Monday, June 1, 2015

Máy bay năng lượng mặt trời tiếp tục bay vòng quanh trái đất

Máy bay Solar Impulse 2 một chỗ ngồi làm bằng sợi cácbon có sải cánh dài 72 mét, dài hơn sải cánh của chiếc Boeing 747.

31.05.2015

Một máy bay Thụy Sĩ dùng năng lượng mặt trời cất cánh sáng sớm Chủ Nhật trong chuyến bay kéo dài 6 ngày trên Thái Bình Dương, chặng khó khăn nhất trong cuộc hành trình vòng quanh thế giới dùng năng lượng mặt trời.

Máy bay Solar Impulse 2 cất cánh từ Nam Kinh miền đông Trung Quốc bay về tiểu bang Hawaii của Mỹ cách xa 8.500 kilômét, sau khi trì hoãn vài ngày chờ thời tiết thuận lợi vì những lo ngại về an toàn.

Đây là chặng bay thứ 6 của cuộc hành trình 35.000 kilômét vòng quanh thế giới.

Máy bay Solar Impulse 2 một chỗ ngồi làm bằng sợi cácbon có sải cánh dài 72 mét, dài hơn sải cánh của chiếc Boeing 747, và nặng chỉ bằng một chiếc xe ô tô. 17.000 tế bào mặt trời gắn vào cánh khai thác năng lượng mặt trời, cho phép máy bay bay trong đêm.

Máy bay Si2 mất12 năm để chế tạo là công trình của hai khoa học gia Thụy sĩ Bertrand Piccard và Andre Borschberg.

Hai ông nói không có ý định cách mạng hóa công nghiệp máy bay, nhưng thay vào đó nhằm chứng tỏ là những nguồn năng lượng thay thế và những công nghệ mới có thể thực hiện được những gì một số người cho là không thể được.

Đường bay của máy bay gồm những chặng dừng tại Oman, Ấn Độ, Myanmar và Trung Quốc. Sau khi vượt Thái Bình Dương ghé lại Hawaii, máy bay sẽ ngừng tại 3 nơi ở Mỹ là Phoenix, bang Arizona, thành phố New York và một nơi khác nữa tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.

Chặng bay cuối cùng sau khi vượt Đại Tây Dương bao gồm một chặng nghỉ tại miền nam châu Âu hay Bắc Phi trước khi trở lại Abu Dhabi vào cuối tháng 7 hay đầu tháng 8 năm nay.

Tin liên hệ


Máy bay Solar Impulse đến Trung Quốc

Chiếc máy bay bay bằng năng lượng mặt trời của Thụy Sĩ đã đến Trung Quốc trong chặng thứ năm của hành trình vòng quanh thế giới mà không cần bất kỳ loại nhiên liệu nào

Solar Impulse 2 khởi sự hành trình vòng quanh thế giới

Một phi cơ chạy bằng năng lượng mặt trời cất cánh trong hy vọng sẽ là cuộc hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên không cần năng lượng

No comments:

Post a Comment