29/09/2014 03:00
Hưởng ứng phong trào biểu tình của sinh viên, nhóm đòi dân chủ Occupy Central phát động chiến dịch phong tỏa trung tâm tài chính - hành chính ở Hồng Kông.
Sáng 28.9, nhóm Occupy Central (OC) bất ngờ tuyên bố bắt đầu phong tỏa Trung Hoàn, “trái tim” của đặc khu hành chính này, để phản đối quyết định của chính quyền Bắc Kinh giới hạn ứng viên tranh cử chức trưởng đặc khu vào năm 2017. Ban đầu, OC dự tính tiến hành chiến dịch này vào ngày 1.10, ngày Quốc khánh Trung Quốc nhưng quyết định đẩy sớm hơn để bắt nhịp với các cuộc bãi khóa, biểu tình rầm rộ của sinh viên, học sinh Hồng Kông suốt một tuần qua.
Tối qua, những con đường bình thường đông đúc người mua sắm, du khách
như Gloucester Road, Harcourt và Connaught trở nên tê liệt hoàn toàn,
theo tờ South China Morning Post. Các nhà tổ chức ước tính khoảng 80.000 người đã xuống đường.
Người biểu tình chống đỡ hơi cay của cảnh sát - Ảnh: Reuters |
|
Càng về khuya, đám đông bao vây bên ngoài khu trụ sở chính quyền Hồng
Kông càng lớn. Hầu hết người biểu tình bịt khẩu trang, trùm bao ni lông
lên đầu hoặc mặc áo mưa, đeo kính bơi và dùng dù để chống đỡ hơi cay
của lực lượng cảnh sát chống bạo động. Họ hô vang các khẩu hiệu như:
“Dân chủ thực sự” và “Nhục nhã, xấu hổ” nhằm vào cảnh sát. Hình ảnh trực
tiếp trên truyền hình của CNN và truyền thông Hồng Kông cho thấy tình hình khá hỗn loạn khi người biểu tình và cảnh sát liên tục xô đẩy nhau khỏi các vị trí “chiến lược”.
Dù chưa ghi nhận trường hợp thương vong hay bắt giữ nào nhưng đến
khuya hôm qua, các thủ lĩnh biểu tình, trong đó có cựu Giám mục Hồng
Kông Hồng y Joseph Zen, kêu gọi người ủng hộ tạm thời rút khỏi những địa
điểm nóng bỏng nhất và quay lại vào hôm sau để bảo đảm an toàn. Tuy
nhiên, đám đông vẫn tập trung tại Trung Hoàn, thậm chí khoảng 3.000
người còn kéo sang Vượng Giác, khu vực mua sắm, giải trí nổi tiếng và vô
cùng đông đúc của Hồng Kông, theo AFP. Trong một diễn biến cùng ngày,
bất chấp phản đối của chính quyền, tòa án Hồng Kông ra phán quyết buộc
cảnh sát thả một trong những thủ lĩnh biểu tình là Joshua Wong, 17 tuổi,
cùng 3 nghị viên đối lập với lý do họ bị giam giữ quá lâu mà không có
lý do chính đáng.
Hôm qua, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh chỉ trích phong trào
biểu tình là hành động phi pháp và nhấn mạnh nhà chức trách sẽ kiên
quyết xử lý. Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra nhượng bộ phần nào khi cam kết sẽ
tổ chức các cuộc tham vấn về chính trị với người dân. Bên cạnh đó, Bắc
Kinh cũng lên án cuộc chống đối và cho biết hoàn toàn tin tưởng cách xử
lý của chính quyền Hồng Kông, theo Tân Hoa xã.
Lo lắng sẽ có đổ máu
Về khả năng xảy ra bạo lực lớn, bà Kwok tỏ ra lo lắng: “Tôi vừa nghe chính quyền đang triển khai thêm cảnh sát và đe dọa sử dụng các biện pháp mạnh để giải tán đám đông. Điều đó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Tôi đã đến tận nơi biểu tình và thấy những sinh viên tổ chức rất bài bản, họ ôn hòa trong ứng xử và tôn trọng pháp luật”. Bà cũng dự đoán, nếu chính quyền Hồng Kông không xử lý được biểu tình theo cách mà trung ương mong muốn thì sự can thiệp trực tiếp từ Bắc Kinh có thể sẽ xuất hiện. Đến 20 giờ hôm qua (giờ địa phương), cô Monica Wong làm việc cho một công ty tư vấn đa quốc gia ở Hồng Kông cho Thanh Niên biết có tin đồn quân đội Trung Quốc đang được triển khai. Trong lúc thông tin này chưa được kiểm chứng thì cô Wong dự đoán cảnh sát sẽ mạnh tay hơn khi các cơ quan, công ty ở Trung Hoàn bắt đầu tuần làm việc mới. Cô cũng lo lắng “có máu đổ ở Hồng Kông” nếu chính quyền can thiệp mạnh hơn.
Thục Minh
(VP Singapore) |
Hệ quả khó lường
Minh Trung
|
Văn Khoa
>> Thủ lĩnh phe biểu tình ở Hồng Kông kêu gọi rút lui>> Hồng Kông thả thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi
>> Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn hơi cay trấn áp người biểu tình
>> Bắc Kinh tự tin Hồng Kông có thể xử lý biểu tình
>> Những điều cần biết về biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông
Người biểu tình ở Hồng Kông bất chấp hơi cay và dùi cui
29/09/2014 08:00Người biểu tình chặn con đường chính hướng đến quận Central (quận trung tâm của Hồng Kông) tối ngày 28.9 - Ảnh: Reuter
(TNO) Những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông vẫn tiếp tục những cuộc biểu tình vào rạng sáng 29.9, bất chấp cảnh sát dùng hơi cay và dùi cui trấn áp họ.
Hàng ngàn người biểu tình vẫn còn bao vây quanh tòa nhà chính quyền
Hồng Kông, mặc cho thủ lĩnh sinh viên, thủ lĩnh biểu tình đòi dân chủ
gọi rút lui vì lo ngại cảnh sát dùng đạn cao su, theo Reuters.
Truyền thông địa phương cho biết đoàn người biểu tình lan rộng từ
quận Central (quận trung tâm của Hồng Kông), sang quận Causeway Bay và
dọc theo cảng đến Mong Kok, khiến cho chính quyền Hồng Kông khó kiềm chế
người biểu tình. Ước có đến 80.000 người tham gia biểu tình.
Một số vụ ẩu đã đã xảy ra khi cảnh sát đã dùng hơi cay và dùi cui để
trấn áp người biểu tình. Và cảnh sát Hồng Kông bác bỏ thông tin họ bắn
đạn cao su.
“Nếu hôm nay tôi không đứng lên, tôi sẽ thù hận chính bản thân mình
trong tương lai”, ông Edward Yeung (55 tuổi), một tài xế taxi tham gia
biểu tình dòi dân chủ, nói.
“Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng… chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ
cuộc”, Peter Poon, một thanh niên trong độ tuổi 20 tham gia biểu tình,
cho biết.
Một số công ty và trường học ở trung tâm Hồng Kông phải đóng cửa, một
số khác kêu gọi nhân viên làm việc tại nhà. Úc và Ý ra lệnh cảnh báo
công dân nước tránh xa các khu vực biểu tình.
Bắc Kinh (Trung Quốc) hồi tháng 8 đã từ chối yêu cầu được phép tự
chọn đặc khu trưởng vào năm 2017 của người dân Hồng Kông và chỉ cho
phép cư dân đặc khu này chọn lựa trong số các ứng viên mà Bắc Kinh đã
định sẵn.
Điều này đã dẫn đến phong trào biểu tình đòi dân chủ bùng phát trên toàn Hồng Kông, được biến đến với tên Occupy Central with Love and Peace (tạm dịch Chiếm lấy khu trung tâm với Tình yêu và Hòa bình hay gọi tắt là Occupy Central). Và sinh viên, học sinh cũng tham gia biểu tình đòi dân chủ.
Đến nay cảnh sát đã bắt giữ 78 người, bao gồm Joshua Wong (17 tuổi), thủ lĩnh nhóm sinh viên biểu tình dòi dân chủ ở Hồng Kông. Wong được thả vào tối 28.9 và tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình, theo Reuters.
Phúc Duy