13:44 | 06/09/2014
Đã có không ít hoan hỷ sau khi tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý II được công bố. Theo đó, tỉ lệ thất nghiệp chỉ 1,48%, thấp nhất trong 1 năm qua. Và thật tuyệt vời là “Việt Nam vẫn nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới”.
TIN LIÊN QUAN | |
30% người nhận trợ cấp thất nghiệp là cử nhân | |
Thu hút nhân tài qua truyền hình thực tế về nghề nghiệp | |
Những công ty "trong mơ" để làm việc tại Việt Nam |
Có tới 160.000 cử nhân, thạc sĩ đang ở trong tình trạng không có việc làm |
Thật khó để nói là “không tin” những con số này khi đây là những con
số chính thức được Bộ LĐTBXH công bố. Vấn đề chỉ là đằng sau những con
số sáng sủa đầy lạc quan này lại có rất nhiều điều đáng nói.
Rằng đó là sự lãng phí chất xám khủng khiếp khi không phải 72.000 mà
có tới 160.000 cử nhân, thạc sĩ đang ở trong tình trạng không có việc
làm, trong tình trạng đáng báo động là tỉ lệ thất nghiệp của người có
chuyên môn kỹ thuật, trình độ cao đẳng, đại học gấp 4 lần tỉ lệ thất
nghiệp chung.
Đó là gần một nửa số người thất nghiệp đang thất nghiệp từ ít nhất 1 năm.
Đó là vấn đề năng suất lao động, đang - cũng hàng đầu thế giới -
nhưng theo thứ tự từ dưới lên bởi với GDP bình quân đầu người 1.960USD,
thật ra, giá trị lao động đang tạo ra một mức thu nhập nằm trên lằn ranh
giữa thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Đó là những thống kê dựa trên tiêu chí - mà Phó viện trưởng Viện Khoa
học Lao động và Xã hội Việt Nam Nguyễn Bá Ngọc có lần thừa nhận: “Chúng
ta điều tra theo cách khi người lao động có 1 giờ làm việc trước thời
điểm điều tra cũng được coi là có việc làm. Chính điều này dẫn tới việc
phản ánh không chính xác về thực trạng thị trường lao động hiện nay”.
Đó là một sự nhìn nhận hoàn toàn khác biệt so với cách nhìn của ILO
căn cứ vào những số liệu cũng chỉ vừa được công bố vài tháng trước, với
đầy những lo ngại. Chẳng hạn “Tỉ lệ lao động dưới 25 tuổi thất nghiệp
đang cao gấp 3 lần tỉ lệ thất nghiệp trong nước nói chung. Đặc biệt, tỉ
lệ thất nghiệp trẻ ở khu vực thành thị tiếp tục ở mức cao”. Chẳng hạn
“Tốc độ gia tăng trong nhóm việc làm dễ bị tổn thương…” tại Việt Nam
chiếm tới 62,1% tổng số việc làm, cao hơn nhiều so với mức chung của thế
giới (47,7%).
Và đó là sự ngơ ngác khi người ta buộc phải đặt ra câu hỏi: Những con
số thống kê ấy cuối cùng thì dùng để làm gì! Sự lạc quan để làm gì!
Nhất thế giới để làm gì! Khi mà ước mơ lương thiện có được một việc làm
thực tế khó hơn nhiều so với việc vẽ một con số trên giấy.
Một báo cáo có tính chất thống kê sẽ là căn cứ để trên cơ sở đó, các
chính sách từ giáo dục, phát triển kinh tế, an sinh xã hội được hoạch
định. Báo cáo ấy cần sự chính xác hơn là vẻ đẹp của một cái bánh vẽ. Bởi
nếu chỉ cần 1 giờ lao động mà đã được coi là “có việc làm” thì thật ra
tỉ lệ thất nghiệp đáng lẽ phải là 0%, chứ bảo 871.000 người không làm
bất cứ việc gì mới là vô lý.
No comments:
Post a Comment