Thạnh's Blog
Thứ Bảy, ngày 09 tháng 8 năm 2014
1. Hiện tượng
Báo chí đưa tin có đến 12 trong tổng số 13 quán quân chương trình đường lên đỉnh Olympia quyết định ở lại Úc. Đây là một tổn thất rất lớn cho dân tộc Việt Nam, bỡi lẽ “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh, quốc gia mạnh; nguyên khí suy quốc gia yếu hèn,…”.
Báo chí đưa tin có đến 12 trong tổng số 13 quán quân chương trình đường lên đỉnh Olympia quyết định ở lại Úc. Đây là một tổn thất rất lớn cho dân tộc Việt Nam, bỡi lẽ “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh, quốc gia mạnh; nguyên khí suy quốc gia yếu hèn,…”.
Trong thời gian qua, các cơ quan chính quyền Việt Nam cũng nhận ra vấn đề này, họ thực hiện nhiều chính sách chiêu hiền đãi sĩ, trải thảm đỏ đón nhân tài,…nhưng nhìn chung không thành công. Việt Nam vẫn không là mảnh đất lành để chim nhân tài đậu.
2. Tư duy hệ thống
Ngày nay, xã hội phát triển theo hướng chuyên môn hóa rất cao. Một người, dù tài năng đến mấy cũng chỉ có thể thực hiện một công việc rất nhỏ trong phạm vi hẹp. Lấy ví dụ, ngày xưa một nghệ nhân có thể thực hiện hết các công đoạn từ thiết kế đến thi công lắp ráp, chạm trỗ để ra một bộ bàn ghế. Ngày nay, để làm ra một bộ bàn ghế cần sự hợp tác của hàng chục người với những chuyên môn khác nhau. Thậm chí làm ra một bộ bàn ghế đẹp vẫn chưa đủ, còn cần đến người giỏi tiếp thị, bán buôn để tiêu thụ được, mang lại lợi nhuận. Chỉ khi nào những con người riêng rẽ trong hệ thống phối hợp với nhịp nhàng thì mới tạo ra thành công cho tất cả họ. Rất dễ để chúng ta thấy rằng, trong hệ thống đó dù có một người tài xuất chúng, còn tất cả còn lại bất tài, trì trệ thì cũng không thành công. Khi đó người tài chấp nhận tài năng bị vùi dập nếu ở lại hệ thống đó hoặc ra đi tìm kiếm một hệ thống tốt hơn để cùng hợp tác, phát triển tài năng.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về chiếc máy bay, tự nó không thế cất cánh được. Nó cần một hệ thống đồng bộ hỗ trợ như: một đường băng tốt, hệ thống tin hiệu rada, đài kiểm soát không lưu,…. Chỉ có một chiếc máy bay thật tốt thì cũng vô dụng.
3. Sự cất cánh của nhân tài.
Để thấy rõ hơn hệ thống ảnh hưởng thế nào đến sự cất cánh của nhân tài, chúng ta phân tích một trường hợp:
Năm 2008, nước Mỹ chìm trong khủng hoảng kinh tế với hàng loạt ngân hàng, đại công ty thi nhau sụp đổ, tuyên bố phá sản. Cả nước Mỹ gần như chìm đắm trong sự hoảng loạn. Cuộc khủng hoảng được đánh giá là nghiêm trọng hơn cuộc đại khủng hoảng trong những năm 1930. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến cuộc đại chiến thế giới 2.
Khi đó Barak Obama chỉ là một thượng nghị sĩ vô danh ở bang Ilinoi, ông chỉ là một chấm nhỏ trên màn hình rada chính trị nước Mỹ lúc đó với rất nhiều vì sao. Với khẩu hiệu tranh cử “The change we need”, Obama đã vụt nổi lên như một ngôi sao sáng và đắc cử tổng thống Hoa Kỳ năm đó, dù ông là một người da màu trong một xã hội mà ưu thế thuộc về người da trắng. Bằng tài năng của mình, ông đã đưa nước Mỹ dần thoát khỏi khủng hoảng, phục hồi tăng trưởng chỉ vài năm sau đó. Có thể xem Obama là một nhân tài chính trị của nước Mỹ.
Obama cất cánh vì hạ tầng nước Mỹ rất tốt và đồng bộ. Chúng ta thử phân tích.
Trước hết, ở Mỹ có tự do chính trị, có cạnh tranh chính trị. Dù không phải là cây đa, cây đề trong đảng Dân chủ nhưng ông được đề cử để tranh cử tổng thống với đối thủ John McCain của đảng cộng hòa, sau khi ông vượt qua ứng cử viên Hillary Clinton cùng đảng. Vì có cạnh tranh chính trị nên các đảng phái buộc phải đề cử người tài nhất đảng mình đi tranh cử. Sẽ không có cơ hội cho Obama nếu hạ tầng độc đảng. Độc đảng một mình một chợ thì còn cạnh tranh với ai?
Kế nữa, ở Mỹ có tự do ngôn luận. Khi nhận thấy sai lầm của chính quyền tổng thống Bush, Obama có thể tự do phát biểu chính kiến, phê phán chính quyền mà không phải gặp rắc rối với an ninh. Dù tấn công, vạch trần sai lầm của người đang cầm quyền-có quyền sinh sát trong tay nhưng ông không gặp bất sự đe dọa, sợ hãi nào. Trong cuốn hồi ký ông viết, ông bắt đầu sự nghiệp tranh cử bằng cách chia sẻ quan điểm của ông bất cứ ai ông gặp. Ông thấy nơi nào có người tụ tập, dù một nhóm 2-3 người ông cũng tiến đến để nói chuyện chính trị với họ. Trong xã hội có tự do ngôn luận thì người dân hào hứng bàn chuyện chính trị mà không phải nhìn trước ngó sau. Chính điều này mà quan điểm của ông được nhiều người đón nhận, ủng hộ. Obama nhanh chóng xây dựng được một đội ngũ hùng hậu ủng hộ mình. Các bạn thừa biết, nếu ở VN, Obama sẽ không có được sự hỗ trợ này. Dù tài năng đến mấy, ông cũng chỉ có hai lựa chọn: hoặc im lặng hoặc rước vạ vào thân, thậm chí là đi tù. Nếu ông có dũng cảm, chấp nhận nói thì cũng không mấy ai dám chia sẻ ủng hộ; trong môi trường cả xã hội sợ hãi thì ông làm được gì?
Sau cùng, Obama ngồi vào ghế tổng thống là do sự quyết định của người dân Mỹ. Bằng lá phiếu người dân Mỹ quyết định ai là người xứng đáng lãnh đạo họ. Bạn xem ở Việt Nam có được thế không? Tôi biết ông tổng bí thư là người lãnh đạo cao nhất nước ta nhưng tôi và hàng chục triệu người Việt Nam không có một cơ hội nào để bỏ phiếu cho ông. Không cần dân bỏ phiếu mà ông vẫn nghiễm nhiên ở ngôi cao thì ông cần gì ở dân?
Vừa rồi báo chí đưa tin 4 vị lãnh đạo trẻ tuổi tài cao, đẹp trai như tài tử nhưng có một thực tế, các vị đó, không một ai tranh cử và được dân bầu cả. Đơn giản để lên lãnh đạo là do các vị có bố làm to và qua con đường cơ cấu nội bộ. Cơ hội nào cho nhân tài nếu chỉ biết có tài phụng sự dân mà không có bố làm to?
Vài nét chấm phá để các bạn thấy hạ tầng nước Mỹ hỗ trợ cho nhân tài cất cánh còn ở ta thì không.
4. Tình hình Việt Nam
Hiện nay, nhà cầm quyền thu hút nhân tài bằng cách hỗ trợ họ tiền, ưu đãi nhà cửa, đất đai,…không khác gì mua một chiếc máy bay rồi đặt trên một đường băng đầy ổ gà. Không bao giờ chiếc máy bay cất cánh được. Cách làm như vậy chỉ lãng phí ngân sách, tiền thuế của nhân dân mà thôi, chưa nói là rủi ro thu hút những kẻ có vẻ bề ngoài lấp lánh nhân tài-bằng cấp cao-nhưng bên trong rỗng tếch.
Từ phân tích trên cho thấy, để nhân tài về phụng sự đất nước chúng ta cần một hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ cho việc cất cánh của thiên tài. Hạ tầng cho nhân tài cất cánh đó chính là tự do chính trị, tự do kinh tế, tự do báo chí và quản lý xã hội bằng luật.
Chừng nào Việt Nam chưa có được những hạ tầng này thì nhân tài còn bỏ nước ra đi.
Nguyễn Văn Thạnh
Ngày nay, xã hội phát triển theo hướng chuyên môn hóa rất cao. Một người, dù tài năng đến mấy cũng chỉ có thể thực hiện một công việc rất nhỏ trong phạm vi hẹp. Lấy ví dụ, ngày xưa một nghệ nhân có thể thực hiện hết các công đoạn từ thiết kế đến thi công lắp ráp, chạm trỗ để ra một bộ bàn ghế. Ngày nay, để làm ra một bộ bàn ghế cần sự hợp tác của hàng chục người với những chuyên môn khác nhau. Thậm chí làm ra một bộ bàn ghế đẹp vẫn chưa đủ, còn cần đến người giỏi tiếp thị, bán buôn để tiêu thụ được, mang lại lợi nhuận. Chỉ khi nào những con người riêng rẽ trong hệ thống phối hợp với nhịp nhàng thì mới tạo ra thành công cho tất cả họ. Rất dễ để chúng ta thấy rằng, trong hệ thống đó dù có một người tài xuất chúng, còn tất cả còn lại bất tài, trì trệ thì cũng không thành công. Khi đó người tài chấp nhận tài năng bị vùi dập nếu ở lại hệ thống đó hoặc ra đi tìm kiếm một hệ thống tốt hơn để cùng hợp tác, phát triển tài năng.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về chiếc máy bay, tự nó không thế cất cánh được. Nó cần một hệ thống đồng bộ hỗ trợ như: một đường băng tốt, hệ thống tin hiệu rada, đài kiểm soát không lưu,…. Chỉ có một chiếc máy bay thật tốt thì cũng vô dụng.
3. Sự cất cánh của nhân tài.
Để thấy rõ hơn hệ thống ảnh hưởng thế nào đến sự cất cánh của nhân tài, chúng ta phân tích một trường hợp:
Năm 2008, nước Mỹ chìm trong khủng hoảng kinh tế với hàng loạt ngân hàng, đại công ty thi nhau sụp đổ, tuyên bố phá sản. Cả nước Mỹ gần như chìm đắm trong sự hoảng loạn. Cuộc khủng hoảng được đánh giá là nghiêm trọng hơn cuộc đại khủng hoảng trong những năm 1930. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến cuộc đại chiến thế giới 2.
Khi đó Barak Obama chỉ là một thượng nghị sĩ vô danh ở bang Ilinoi, ông chỉ là một chấm nhỏ trên màn hình rada chính trị nước Mỹ lúc đó với rất nhiều vì sao. Với khẩu hiệu tranh cử “The change we need”, Obama đã vụt nổi lên như một ngôi sao sáng và đắc cử tổng thống Hoa Kỳ năm đó, dù ông là một người da màu trong một xã hội mà ưu thế thuộc về người da trắng. Bằng tài năng của mình, ông đã đưa nước Mỹ dần thoát khỏi khủng hoảng, phục hồi tăng trưởng chỉ vài năm sau đó. Có thể xem Obama là một nhân tài chính trị của nước Mỹ.
Obama cất cánh vì hạ tầng nước Mỹ rất tốt và đồng bộ. Chúng ta thử phân tích.
Trước hết, ở Mỹ có tự do chính trị, có cạnh tranh chính trị. Dù không phải là cây đa, cây đề trong đảng Dân chủ nhưng ông được đề cử để tranh cử tổng thống với đối thủ John McCain của đảng cộng hòa, sau khi ông vượt qua ứng cử viên Hillary Clinton cùng đảng. Vì có cạnh tranh chính trị nên các đảng phái buộc phải đề cử người tài nhất đảng mình đi tranh cử. Sẽ không có cơ hội cho Obama nếu hạ tầng độc đảng. Độc đảng một mình một chợ thì còn cạnh tranh với ai?
Kế nữa, ở Mỹ có tự do ngôn luận. Khi nhận thấy sai lầm của chính quyền tổng thống Bush, Obama có thể tự do phát biểu chính kiến, phê phán chính quyền mà không phải gặp rắc rối với an ninh. Dù tấn công, vạch trần sai lầm của người đang cầm quyền-có quyền sinh sát trong tay nhưng ông không gặp bất sự đe dọa, sợ hãi nào. Trong cuốn hồi ký ông viết, ông bắt đầu sự nghiệp tranh cử bằng cách chia sẻ quan điểm của ông bất cứ ai ông gặp. Ông thấy nơi nào có người tụ tập, dù một nhóm 2-3 người ông cũng tiến đến để nói chuyện chính trị với họ. Trong xã hội có tự do ngôn luận thì người dân hào hứng bàn chuyện chính trị mà không phải nhìn trước ngó sau. Chính điều này mà quan điểm của ông được nhiều người đón nhận, ủng hộ. Obama nhanh chóng xây dựng được một đội ngũ hùng hậu ủng hộ mình. Các bạn thừa biết, nếu ở VN, Obama sẽ không có được sự hỗ trợ này. Dù tài năng đến mấy, ông cũng chỉ có hai lựa chọn: hoặc im lặng hoặc rước vạ vào thân, thậm chí là đi tù. Nếu ông có dũng cảm, chấp nhận nói thì cũng không mấy ai dám chia sẻ ủng hộ; trong môi trường cả xã hội sợ hãi thì ông làm được gì?
Sau cùng, Obama ngồi vào ghế tổng thống là do sự quyết định của người dân Mỹ. Bằng lá phiếu người dân Mỹ quyết định ai là người xứng đáng lãnh đạo họ. Bạn xem ở Việt Nam có được thế không? Tôi biết ông tổng bí thư là người lãnh đạo cao nhất nước ta nhưng tôi và hàng chục triệu người Việt Nam không có một cơ hội nào để bỏ phiếu cho ông. Không cần dân bỏ phiếu mà ông vẫn nghiễm nhiên ở ngôi cao thì ông cần gì ở dân?
Vừa rồi báo chí đưa tin 4 vị lãnh đạo trẻ tuổi tài cao, đẹp trai như tài tử nhưng có một thực tế, các vị đó, không một ai tranh cử và được dân bầu cả. Đơn giản để lên lãnh đạo là do các vị có bố làm to và qua con đường cơ cấu nội bộ. Cơ hội nào cho nhân tài nếu chỉ biết có tài phụng sự dân mà không có bố làm to?
Vài nét chấm phá để các bạn thấy hạ tầng nước Mỹ hỗ trợ cho nhân tài cất cánh còn ở ta thì không.
4. Tình hình Việt Nam
Hiện nay, nhà cầm quyền thu hút nhân tài bằng cách hỗ trợ họ tiền, ưu đãi nhà cửa, đất đai,…không khác gì mua một chiếc máy bay rồi đặt trên một đường băng đầy ổ gà. Không bao giờ chiếc máy bay cất cánh được. Cách làm như vậy chỉ lãng phí ngân sách, tiền thuế của nhân dân mà thôi, chưa nói là rủi ro thu hút những kẻ có vẻ bề ngoài lấp lánh nhân tài-bằng cấp cao-nhưng bên trong rỗng tếch.
Từ phân tích trên cho thấy, để nhân tài về phụng sự đất nước chúng ta cần một hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ cho việc cất cánh của thiên tài. Hạ tầng cho nhân tài cất cánh đó chính là tự do chính trị, tự do kinh tế, tự do báo chí và quản lý xã hội bằng luật.
Chừng nào Việt Nam chưa có được những hạ tầng này thì nhân tài còn bỏ nước ra đi.
Nguyễn Văn Thạnh
No comments:
Post a Comment