singapore tuyên chiến với danh hiệu 'thiên đường tiền bẩn'

Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International) vừa công bố Chỉ số tham nhũng 2012 (Corruption Perception Index). Theo đó, Singapore là quốc gia "trong sạch" thứ 5 trên tổng số 176 nước được khảo sát. Quốc đảo này được 87 điểm trên thang 100. 100 là mức hoàn toàn không có tham nhũng.
Singapore cũng từng có thời đau đầu vì vấn nạn này, kéo dài từ khi còn là thuộc địa của Anh đến hết thời kỳ cai trị của Nhật Bản năm 1945. Giáo sư John S.T. Quah, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về quản trị và tham nhũng ở châu Á cho biết có ba nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó là lương thấp, cơ hội cao (khi tham gia vào các vị trí trong chính quyền hoặc tổ chức các sự kiện lớn) và cảnh sát yếu (khả năng phát hiện và trừng phạt tham nhũng).

Singapore là quốc gia ít tham nhũng thứ 5 thế giới. Ảnh: CNBC
Singapore là quốc gia ít tham nhũng thứ 5 thế giới. Ảnh: CNBC
Sự trong sạch ngày nay tại Singapore có đóng góp rất lớn của hệ thống luật pháp chặt chẽ bậc nhất thế giới. Sang đường tùy tiện, xả rác, khạc nhổ bừa bãi cũng có thể khiến người ta vào tù. Nếu không xả nước toilet hay bỏ bã kẹo cao su vào thùng rác, bạn sẽ bị phạt tiền. Còn hành vi phá hoại của công chắc chắn bị phạt đòn.
Tương tự, luật chống tham nhũng của nước này cũng khắc nghiệt không kém. Cục điều tra các hành vi tham nhũng được làm việc trực tiếp với văn phòng Thủ tướng và có quyền lực rất lớn. Họ có thể bắt người và tiến hành điều tra không cần giấy phép, miễn là có "cơ sở hợp lý để cho rằng việc chờ lấy giấy phép có thể cản trở quá trình điều tra".
Những người bị kết tội tham nhũng có thể ngồi tù 5 năm và nộp phạt 100.000 đôla Singapore (80.000 USD). Theo AP, Thủ tướng Lý Hiển Long còn muốn bổ sung nhiều hình phạt khác để ngăn chặn tình trạng này. Sau một vụ tham nhũng hiếm hoi bị phát hiện trong năm nay, ông Lý Hiển Long cho biết: "Thà chịu xấu hổ để giữ hệ thống trong sạch, còn hơn là giả vờ như chẳng có gì sai và để khối ung nhọt này phát triển".
Tuy nhiên, pháp luật chỉ là một nửa chiến lược của Singapore. Đây là sự trừng phạt, chứ không phải phần thưởng. Vì vậy, nước này đã trả lương rất hậu hĩnh cho các chính trị gia và công chức nhà nước. Việc này vừa ngăn chặn nạn chảy máu chất xám, vừa diệt trừ được tham nhũng tận gốc.
Trong suốt thời kỳ Singapore là thuộc địa của Anh cho đến những năm đầu độc lập, quốc đảo này không giàu có như ngày nay. Phải đến thập niên 80, Thủ tướng thời đó là Lý Quang Diệu mới quyết định nâng lương cho nhóm người trên. Quah cho biết: "Ông Lý tin rằng cách tốt nhất để giải quyết tham nhũng là song hành cùng thị trường. Đó là phải tạo ra một hệ thống trung thực, cởi mở, có thể chống đỡ được và khả thi".
Giáo sư Quah cho rằng có 4 bài học các nước châu Á có thể tham khảo từ Singapore. Đó là chính trị phải là chìa khóa thành công, cơ quan chống tham nhũng phải độc lập với cảnh sát và bộ máy cầm quyền, bản thân cơ quan này phải trong sạch và giảm tối đa tham nhũng bằng việc giải quyết các vấn đề: lương thấp, có cơ hội nhận đút lót và khả năng điều tra hạn chế.
Trong bốn yếu tố trên, Quah cho rằng chính trị là quan trọng nhất. Ông nói: "Những người có khả năng lớn nhất thay đổi văn hóa tham nhũng là chính trị gia. Đó là vì họ tạo ra luật pháp và phân phối nguồn tài chính để thực thi luật pháp".
Thùy Linh (theo Business Insider)

Từ:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/12/chien-luoc-chong-tham-nhung-cua-singapore/

http://cpi.transparency.org/cpi2012/results/#myAnchor1

Corruption Perceptions Index 2012



Full table and rankings


The Corruption Perceptions Index ranks countries and territories based on how corrupt their public sector is perceived to be. A country or territory’s score indicates the perceived level of public sector corruption on a scale of 0 - 100, where 0 means that a country is perceived as highly corrupt and 100 means it is perceived as very clean. A country's rank indicates its position relative to the other countries and territories included in the index. This year's index includes 176 countries and territories...

download our data set.



ASIA PACIFIC




Country Rank
Regional Rank
Country / Territory
CPI 2012 Score

Surveys Used
Standard Error
90% Confidence interval
Scores range

Lower
Upper
MIN
MAX
1
1
New Zealand
90

7
2.2
87
94
83
98
5
2
Singapore
87

9
2.1
83
90
79
99
7
3
Australia
85

8
1.1
83
86
80
89
14
4
Hong Kong
77

8
1.9
74
80
69
83
17
5
Japan
74

9
2.3
70
78
57
79
33
6
Bhutan
63

3
3.6
57
69
58
70
37
7
Taiwan
61

7
3.9
54
67
50
79
45
8
Korea (South)
56

10
2.4
52
60
47
67
46
9
Brunei
55

3
9.1
40
70
41
72
54
10
Malaysia
49

9
3.4
44
55
31
62
79
11
Sri Lanka
40

7
1.3
38
42
35
44
80
12
China
39

9
2.9
34
43
28
55
88
13
Thailand
37

8
1.6
34
40
31
45
94
14
India
36

10
2.1
33
40
24
47
94
14
Mongolia
36

7
2.6
32
40
26
47
105
16
Philippines
34

9
2.2
30
37
21
42
113
17
Timor-Leste
33

3
5.6
23
42
23
43
118
18
Indonesia
32

9
2.9
27
37
21
50
123
19
Vietnam
31

8
2.5
27
35
21
41
139
20
Nepal
27

5
2.4
23
31
22
35
139
20
Pakistan
27

8
2.3
23
31
19
38
144
22
Bangladesh
26

7
4.1
20
33
21
50
150
23
Papua New Guinea
25

5
4.2
18
32
11
35
157
24
Cambodia
22

7
3.1
17
27
12
37
160
25
Laos
21

3
1.3
19
23
19
23
172
26
Myanmar
15

4
3.7
9
21
6
21
174
27
Afghanistan
8

3
3.3
2
13
1
12
174
27
Korea (North)
8

3
3.4
2
13
1
12

No comments:

Post a Comment