Chúng Tôi Muốn Biết
Thứ Ba, ngày 02 tháng 9 năm 2014 - by MLBVN
Tự do ngôn luận liên quan chặt chẽ tự do tiếp cận thông tin. Mỗi người dân đều có quyền tiếp cận những thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, môi trường, y tế, an sinh xã hội... đến chủ quyền quốc gia. Đó là một trong những quyền hết sức cơ bản của người dân.
Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và có trách nhiệm là bổn phận của nhà nước.
Ngược lại, quyền tiếp cận thông tin từ nhà nước giúp người dân có thể
tiếp thu, đánh giá, lên tiếng phê bình hay ủng hộ. Đây là yếu tố nền
tảng của dân chủ. Động thái phớt lờ quyền cơ bản đó chỉ có ở những thể
chế phản dân chủ, độc tài.
Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: người dân có quyền được biết những thỏa
thuận, những ký kết có liên quan đến chủ quyền quốc gia hay không?
Tháng 5/2014 vừa qua, khi Trung Cộng đem giàn khoan HD-981 xâm lấn vùng
biển Việt Nam, lần đầu tiên Công hàm 1958 liên quan đến chủ quyền Hoàng
Sa - Trường Sa do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký đã được đề cập công khai
trên truyền thông nhà nước. Và rất nhiều người Việt Nam sửng sốt, kinh
ngạc về cái công hàm vô cùng tai hại này.
Dù biện bạch thế nào, Công hàm 1958 được ký với nội dung tán thành Công
bố của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về chủ quyền và lãnh
hải (bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) khiến người dân quan
tâm, lo lắng đến vận mệnh đất nước phải đặt câu hỏi: Tại sao những thỏa
thuận ký kết liên quan đến chủ quyền Tổ quốc Việt Nam lại bị ém nhẹm
suốt hơn nửa thế kỷ? Và những thông tin này nhà nước Việt Nam chỉ bất
đắc dĩ công bố khi Trung Cộng trưng ra như bằng chứng về cái gọi là
quyền “sở hữu” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa & Trường Sa.
Quyền được thông tin là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ đất
nước. Trong trường hợp này, mỗi chủ nhân của nước Việt Nam phải nắm bắt
thông tin, mới có thể chung sức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng của
chính họ, cũng là của cả dân tộc Việt Nam.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa chóp bu lợi ích nhóm trong hai đảng cộng
sản Việt Nam và Trung Quốc luôn che lấp những thông tin liên quan đến
chủ quyền, nhân quyền, các vấn đề kinh tế - xã hội - văn hóa ở Việt Nam.
Hậu quả của “vùng tối” này là gì?
Nhân dân Việt Nam thường bị động trước các động thái gây hấn, lúng túng
trước các thông tin do Trung Cộng đưa ra. Trong khi đó, nhà nước Việt
Nam lại chủ trương đàn áp những ai muốn bạch hóa cái “hố đen” đó, khi
người dân lên tiếng đòi hỏi hoặc tìm mọi cách để biết sự thật những gì
đã và đang diễn ra.
Một trong những ký kết có liên quan đến vận mệnh quốc gia Việt Nam là
“mật” ước Thành Đô 9-1990. Cho đến nay, gần một phần tư thế kỷ đã trôi
qua, không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến hội nghị này được nhà
nước Việt Nam chính thức công bố.
Mọi người lo ngại trước viễn cảnh Việt Nam sắp biến thành xứ sở phiên thuộc của Trung Quốc qua những thông tin rò rỉ.
Đã có những cá nhân, tập thể yêu cầu nhà nước Việt Nam công bố thông tin
này. Đáp lại, đang là động thái “mũ ni che tai”, phớt lờ trịch thượng,
vô trách nhiệm.
Vận nước đang nguy nan, đòi hỏi người dân phải được biết và có quyền
được biết những thỏa thuận ký kết trên lưng người dân, 24 năm trước,
giữa các yếu nhân hai đảng và nhà nước, gây phương hại nền độc lập của
Việt Nam từ đó đến nay và tương lai.
Chúng tôi có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra.
Các bạn - những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm
trước cha ông và hậu thế, hãy cùng chúng tôi cương quyết tranh đấu và
kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này.
Hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô 9-1990.
Chúng Tôi Muốn Biết
We Want To Know
Thứ Ba, ngày 02 tháng 9 năm 2014 - by MLBVN
Freedom of speech is closely related to free access to information. Every citizen has the right to access information from the State such as national policies, activities of politicians, and/or the operation of the ruling party in all fields: education, environment, health, and social security to national sovereignty. It is one of the most basic rights of the people.
To provide accurate information, transparency and accountability is the duty of the State.
On the other hand, the right to access information from the State helps
the people to assimilate, evaluate, voice criticism or support. This is
the fundamental element of democracy. Ignoring that basic right only
exists in anti-democratic and dictatorial regimes.
Have you ever asked the question: do the people have the right to know
the terms, the signing of treaties that involve national sovereignty or
not?
In May 2014, when the Chinese Communists brought its HD-981 rig to
encroach the waters of Vietnam, it was for the first time that the 1958
diplomatic note signed by the former Prime Minister, Pham Van Dong,
relating to the sovereignty of Paracel and Spratly islands, was publicly
mentioned on national media. And it astounded the people of Vietnam
because of its extremely damaging content.
It doesn't matter how the State now tries to justify its action, this
1958 diplomatic note, which was signed with the sole purpose to approve
the claim made by the government of the People's Republic of China on
its territorial sovereignty, (including that of the Paracels and
Spratlys that belong to Vietnam), has made any citizen concerned about
his/her fatherland, must raise the question: why the terms and signed
treaty affecting Vietnam's sovereignty have been kept secret for more
than half a century? And this information was only released reluctantly
by the Vietnamese government when China had announced it as "evidence"
of its so-called jurisdictional right to "own" Vietnam's Paracels and
Spratlys.
The right to be informed is the basis for the people to exercise their
right to govern their country. In this case, every title-holder of
Vietnam must be informed in order for them to effectively join forces to
protect their own legitimate rights, as well as the rights of the whole
nation.
In fact, the inter-related interests of the top two groups in the
Communist Party of Vietnam and China always compel them to cover
information relating to sovereignty, human rights, and economic, social,
and cultural issues in Vietnam.
What are the consequences of this "keeping-them-in-the dark" strategy, of this "black hole"?
The people of Vietnam often are caught unprepared by China's aggressive
moves, and confounded by information released by the Chinese
government. Meanwhile, the Vietnamese regime represses anyone who
wishes transparency, and tries to shed light upon this existing "black
hole" and seeks the truth of what has happened and is happening.
One of the agreements that impacts national interests is the "secret"
Chengdu treaty in September 1990. Until now, nearly a quarter of a
century has passed, and still there is no official information
regarding this signed agreement from the Vietnamese government.
Based on the information leak, every citizen is concerned about the prospect of Vietnam turning into a part of China.
There have been individuals, and groups collectively requesting the
Vietnamese government to disclose the information. In response, there
is only the same strategy "wool hat covering the ears"; ignoring,
patronizing, irresponsible behaviour from the State.
The country is in peril. It requires the people to be informed, and the
right to know the agreements that have been signed behind their back,
and on their backs, 24 years ago, between the two Parties and
governments, that detrimentally affect Vietnam's independence since then
and in the future.
We have the right to know, and we want to know what has and is happening.
You - the people of Vietnam whose hearts are heavy with patriotism, with
responsibility towards his forefathers and future generations: let us
fight resolutely and persistently and demand the right to know based on
the basis of our right to know.
Let us start with the Chengdu Treaty's content in Sept. 1990.
WE WANT TO KNOW!
No comments:
Post a Comment