Vậy
là nó
đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày
1/1/2014. Nếu
coi là "Hiến pháp mới", thì e rằng ăn quá non nên gạo còn sống
sượng. Còn nếu gọi là "Hiến pháp sửa đổi", thì có lẽ hâm quá
đà nên cơm cũ đã cháy khê.
Dù
muốn hay không, Hiến pháp 2013 cũng chi phối cuộc sống của Nhân dân ta và sự phát triển
của Dân tộc ta trong thời gian tới. Do đó, thay vì ca ngợi ngất trời hay chê bai
triệt để, nên tìm hiểu những biến đổi về nội dung của Hiến pháp, để đoán biết hệ quả mà phòng
xa hay tận dụng, đồng thời để thấy rõ hơn tâm và tầm của bộ máy lập hiến. Theo
tinh thần ấy, bài
này trao đổi về hệ quả của một số thay đổi trong Hiến pháp 2013.
Phần 1 nhận
diện mấy nội dung vốn tồn tại trong Hiến pháp 1992, nay bị Hiến pháp
buông rơi, mặc dù vẫn còn cần thiết. Chẳng hạn:
- Đòi hỏi "Các cơ quan
Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp
luật";
- Qui định trách nhiệm của công an nhân dân là phải "bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của công
dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân";
-
Cam kết "Những
nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ".
Phần
2 điểm mặt ba thay đổi theo hướng tiến bộ liên quan đến quyền sau
song sắt, mà những người dính vòng lao lí nên biết để đấu tranh đòi thực
hiện.
Phần 3 đề cập
đến hiện tượng rộ nở thuật ngữ "công khai"
trong Hiến pháp 2013. Đáng lưu ý là hai khoản hiến định mà công dân quan tâm đến
vận nước nên tận dụng, đó là:
-
"Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước
và các nguồn tài chính công khác… phải được sử dụng… công khai" (Khoản 1 Điều 55 Hiến pháp 2013),
Phần
4 cảnh báo nguy cơ quyền con người và quyền công dân có thể bị khước từ hay
cản trở bởi mệnh đề: "Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" – Một mối họa chỉ tương xứng với
chính trường hoang dã và xa lạ với nhà nước pháp quyền đích thực. Buồn thay, căn
cứ vào nguyên tắc lập hiến và lập pháp, thì mưu mô đó thuộc loại mánh lới
bất thành.
Phần
5 phân tích sai lầm tai hại trong việc dùng Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 để hiến định khả năng hạn chế quyền con người và quyền công
dân. Sơ sẩy khi hiến định "quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở" tại Điều 22 Hiến pháp 2013 là ví dụ điển hình, cho thấy có những
thay đổi chưa chắc đã phản ánh đúng dụng ý của tác giả. Do đó, thay vì ghi nhận
một số thể hiện có vẻ tiến bộ trong Hiến pháp 2013, ta lại phải
băn khoăn với câu hỏi: Thực ra họ sửa nhầm hay đổi thiệt?
1. Hiến pháp buông rơi
Chẳng
nhất thiết và cũng chẳng thể ghi hết mọi điều quan trọng vào Hiến pháp. Nhưng khi
Lời nói đầu khẳng định rằng Hiến pháp 2013 "kế thừa… Hiến pháp năm 1992", thì việc nó buông rơi một số
nội dung vẫn còn hợp lý và cần thiết của Hiến pháp 1992 có thể bắt nguồn từ dụng
ý sâu xa, mà ta không thể làm ngơ.
1.1.
Lạm dụng quyền lực
là xu hướng mang tính bản năng của thế lực cầm quyền. Do đó, với tư cách là
công cụ pháp lý cơ bản để điều khiển hoạt động của Nhà nước, một trong những mục
tiêu quan trọng nhất của Hiến pháp phải là kiểm soát và kiềm chế bộ máy Nhà
nước. Trong hoàn cảnh nhà cầm quyền hay hành động bất chấp Hiến pháp và
pháp luật, thì khoản
hiến định sau đây tại Điều 12 Hiến pháp 1992 là rất cần thiết:
"Các
cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp
luật."
Tiếc rằng, như đã
trao đổi ở bài "Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp", khi liệt kê những đối tượng "phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến
pháp, pháp luật",
cả Hiến pháp 1992 lẫn Hiến pháp 2013 đều chừa lại thế lực "siêu
nhà nước", cần phải kiềm chế nhất, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN). Điều ấy cũng phi lý như chỉ nhìn nhận cái "nhà" ("nhà
ngói" thay vì "nhà nước") từ "trần giả"
trở xuống và cố tình bỏ qua cái "nóc", rồi khi bị "dột"
thì lại giả vờ ngu ngơ "không rõ nước rơi từ đâu". Đáng tiếc
hơn nữa, đòi hỏi "Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến
pháp, pháp luật" (trong Hiến pháp 1992) đã bị bỏ rơi, và được nới lỏng trong Hiến
pháp 2013 như sau:
"Nhà
nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã
hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ."
(Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013)
Điều
tệ hại là, sau khi cố tình bỏ đi chữ "phải", điều khoản
trên không còn thể hiện trách nhiệm hiến định, bắt buộc Nhà nước phải thực
hiện, mà trở thành mệnh đề khẳng định, công chứng cho một trạng thái phi
thực tế, như thể nó đã mặc nhiên tồn tại. Hơn nữa, cho dù hiểu đó là một
yêu cầu, thì các cơ quan Nhà nước "muốn theo" hay "theo
được" bao nhiêu thì "theo", không nhất thiết phải "chấp
hành", càng không cần phải "nghiêm chỉnh". Vậy là tấm
gương xấu của Điều 4
dành cho ĐCSVN đã phản chiếu sang Điều 8
dành cho các cơ quan Nhà nước.
Vốn
dĩ đã quen hành động bất chấp pháp luật, nay được Hiến pháp "giải thoát"
khỏi nghĩa vụ "nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật", thì các
"con trời" sẽ còn lộng hành đến mức nào nữa?
Từ
lúc Hiến pháp 2013 có hiệu lực, các vụ tử vong trong khi hoặc sau khi "làm
việc" với công an diễn ra dồn dập hơn, mặc dù "đang xét xử 5 công an… đánh chết anh
Ngô Thanh Kiều" (vào ngày 13/5/2013 tại Phú Yên). Nếu không có thương tích đầy mình làm bằng chứng, như trường hợp Huỳnh Nghĩa (39 tuổi, ở tỉnh Đắk Nông, chỉ vì bị nghi là hái trộm
hạt tiêu mà tử vong sau khi "làm việc" với công an vào ngày
13/2/2014), thì lý do tử vong được công bố "đương nhiên" là do
"tự tử". Chẳng hạn, Huỳnh Nhất Trung (20 tuổi, ở tỉnh Bình
Định) "treo cổ tự tử chết trong nhà tạm giữ công an huyện
Vân Canh" vào tối 11/3/2014. Sáu ngày sau (tức 17/3/2014), Bùi
Thị Hương (42 tuổi) "được công an phường Tân Đồng (thị xã Đồng Xoài,
Bình Phước) mời lên trụ sở làm việc vì nghi ngờ liên quan đến việc đem đi
bán 2 chỉ vàng giả… chết trong tư thế treo cổ bằng áo gió trên cửa phòng
tạm giữ hành chính."
Phải
chăng, sự gia tăng tử vong do "làm việc" với công an là hệ quả
của việc Hiến
pháp 2013 bỏ rơi đòi
hỏi "Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp,
pháp luật"?
1.2.
Vốn dĩ, Hiến
pháp 1992 quy định về lực lượng công an như sau:
"Điều 47 Nhà
nước xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân
để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định
chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài
sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống
các loại tội phạm."
Điều này được "đơn
giản hóa" đáng kể trong Hiến pháp 2013 như sau:
"Điều 67 Nhà nước xây dựng Công an nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,
đấu tranh phòng, chống tội phạm."
Vậy
là, khi đã được nuôi no đủ, có vũ khí tối tân, thậm chí sắp được
trang bị cả máy bay, tàu thủy,
thì cũng qua cái thời hiến định "công an nhân dân" phải
"dựa vào nhân dân". Đồng thời, Hiến pháp 2013 cũng "giải
phóng" công an khỏi trách nhiệm "bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của
công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa".
Thực
ra, thiên hạ vẫn thường chứng kiến công an xâm phạm "các quyền tự do, dân chủ của
công dân", còn chuyện công an "bảo
đảm" các quyền đó thì nghe giống như cổ tích. Cho nên, có lẽ sẽ trung
thực hơn nếu xóa bỏ chuyện hoang đường ấy ra khỏi Hiến pháp.
Nhưng
tại sao lại "giải
phóng" lực
lượng công an khỏi cả trách nhiệm "bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân", trong khi họ sống và hành
nghề bằng tiền của Nhân dân? Đừng ngụy biện rằng nội dung ấy đã chứa đựng trong
nhiệm vụ "bảo
vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống
tội phạm".
Bởi vì nhiệm vụ còn
sót lại này cũng đã từng tồn tại song song trong Hiến pháp 1992 cùng với nội
dung vừa bị bỏ rơi. Hơn nữa, đối với những tay súng "chỉ biết còn Đảng,
còn mình" (xem Ảnh 1) thì "trật tự, an toàn xã hội" trước hết là sự an toàn của
lãnh đạo, của chế độ, và "chống tội phạm" trước hết
là chống những người mà giới cầm quyền không ưa nên quy kết là "thù
địch".
|
Ảnh 1: "CÔNG AN NHÂN DÂN CHỈ BIẾT
CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH" (Nguồn: Internet)
|
Nếu
có biểu tình, dù chỉ lác đác mươi người thực thi quyền hiến định và chỉ nhằm
bảo vệ chủ quyền biển đảo hay phản đối tham nhũng, thì họ cũng coi đó là hành
động đe dọa sự an toàn của chế độ, và ngay lập tức huy động lực lượng
đông đảo để giải tán, thậm chí để đàn áp. Còn nếu tính mạng và tài sản của Nhân dân bị đe dọa, thì điều
động lực lượng "mỏng" và can thiệp "thận trọng"
đến mức… trật tự xã hội ngày càng thêm hỗn loạn. Viết như vậy, bởi tin rằng: Nếu thực
sự muốn thì lực lượng công an thừa sức để điều tra và khống chế nhiều tệ nạn xã
hội đang hoành hành.
Thay
vì bảo vệ, họ lại cư xử với nạn nhân như với kẻ thù của chế độ. Họ đang tâm xả đạn như mưa vào nhà dân, để mở đường cướp tài sản hợp
pháp của dân, như đã diễn ra ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012. Coi người dân như hình nộm để tập
bắn, nên gọi cuộc xả đạn về phía người dân là "diễn
tập", và cao hứng tự ca rằng "không có cuộc diễn tập nào thành
công bằng cuộc diễn tập lần này". Rồi còn công khai tuyên bố
rằng: "Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách… rất là đẹp, đâm ra
không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả." Cứ tưởng, hành động và phát
ngôn như vậy trong Nhà nước của Nhân dân thì bị cách chức, thậm chí bị loại
khỏi ngành công an và bị truy tố trước pháp luật. Ai dè sau một thời gian ngắn còn được vinh danh bởi quân hàm
Thiếu tướng.
Chưa
đầy năm tháng sau trận xả đạn ở Tiên Lãng, vào ngày 24/4/2012, họ lại điên cuồng đánh đập dã man cả hai phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam đến tác nghiệp ở Văn
Giang, vì
tưởng đó là dân đen, dám đứng nhìn bầy quân cướp đất.
Những
hành động ngạo ngược hại dân diễn ra nơi nơi, nhiều không kể xiết… Khi
còn hiến định trách nhiệm "bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của công dân,
bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân" mà họ còn hành động như vậy, thì
rồi đây
sẽ còn tệ hại đến mức nào nữa?
1.3.
Hiến pháp 1992 quy định về quyền bầu cử
và ứng cử như sau:
"Điều 54 Công dân, không phân biệt dân tộc,
nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp,
thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai
mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo
quy định của pháp luật."
Điều này được viết
lại trong Hiến pháp 2013 như sau:
"Điều 27 Công dân đủ
mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng
cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định."
Nghĩa là bỏ đi mệnh đề "không phân biệt dân tộc, nam nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn
cư trú", vốn dĩ đã xuất hiện tại Điều 23 Hiến pháp 1959, sau đó được tiếp tục duy
trì trong Điều 57 Hiến pháp 1980 và Điều 54 Hiến pháp 1992.
Thuở còn quy định "không phân biệt… thành phần xã hội…" thì đã rất phân biệt,
đến mức khó lòng tự ứng cử nếu không thuộc "thành
phần xã hội" được bộ máy cầm quyền lựa chọn và đề cử. Vậy thì rồi đây
sẽ ra sao?
1.4.
"Việc khiếu nại,
tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp
luật quy định."
"Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp
thời xử lý nghiêm minh."
"Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo."
Nghĩa
là đòi hỏi "xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định"
và "kịp thời xử lý nghiêm minh" bị loại bỏ ra khỏi Hiến
pháp 2013. Để thấy rằng việc loại bỏ này không phải là vô tình, hay do các tác
giả của Hiến pháp 2013 muốn lược bớt tất cả các ràng buộc về thời gian, chỉ cần
lưu ý rằng quy định những người bị chất vấn "có trách nhiệm trả lời những
vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định" tại Điều 98 Hiến pháp 1992 vẫn được bảo lưu nguyên vẹn tại Điều 80 Hiến pháp 2013.
Bấy
lâu nay, khiếu nại, tố cáo của công dân hay bị ngâm tôm quá lâu, khiến nhiều
người phải lang thang khiếu kiện suốt chục năm trời. Rồi đây, khi ràng buộc
về thời gian xử lý đã bị xóa khỏi Hiến pháp, thì người dân sẽ phải mòn mỏi chờ
đợi thêm bao lâu nữa?
1.5.
Đáng lưu ý là quy
định
"Những nơi thờ tự của các
tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ"
tại
Điều 70 Hiến pháp 1992 đã bị loại bỏ ra khỏi điều hiến định
về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp 2013 (tức là Điều 24).
Tại sao lại như vậy? Chẳng nhẽ quy định ấy không còn cần thiết trong chế độ đã
từng diễn ra phong trào đập phá đền chùa nhân danh chống mê tín dị
đoan? Hay là để
tránh mâu thuẫn với thực tế chiếm đất tôn giáo vẫn xảy ra đó đây?
Mấy vị Hòa thượng, Thượng tọa, Linh mục… trong Quốc hội có đấu tranh đòi bảo lưu điều
hiến định bảo hộ nơi thờ tự hay không? Hay vì quá mải lo thực hiện sứ mạng bảo
vệ chế độ, mà
quên mất vai trò phải đóng trong Quốc hội, là đại diện và bảo vệ tín ngưỡng,
tôn giáo?
Điều
đáng lo ngại là: Liệu việc chiếm đất của các cơ sở tôn giáo có gia tăng
sau khi xóa bỏ hiến định "nơi thờ tự… được pháp luật bảo hộ" hay
không?
2. Quyền sau song sắt
Một trong những tên gọi trớ
trêu nhất trong tiếng Việt thời nay là "cơ quan bảo vệ pháp luật",
vì chính các cơ quan đó lại hay vi phạm pháp luật nhất. Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ là một ví dụ điển hình
trong muôn vàn vụ việc, đã và đang xảy ra thường xuyên trên mọi miền Tổ quốc. Tại
sao nhân danh bảo vệ pháp luật mà lại vi phạm pháp luật như vậy? Chắc hẳn, pháp luật chỉ
là thứ mà họ vin vào, chứ không phải là cơ sở pháp lý mà họ tôn trọng và tuân
theo khi thao túng quyền lực.
2.1.
Những
người bị bắt, bị giam "thân cô thế cô" trong chốn ngục tù, dù "đúng
người đúng tội" cũng rất cần được luật sư bảo vệ và trợ giúp pháp lý.
Nếu bị bắt oan thì lại càng cần luật sư bênh vực. Thế nhưng, bộ máy điều
tra, giam giữ thường cô lập nghi can, bị can, bị cáo, không cho họ có điều kiện
lựa chọn và tiếp xúc với luật sư, đặng dễ bề tra hỏi, ép cung, dàn dựng…
Thậm chí, nhiều người bị ép buộc phải khước từ luật sư do người nhà đứng
ra mời và chấp nhận luật sư do bên điều tra áp đặt, nên dù có bào chữa
cũng bằng… âm.
Về "quyền
bào chữa", Hiến pháp 1992 quy định như sau, trong khuôn khổ hiến định
trách nhiệm của Tòa án:
"Điều 132 Quyền bào chữa của bị cáo được
bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình…"
Như
vậy, Hiến pháp 1992 chỉ đề cập đến "quyền bào chữa của bị cáo",
tức là của "người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử" (theo
định nghĩa tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự). Nếu Hiến pháp chẳng hề đề cập tới "quyền
bào chữa" thì có thể cũng chẳng hề chi, nhưng khi đề cập một cách
không đầy đủ thì lại trở thành tai hại, vì có thể tạo ra cách nghĩ sai lầm là người
bị bắt, người bị tạm giam giữ (theo định nghĩa tại Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự) và bị can (tức là "người
đã bị khởi tố về hình sự" – theo định nghĩa tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự) không có "quyền bào chữa".
Tuy nhiên, hạn chế
của Hiến pháp 1992 không phải là lý do duy nhất khiến "quyền bào chữa"
của "người bị tạm giữ, bị can" bị xâm phạm tràn lan. Bởi
vì Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ ràng rằng:
"Người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa."
"Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật
này."
Hạn chế kể trên của
Hiến pháp 1992 được khắc phục một phần bởi Khoản 7 Điều 103 Hiến pháp 2013, trong khuôn khổ hiến định trách nhiệm
của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân:
"Quyền bào chữa của bị can, bị
cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm."
(Tức là ngoài "bị
cáo" thì thêm đối tượng "bị can" cũng được bảo đảm "quyền
bào chữa".) Và nó được khắc phục nhiều hơn bởi Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013, trong khuôn khổ hiến định quyền
con người:
"Người bị bắt, tạm giữ, tạm
giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc người khác bào chữa."
Như
vậy, theo quy định của Hiến pháp 2013, kể từ khi "bị bắt" đến
khi "bị xét xử", mọi người đều "có quyền tự bào chữa, nhờ luật
sư hoặc người khác bào chữa".
Có điều, một khi
đã đề cập đến quyền con người trong vòng lao lí, thì Hiến pháp viết như
vậy vẫn chưa đầy đủ. Từ "bào chữa" khiến người ta chỉ chú tâm
vào việc "bênh vực cho đương sự trước tòa án", tức là khi xét xử, và
cùng lắm là mở rộng ra lúc điều tra, khi công an thẩm vấn đối tượng để
xác định tội phạm. Nhưng lúc ở sau song sắt, ngoài giờ hỏi cung hay xét xử,
dù trước khi ra tòa hay đang thi hành án, thì đương sự vẫn
cần được luật sư trợ giúp và bảo vệ trước sự cư xử trái pháp luật của bộ
máy điều tra và giam giữ. Vậy nên cần sửa lại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013, bằng cách bổ sung thêm thời
gian "thi hành án" cũng như "quyền được luật sư bảo vệ và trợ
giúp pháp lý",
đại loại có thể viết như sau:
"Người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, hoặc thi hành án
có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, có quyền được luật
sư bảo vệ và trợ giúp pháp lý."
2.2.
"Thẩm
phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm
cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội
thẩm."
Vốn
dĩ, quy định "xét xử độc lập" và "chỉ tuân
theo pháp luật" đã có trong Điều 130 Hiến pháp 1992, song khoản hiến định đó tỏ ra vô dụng
trên thực tế. Các thẩm phán vẫn hay bị các loại cấp trên chi phối.
Nay
có thêm quy định "nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào
việc xét xử", liệu nó có thể góp phần kích hoạt lòng tự trọng của
các thế lực quen thói lộng quyền và đánh thức lương tâm nghề nghiệp của các thẩm
phán quen phán xử theo lệnh trên hay không?
Ít
nhất, về mặt pháp lý, các thẩm phán không thể biện hộ cho hành vi uốn
cong cán cân công lý để xử sai, và các tầng thượng cấp không thể chối tội nếu bất
chấp Hiến pháp để can thiệp vào việc xét xử của tòa án. Và họ không thể dùng pháp
luật hiện hành để gỡ tội khi đứng trước vành móng ngựa trong chế độ kế tiếp.
2.3.
"Nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử được bảo đảm."
"Nguyên tắc
tranh tụng"
là gì? Trong bài "Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, cơ sở hình thành
phán quyết của Tòa án", Tiến sĩ Nguyễn Sơn – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao – đã giải thích:
"Tranh tụng trong tố tụng
hình sự: là sự tranh luận của bên buộc tội và
bên bào chữa, dựa trên những chứng cứ được đưa ra trước phiên tòa do các bên
thu thập
theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là cơ
sở để Tòa án ra phán quyết có hiệu lực thi hành, nhằm bảo vệ các quyền cơ bản
của con người."
Khi viết "là cơ sở…",
chứ không phải "là một trong những cơ sở…", thì có nghĩa đó là
"cơ sở duy nhất". Tức là: Khi phán quyết, Tòa án
phải dựa và chỉ được dựa trên kết quả tranh luận trước tòa giữa bên buộc tội và
bên bào chữa. Không được khăng khăng bám vào những chứng cứ hay lời
khai nhận do bên điều tra và công tố đưa ra, bất chấp lập luận của bên bào chữa.
Càng không thể phán quyết theo "bản án bỏ túi", được thế lực nào đó ấn
định từ trước khi diễn ra tranh luận tại phiên tòa.
Hệ quả của Điều 103 Hiến pháp 2013 là: Những thẩm phán chân chính
có thêm cơ sở pháp lý để phán xử tử tế, theo đúng lương tâm nghề nghiệp. Còn
những thẩm phán bù nhìn thì mất bớt đường biện hộ cho bản lĩnh kém cỏi và hành
động vô lương của mình. Số phận dân oan sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào việc
họ có được thẩm phán chân chính xét xử và được luật sư đủ tài năng bào chữa hay
không.
3. Rộ nở "công khai"
Một trong những nét đặc biệt trong Hiến pháp 2013 là từ "công
khai" đột nhiên "nở rộ". Từ này vốn chỉ xuất hiện hai
lần trong Hiến pháp 1946 và đúng một
lần trong mỗi bản Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992. Nhưng
nó xuất hiện đến 7 lần trong Hiến pháp 2013.
3.1.
Về cơ bản, đó là một triệu chứng tốt. Nhưng đôi khi, ý nghĩa của từ "công
khai" lại khá khó hiểu, chẳng hạn:
"Nhà nước tạo
điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai,
minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân." (Khoản
2 Điều 28 Hiến pháp 2013)
"Công khai… trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,
kiến nghị của công dân" có nghĩa là thế nào? Nếu công dân "kiến nghị"
về vấn đề gì đó, thì cứ việc lặng lẽ mà "tiếp nhận", xem xét
và giải quyết nghiêm túc, rồi "phản hồi" trực tiếp cho người có
kiến nghị. Như vậy đã có thể coi là đủ. Có nhất thiết phải "công
khai", công bố với thiên hạ, rằng ông nọ bà kia kiến nghị cái ấy,
nhưng chẳng được chấp thuận vì lý do nào đấy, khiến người đó bị cười
chê, hay không? Đặc biệt, khi công dân muốn kiến nghị, tố cáo một cách kín đáo
về hành vi tham nhũng của quan chức, thì có nên "công khai"
cho tham quan biết để trả thù hay không?
Và đây nữa:
"Nhà nước thu hồi đất do tổ chức,
cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích
quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường
theo quy định của pháp luật." (Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 2013)
Tại sao lại đưa ra đòi hỏi "phải công khai"
(khi đã có yêu cầu "minh bạch") trong hoàn cảnh này? Nếu không
hiến định "công khai", thì người dân có thể chấp nhận để cho "việc thu hồi đất" diễn ra kín
đáo, vụng trộm hay không? Và "phải công khai" đến mức độ nào?
Điều mà người dân muốn biết là danh tính của các thế lực nấp sau "việc
thu hồi đất" để chia chác lợi lộc, vậy thì có định "công
khai" về chúng hay không?
3.2.
Có một yêu cầu "công khai" đã trở thành kinh điển, đó
là:
"Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường
hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ
người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương
sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín." (Khoản
3 Điều 103 Hiến pháp 2013)
Nội dung "Tòa án nhân dân xét xử công khai" đã xuất hiện trong tất cả các
hiến pháp của chế độ này, tại Điều 67 Hiến pháp 1946, Điều 101 Hiến pháp 1959, Điều 133 Hiến pháp 1980 và Điều 131 Hiến pháp 1992. Tiếc rằng,
cái đòi hỏi chính đáng đó đã trở thành hiện thân của sự dối trá trắng trợn.
Tuyên bố là "xét
xử công khai",
nhưng lại tung ra lực lượng dày đặc để ngăn cấm những người quan tâm tiếp cận
khu vực xử án, đến mức cả bố mẹ, anh chị em ruột của bị cáo cũng không được vào
phòng xét xử. Thực tế đó diễn ra triền miên, ngang nhiên… Ấy vậy mà các cấp
lãnh đạo vẫn cứ làm ngơ, như thể không hề hay biết. Trớ trêu hơn, với
tư cách "đại biểu cao nhất của Nhân dân", "thực hiện quyền lập
hiến, quyền lập pháp" và "giám sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước" (Điều 69 Hiến pháp 2013), đại biểu Quốc hội vẫn bỏ qua,
không đòi hỏi Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Công
an (là những chức vụ do Quốc hội "bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm"
hoặc "phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức" theo
quyền hạn được hiến định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Điều 70 Hiến pháp 2013) ra lệnh thuộc hạ chấm dứt cái
tệ nạn vi hiến, phi pháp ngang nhiên ấy.
Lần này, bên cạnh
đòi hỏi "xét xử công khai" trong khuôn khổ hiến định trách nhiệm
của tòa án, Hiến pháp 2013 còn bổ sung thêm quy định "xét xử công
khai" vào quyền con người, là "được… xét xử công
khai":
"Người bị
buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định,
công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc
tuyên án phải được công khai." (Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp 2013)
Hy vọng rằng, khi được nhấn mạnh đến hai lần trong
Hiến pháp, nhà cầm quyền sẽ không tiếp tục coi quy định "xét xử công khai"
như một trò đùa pháp lý.
Và người dân cũng ý thức rõ hơn quyền hiến định của mình, để mà cương quyết
đấu tranh, đòi nhà cầm quyền phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh.
3.3.
Đòi hỏi "công khai" mới mẻ sau đây kéo theo một hệ quả quan
trọng:
"Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc
gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý
và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch,
đúng pháp luật."
(Khoản 1 Điều 55 Hiến pháp 2013)
Có nghĩa là từ nay, các cơ quan Nhà nước phải "công
khai" mọi khoản chi tiêu thuộc "ngân sách nhà nước, dự trữ quốc
gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống
nhất quản lý".
Cơ
sở chính đáng của quy định này là: Tiền bạc và của cải mà Nhà nước đứng ra
quản lý chính là của Nhân dân, nên Nhân dân có quyền biết và phải biết
để giám sát xem Nhà nước chi tiêu có hợp lý hay không. Biết để còn can
thiệp, hay ngăn chặn trong trường hợp cần thiết, chứ không phải biết chỉ để mà
tức… Vì thế, Nhân dân phải biết đủ sớm, chứ không phải đợi đến lúc
mọi chuyện trôi qua, khi tiền bạc, của cải của Nhân dân đã "không cánh
mà bay", và thủ phạm đã "hạ cánh an toàn"… Quy định "phải
được sử dụng… công khai" cần được hiểu là phải
"công khai" từ trước khi "sử dụng", tức là từ khi lập
kế hoạch "sử dụng". Điều đó cũng giống như việc người điều khiển
phương tiện giao thông phải có tín hiệu báo hướng rẽ từ trước khi rẽ, chứ
không phải rẽ xong rồi mới phát tín hiệu rẽ. Muộn nhất thì cũng phải "công
khai" trong khi đang "sử dụng", chứ không thể đợi đến
lúc xong xuôi hay sau một thời gian thì mới "công khai".
Cần
phải nhấn mạnh, rằng Điều 55 Hiến pháp 2013 quy định
phải "công khai" tất cả các khoản chi tiêu đó, không có ngoại lệ. Nghĩa là phải "công khai" cả các khoản chi cho đảng
cầm quyền, cũng như chi cho bộ máy quốc phòng và bộ máy an ninh…
Hệ
quả hiển nhiên là: Không được coi những thông tin ấy là
"bí mật Nhà nước" và không được phép đóng dấu "mật" hay
"tuyệt mật" lên các tài liệu liên quan, bởi vì như vậy là vi hiến. Hơn
thế nữa, không được kết tội những công dân lưu trữ hay công bố tài liệu liên
quan là "chiếm đoạt bí mật Nhà nước" hay "làm lộ bí mật Nhà nước"
(theo Điều 263 Bộ luật hình sự).
3.4.
Với việc thông qua Hiến pháp 2013, Quốc hội đã tự dành cho mình một cam
kết "công khai", đó là:
"Quốc
hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch
nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần
ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín." (Khoản 1 Điều 83 Hiến pháp 2013)
Việc hiến định "Quốc hội họp công khai" không phải
là ngoại lệ hiếm hoi, mà là thông lệ khá phổ biến trong hiến pháp của các nước
trên thế giới, ví dụ như Hiến pháp Ba Lan (Điều
113), Hiến pháp Bỉ (Điều 47), Hiến pháp Bồ Đào Nha (Điều 116), Hiến pháp Đan Mạch (Điều 49), Hiến pháp Đức (Điều 42), Hiến pháp Hungari
(Chương Nhà nước, Điều 5), Hiến pháp Hy Lạp (Điều
66), Hiến pháp
Na Uy (Điều
84), Hiến pháp Nhật (Điều 57), Hiến pháp Pháp (Điều
33), Hiến pháp Thụy Điển (Chương 4, Điều
9)…
Ở Việt Nam, nội dung Quốc hội "họp công khai" đã xuất
hiện trong Hiến pháp 1946 (Điều thứ
30), nhưng nó bị thủ tiêu trong ba bản hiến pháp kế tiếp (từ năm 1959), để rồi sau
54 năm mới lại được tái hiện trong Hiến pháp 2013.
"Quốc
hội họp công khai"
có nghĩa là thế nào? Có thể tìm thấy câu trả lời rõ ràng ngay trong Hiến pháp 1946 của chính chế độ này:
"Điều thứ 30 Nghị viện họp công khai,
công chúng được vào nghe. Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận
và quyết nghị của Nghị viện. Trong những trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể
quyết nghị họp kín."
Vâng,
đặc điểm tối thiểu của "họp công khai" là "công chúng được vào nghe"…
Hiển
nhiên phải là như vậy! Vì "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân
dân",
do Nhân dân bầu ra, để thay mặt Nhân dân đóng vai trò "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" trong đất nước mà "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân", nên tất nhiên Nhân dân
có quyền chứng kiến "cơ quan đại biểu" của mình họp hành, hoạt động như
thế nào.
Nếu
muốn thì công chúng phải được chứng kiến trực tiếp. Tức là "vào
nghe" trực tiếp ngay trong phòng họp của Quốc hội, chứ không phải
gián tiếp, qua thông tin tường thuật của tivi, đài, báo, đã bị biến dạng qua
lăng kính chủ quan của nhà báo và bị bóp méo bởi cái gọi là "định hướng
tuyên truyền". Kể cả xem "truyền hình trực tiếp" trong
phòng cách biệt (với phòng họp Quốc hội) hay qua chương trình TV cũng không phải
là "chứng kiến trực tiếp", vì tín hiệu truyền hình có thể "bị
trục trặc" đúng những lúc gay cấn, hay ống kính ghi hình có thể bị
quay lệch khỏi hướng đáng quan tâm.
Để công chúng có thể "vào nghe" trực tiếp thì phòng họp của Quốc hội phải
được thiết kế và xây dựng tương ứng, có đủ chỗ cho công chúng "vào
nghe". Một hình mẫu có thể tham khảo là phòng họp của Quốc hội CHLB Đức,
trong đó 6 khán đài với khoảng 430
chỗ ngồi (chưa
kể chỗ đứng) được dành cho công chúng, khách và nhà báo, để họ có thể trực tiếp
chứng kiến toàn cảnh phiên họp công khai của Quốc hội (xem Ảnh 2). Đương
nhiên, công chúng phải tiến hành đăng ký và đợi đến lượt mình; còn Quốc hội thì
phải có hướng dẫn cụ thể và cung cấp công cụ đăng ký trực tuyến để công chúng có thể đăng ký thuận lợi.
|
Ảnh 2: Phòng họp toàn thể của
Quốc hội Đức, với 6 khán đài dành cho công chúng, khách và nhà báo chứng kiến
trực tiếp các phiên họp công khai của Quốc hội (Nguồn: mitmischen.de)
|
Liệu
Nhà Quốc hội Việt Nam đang được xây dựng có phù hợp với tinh thần "Quốc
hội họp công khai" (nghĩa là có chỗ cho công chúng "vào
nghe") hay không? Nếu không phù hợp, thì nhân dịp đề nghị bổ sung hơn 2.000 tỷ đồng cho Dự án Nhà Quốc hội,
với lý do "thiết kế công trình Nhà Quốc hội được điều chỉnh theo hướng
điều chỉnh lại công năng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng mới", phải
nhanh chóng tạo dựng thêm chỗ cho công chúng "vào nghe". Nếu
phớt lờ, không chịu hiệu chỉnh theo tinh thần của Hiến pháp mới được thông qua,
thì những người chịu trách nhiệm xây dựng Nhà Quốc hội và điều khiển các cuộc họp
Quốc hội trong tương lai sẽ bị coi là vi phạm Hiến pháp.
Điều
đáng lo hơn là liệu những người lãnh đạo Quốc hội đã thực tâm chấp nhận việc "Quốc hội họp công khai" hay
chưa? Vốn dĩ, nhân danh "bảo vệ an ninh", họ có thể chặn cả
đường giao thông công cộng, ngăn không cho dân chúng đi qua khu vực mà Quốc
hội họp. Thậm chí, họ từng ngang nhiên đưa ra lệnh cấm: "Phóng viên không được phỏng vấn và chụp ảnh đại biểu
Quốc hội trong khu vực sảnh trước của hội trường – nơi đại biểu Quốc hội giải
lao".
Phóng viên của báo chí chính thống, vừa thực hiện nhiệm vụ của bộ máy tuyên
truyền "lề đảng" và thực thi quyền tự do báo chí, vừa đáp ứng
yêu cầu truyền tải thông tin để cử tri cả nước theo dõi và giám sát hoạt động của
Quốc hội, mà còn bị cản trở thô bạo như vậy, thì làm sao người lao động chân
quê có thể len vào chốn "Quốc
hội họp công khai"?
Đây
là một trong những thử thách đầu tiên đối với Quốc hội sau khi Hiến pháp 2013
có hiệu lực. Người dân có thể kiểm nghiệm thái độ tôn trọng và chấp hành Hiến
pháp của chính bản thân Quốc hội, bằng cách sớm đăng ký tham gia chứng kiến
trực tiếp các cuộc "họp công khai" của Quốc hội. Để tránh
ngụy biện về hoàn cảnh chật chội, do chưa xây xong Nhà Quốc hội mới, có thể viết
thẳng vào đăng ký rằng sẵn sàng đứng nghe hoặc mang theo ghế xếp để ngồi nghe.
Nếu
Quốc hội viện cớ quanh co, không chịu thi hành cái điều khoản hiến định có thể dễ
dàng thực hiện ngay lập tức, chẳng bị ai cản trở ngoài chính bản thân, thì chứng
tỏ họ coi Hiến pháp vừa thông qua chỉ là trò đùa. Và nếu cơ quan lập hiến nhìn
nhận như vậy thì đừng có hy vọng hão huyền vào sự tôn trọng Hiến pháp của bộ
máy cầm quyền.
Ngược
lại, nếu Quốc hội thực sự chấp nhận để người dân nào "vào nghe"
các cuộc họp được hiến định là "công khai", thì đó là một tín
hiệu tốt, chứng tỏ Quốc hội cũng muốn xây dựng nhà nước pháp quyền.
4. Mánh lới bất thành
Trong Hiến pháp 2013, có ba điều hiến định về
quyền công dân được kèm theo câu "Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định" hay "… do luật định", đó là:
"Điều 23 Công dân có quyền tự do
đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."
"Điều 25 Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."
"Điều 27 Công dân đủ mười tám
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định."
Câu kèm theo đó mang
dụng ý gì?
4.1.
Để
trả lời câu hỏi trên, ta điểm lại quá trình thay đổi, biến dạng của điều hiến
định về quyền "tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội
họp, lập hội, biểu tình" qua các đời Hiến pháp của chế độ này.
Trong
hai bản hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959), các quyền công dân thuộc thể loại này được
hiến định một cách vô điều kiện, không bị hạn chế (xem Phụ lục I). Có lẽ, đó là biểu hiện của thế hệ cầm
quyền mới thoát thân từ cương vị bị trị, chưa kịp lĩnh hội đầy đủ kỹ
năng quản lý xã hội, và cũng chưa bị nhiễm nặng "hội chứng cầm
quyền".
Hiến pháp thứ ba được
thông qua vào năm 1980, giữa lúc đất nước đã thống nhất dưới sự lãnh đạo độc
quyền của ĐCSVN. Trên đỉnh cao quyền lực, nhà cầm quyền không cần lấy lòng dân
chúng như thời kỳ còn phải tranh chấp, nên một số quyền tự do của công dân
trong Hiến pháp 1980 được hiến định kèm theo ràng buộc:
"Điều 67 Công dân có các quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với
lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
Nhà nước tạo
điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do
dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân."
Tức
là "các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập
hội, tự do biểu tình" của công dân phải "phù hợp với lợi
ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân", trong đó "lợi
ích của chủ nghĩa xã hội" chiếm vị trí hàng đầu, còn "lợi ích của
nhân dân" chỉ đứng hạng hai. Cả hai loại lợi ích đó và cái gọi là "lợi
ích của Nhà nước" đều trừu tượng, nên dễ quy chụp những hành động của
dân chúng mà nhà cầm quyền không thích là "không phù hợp" hay "xâm
phạm" các lợi ích đó.
Hiến pháp thứ tư –
Hiến pháp 1992 – ra đời vào lúc Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
châu Âu đã sụp đổ đồng loạt, "chủ nghĩa xã hội" trở nên tai
tiếng. Vì vậy, các nhà lập hiến Việt Nam đã xóa bỏ điều kiện "phù hợp
với lợi ích của chủ nghĩa xã hội" và thay bằng ràng buộc "theo
quy định của pháp luật":
"Điều 69 Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu
tình theo quy định của pháp luật."
Việc
đột nhiên hủy bỏ nội dung "Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết
để công dân sử dụng các quyền đó" (vốn có trong Điều 67 Hiến pháp 1980 và Điều 25 Hiến pháp 1959) cho thấy: Ngay từ khi ban hành Hiến
pháp 1992 nhà cầm quyền đã không muốn chấp nhận người dân thực thi các quyền
hiến định ấy. Trên thực tế, họ đã dựa vào điều kiện "theo quy định
của pháp luật" để "câu giờ", cố tình không ban hành các luật
liên quan, để lập luận rằng: Khi chưa có pháp luật quy định cụ thể
thì chưa thể hành động "theo quy định của pháp luật".
Nguy hiểm
tiềm tàng của thuật ngữ "theo quy định của pháp luật" ẩn chứa trong
không gian bao la của cái gọi là "pháp luật". Theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
172008/QH12,
thì trong "Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật" không chỉ có
Hiến pháp và các luật, mà còn có cả "Văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”. Hơn nữa, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 cho phép
"Hội đồng nhân dân
ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những trường hợp… quyết định những chủ
trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp…"
và cho
phép
"Uỷ ban nhân dân ban
hành văn bản quy phạm pháp luật… để thi hành Hiến pháp…"
Như vậy, cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp phường,
xã cũng có thể viện cớ hiến định để hạn chế quyền công dân. Vì Hiến
pháp không quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân các cấp, nên khó chỉ ra một cách trực tiếp rằng các hành vi sai
trái hạn chế quyền công dân của các cơ quan đó là vi hiến.
Trong khi trì hoãn hơn nửa thế kỷ, cố tình không ban hành luật để
bảo đảm thực hiện các quyền hiến định, thì nhà cầm quyền lại sinh ra một số nghị
định và thông tư để hạn chế quyền tự do của công dân. Điển hình là cặp Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA nhằm ngăn cấm thực thi
quyền hội họp, biểu tình, và cặp Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP nhằm cản trở khiếu nại có
nhiều người tham gia. Song bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền" đã chỉ ra rằng các nghị định
và thông tư đó vi phạm Hiến pháp và luật.
Như đã khẳng định trong bài "Quyền biểu tình của công dân": Chừng nào
chưa có "quy định của pháp luật", thì chừng ấy chưa có hạn chế đối với
quyền biểu tình, nên công dân có quyền biểu tình một cách hoàn toàn tự do, theo
đúng tinh thần của Hiến pháp 1992, không phải đợi đến lúc có Luật biểu tình hay
một văn bản tương tự.
Sau mấy phương án
dự thảo nhằm khắc phục tình trạng đuối lý (xem Phụ
lục II), cuối cùng Hiến pháp 2013 (Điều 25) quy định:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình."
Mệnh đề "theo
quy định của pháp luật" (trong Điều 69 Hiến pháp 1992) được xóa đi, không phải vì sự hào
phóng đột biến, mà để thay bằng câu sau:
Nghĩa
là vẫn bảo lưu khả năng thao túng bao la của cái gọi là "pháp
luật". Đáng nói hơn, là ba chữ "việc thực hiện" được
huy động vào cuộc. Để làm gì?
Một
mặt, mục tiêu đặt ra chỉ là sửa đổi chứ không phải viết mới Hiến pháp, nên
những chỗ thực sự cần thiết mới được sửa, nghĩa là thay đổi kể trên không thể
vô tình, mà chắc đầy dụng ý. Mặt khác, bộ máy đương quyền càng tỏ ra ngu ngơ và
gắn bó với đồng chí phương bắc bao nhiêu, thì lại càng ranh mãnh và đối kháng với
Dân ta bấy nhiêu, cho nên chẳng ngạc nhiên khi năng lực sáng tạo của nhà cầm
quyền lại được huy động để đối phó với Dân ta. Vì thuật ngữ "theo quy
định của pháp luật" vẫn chưa đủ thuyết phục, nên nay thay nó bằng mệnh
đề "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định", hẳn
là để nhấn mạnh rằng "các quyền này" chỉ được "thực
hiện" khi có "pháp luật quy định".
Với
mánh lới mới mẻ này, một bức tường pháp lý vững chắc hơn trước được dựng
lên vô thời hạn để cản công dân đến với quyền tự do. Nếu sau này bất
đắc dĩ phải để công dân "thực hiện" quyền nào đó, thì họ sẽ
dùng pháp luật để hạn chế đáng kể quyền ấy.
Đó
có lẽ cũng là chìa khóa để giải mã thâm ý của Điều 23
(về quyền tự do đi lại và cư trú, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về
nước) và Điều 27
(về quyền bầu cử và ứng cử) trong Hiếp pháp 2013.
4.2.
Nếu
đấng sinh thành ra Hiến pháp 2013 nghĩ như vậy, thì đấy chỉ là ý muốn chủ
quan của họ.
Không
thể trì hoãn mãi mãi việc ban hành các luật liên quan. Chớ viện cớ thiếu thời
gian hay thiếu kinh phí. Gần
70 năm đã trôi qua kể từ khi chế độ này ra đời, chẳng nhẽ vẫn chưa đủ thời gian
để làm các luật bảo đảm thực thi quyền công dân hay sao? Bỏ hàng núi tiền của
Nhân dân nuôi béo tham nhũng thì được, chẳng nhẽ trích một phần nhỏ kinh phí để
làm luật lại không được hay sao? Hơn nữa, nhiều người sẵn sàng cùng nhau
viết luật, và có đủ khả năng hoàn thành sản phẩm với chất lượng tốt trong thời
gian ngắn. Chỉ cần Quốc hội chân thành đề nghị, thì họ sẽ ra tay. Nếu quả thật
Quốc hội thiếu tiền, thì họ sẵn sàng làm không công, giống như bỏ công viết
những bài như thế này.
Trong
một thể chế xưng danh "Nhà nước pháp quyền" (Điều 2 Hiến pháp 2013) thì đảng cầm quyền cũng phải
nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Một khi đã hiến định rằng "Mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật" và "Không ai bị phân biệt
đối xử trong đời sống chính trị" (Điều 16 Hiến pháp 2013), thì không thể đòi hỏi các tổ chức và
cá nhân khác phải thực hiện những điều mà đảng cầm quyền và các đảng viên của
nó không cần thực hiện.
Nếu đòi hỏi các tổ
chức khác phải đăng ký và chỉ được hoạt động sau khi được cấp phép, thì sẽ vấp
phải các câu hỏi sau đây: ĐCSVN đã làm thủ tục đăng ký thành lập khi nào?
Đã được chính quyền thời đó cấp phép hay chưa? Cho đến nay, Luật quy định quyền lập hội, ban hành bởi Sắc lệnh số
102/SL-L004 do Chủ tịch Quốc hội Hồ Chí Minh ký ngày 20/5/1957,
vẫn còn nguyên hiệu lực, và nó được lấy làm căn cứ cho Nghị định số 33/2012/NĐ-CP, mới được ký vào ngày 13/4/2012. Sắc
lệnh này quy định:
"Điều 4.
Những hội đã thành lập trước ngày ban hành
luật này và đã hoạt động trong vùng tạm bị
chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải
xin phép lại."
Rõ
ràng, ĐCSVN là "hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này"
và "đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến".
Vậy thì, sau ngày 20/5/1957, ĐCSVN đã làm thủ tục "xin
phép lại" hay chưa?
Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định:
"Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."
"Các tổ chức của Đảng và đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Cho
đến tận bây giờ, Hiến pháp vẫn chưa xác định nhiệm vụ và quyền hạn của
"lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", trong khi hiến định
rõ nhiệm vụ và quyền hạn của
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ. Hiến
pháp và pháp luật cũng chưa hề ban hành "khuôn khổ" hoạt động của đảng.
Song ĐCSVN không hề chờ đợi, mà vẫn ngang nhiên "hoạt động". Vậy thì tại sao lại không
chấp nhận cho công dân thực thi các quyền hiến định, mà đòi họ phải chờ đợi,
đến khi có "pháp luật quy định" thì mới được "thực hiện các
quyền này"?
4.3.
Như
đã viết ở trên, các quyền công dân tại Điều 23,
Điều 25
và Điều 27
được hiến định không kèm theo ràng buộc, chẳng phải vì hào phóng bất
thường, mà do dự định dùng luật và các văn bản dưới luật để "siết
lại". Tiếc thay, hiện trạng của Hiến pháp 2013 không cho phép
bất kỳ ai triển khai ý đồ "siết lại" nữa. Vì sao?
Nguyên tắc sơ đẳng
trong kỹ thuật lập hiến và lập pháp là: Luật và các văn bản dưới luật chỉ
có thể hạn chế một quyền hiến định nào đó, nếu Hiến pháp cho phép hạn chế đích
danh quyền ấy. Ví dụ, Hiến pháp CHLB Đức quy định như sau:
(1) Mọi người
có quyền tự do phát biểu và phổ biến quan điểm của mình bằng lời nói, chữ viết
và hình ảnh, và tự do tìm hiểu thông tin từ các nguồn có thể truy cập phổ
thông. Tự do báo chí và tự do thông tin được đảm bảo. Không được kiểm duyệt.
(2) Những
quyền này bị hạn chế bởi quy định trong các luật phổ quát, bởi quy định của Luật bảo vệ thanh
thiếu niên,
và bởi quyền được bảo vệ danh dự cá nhân…"
(1) Mọi người
Đức đều có quyền tụ họp một cách hòa bình và không mang theo vũ khí, mà không cần
phải trình báo hay được chuẩn y.
(2) Đối với
các cuộc tụ họp ngoài trời, quyền này có thể bị hạn chế bằng luật hoặc
trên cơ sở của một luật."
Nguyên
tắc sơ đẳng đó không phải là quá xa lạ với các nhà lập hiến Việt Nam. Có điều, lẽ
ra phải được trình bày một cách rõ ràng và chính xác, Hiến pháp Việt Nam lại bị
lây nhiễm cái ngôn ngữ của chính trường hoang vắng lòng trung thực: Khi nói
thẳng thì không thật, còn sự thật thì lại bị úp mở, trình bày quanh co… Thay
vì viết rõ là "quyền… có thể bị hạn chế bằng pháp luật", thì
lại che dấu sau thuật ngữ "có quyền… theo quy định của pháp luật".
Trong Hiến pháp 1992, cụm từ "theo quy định của pháp luật"
đã được viết kèm theo một số quyền công dân, đó là:
- Quyền tự do đi lại và cư trú ở
trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 68);
- Quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 69).
Và
quyền xây dựng nhà ở thì được gắn với điều kiện "theo quy hoạch
và pháp luật" (Điều 62).
Viết như vậy có nghĩa là có thể dùng pháp luật để hạn chế các quyền ấy.
Hiến pháp 2013 bỏ
hiến định về quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp,
đồng thời bỏ hiến định về quyền xây dựng nhà ở của công dân. Quyền tự do
kinh doanh được hiến định đơn giản và rõ ràng hơn:
Đây
cũng là một cách hiến định, rằng có thể ban hành pháp luật để hạn chế quyền
tự do kinh doanh.
Cách hiến định này
cũng "tế nhị" như thuật ngữ "trái luật" trong
hai ngữ cảnh sau đây:
"Không ai được bóc mở, kiểm soát,
thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao
đổi thông tin riêng tư của người khác." (Điều 21 Hiến pháp 2013)
Ngụ
ý là: Có thể ban hành luật để "tước đoạt tính mạng" của
ai đó và cho phép một số đối tượng được quyền "bóc mở, kiểm soát, thu
giữ… thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư
của người khác".
Rõ
ràng là Hiến pháp 2013 không lãng quên nguyên tắc lập hiến: Để có
thể hạn chế một quyền hiến định bằng luật hay văn bản dưới luật, thì trước hết
phải hiến định về khả năng hạn chế ấy. Vậy mà Hiến pháp 2013 lại hiến
định mấy quyền một cách vô điều kiện tại Điều 23, Điều 25 và Điều 27, không kèm theo hạn chế và cũng không
có hiến định về khả năng hạn chế các quyền ấy bằng pháp luật.
Mệnh
đề "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" được kèm theo chỉ cho phép ban
hành pháp luật để hướng dẫn cách "thực hiện", mà kết
quả cuối cùng phải là người dân được "thực hiện" các quyền đó.
Luật và các văn bản dưới luật không được phép gây khó dễ, nhằm cản trở hay
tạo cớ ngăn cấm "thực hiện", vì như vậy là vi phạm Hiến pháp
2013.
Có
thể một số vị sẽ cố lập luận, rằng mệnh đề "Việc thực hiện các quyền
này do pháp luật quy định" chứa đựng khả năng dùng pháp luật để hạn
chế hay khước từ "việc thực hiện các quyền này". Song họ sẽ vấp
phải câu hỏi: Tại sao không viết thẳng, viết rõ dự định hạn chế hay khước từ
ấy trong Hiến pháp? Cố tình mập mờ để đánh lừa ai?
"Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản
quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ
hiểu."
Theo
đó, nếu nhà cầm quyền dự định dùng pháp luật để hạn chế một quyền hiến
định nào đó, thì phải trình bày dự định ấy trong Hiến pháp một cách "rõ
ràng, dễ hiểu", chẳng hạn: "Quyền này có thể bị hạn chế
bằng pháp luật."
Hiến
pháp đích thực phải được viết một cách trung thực. Hiến pháp dành cho toàn thể
Nhân dân, nên nó phải được "diễn đạt… rõ ràng, dễ hiểu" đến mức dân
thường cũng có thể hiểu để thi hành. Không được vận dụng kỹ năng lập lờ lươn
lẹo từ chính trường vào Hiến pháp nhằm đánh lừa người dân.
Có
lẽ các nhà lập hiến CHXHCN Việt Nam chẳng có ý định đi xa đến mức chấp
nhận những quyền con người, quyền công dân hoàn toàn "bao
la", không hề bị hạn chế. Nhưng "bút sa gà chết",
câu chữ mà họ sử dụng trong Hiến pháp 2013 chỉ cho phép kết luận như trên.
5. Sai lầm tai hại
Điều gì khiến các
nhà lập hiến sơ suất như vậy? Hẳn là do chủ quan, quá ỷ lại vào khả năng thao
túng của Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, quy định rằng:
"Quyền con người, quyền công dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng."
Ý
đồ và hệ quả của nước cờ lạ lẫm này là gì?
5.1.
Vốn dĩ, nội dung
của điều khoản trên được thể hiện trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (được đăng tải để lấy ý
kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013) tại Khoản 2 Điều 15 như sau:
"Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng."
Bài
"Teo dần quyền con người trong Hiến pháp" đã phê phán khoản dự thảo này
và chỉ rõ: Danh
sách "lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức, sức khỏe của cộng đồng" rộng đến mức có thể bao trùm mọi hoàn cảnh
thông thường. Cho nên, nhà cầm quyền luôn có thể viện dẫn những lý do đó, nhằm giới
hạn quyền con người và quyền công dân. Và bất cứ lúc nào họ muốn thì đều coi là
"trường hợp cần thiết". Vì vậy, việc nhét chữ "chỉ"
vào điều khoản ấy chẳng hề có tác dụng hạn chế phạm vi hành động của giới
cầm quyền, mà cốt để ngụy trang, che đậy mục đích hiến định hóa
việc chính quyền có thể giới hạn quyền con người và quyền công dân. Hơn
nữa, dự thảo không hề đề cập ai và cấp nào có quyền giới hạn. Điều
đó mở đường cho bộ máy cầm quyền các cấp có thể can thiệp tùy tiện vào
quyền con người và quyền công dân.
5.2.
Để
khắc phục nguy cơ tùy tiện, các nhà lập hiến đã bổ sung thêm ràng buộc "chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật" vào Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013. Điều kiện này kéo theo hệ quả gì?
Trước
kia, bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền" đã dựa vào nhiệm vụ và
quyền hạn của Chính phủ được hiến định tại Điều 112 Hiến pháp 1992 để chỉ ra tính vi hiến của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP. Vì Hiến pháp không quy định nhiệm vụ
và quyền hạn của bộ máy nhà nước từ cấp bộ và tỉnh thành trở xuống, nên không
thể sử dụng cách lập luận này để chỉ ra tính vi hiến của văn bản pháp
quy do các cấp dưới ban hành.
Nhưng
bây giờ thì việc chứng minh tính vi hiến trở nên đơn giản hơn. Theo Điều 14 Hiến pháp 2013, ngoài Hiến pháp, chỉ luật
mới được hạn chế quyền con người, quyền công dân. Có nghĩa là: Tất cả các nghị
quyết, pháp lệnh, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư… đều trở nên vi hiến
nếu chúng hạn chế quyền con người, quyền công dân. Chẳng hạn như các văn
bản hạn chế quyền hội họp, biểu tình (Nghị định số 38/2005/NĐ-CP), hạn chế quyền khiếu nại, tố cáo (Nghị định 136/2006/NĐ-CP), hạn chế quyền lập hội (Quyết định 97/2009QĐ-TTg, Nghị định 45/2010/NĐ-CP, Nghị định 33/2012/NĐ-CP), hay hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin trên mạng internet (Nghị định 72/2013/NĐ-CP)…
Đáng lưu ý là:
Giữa thời buổi bộ máy cầm quyền đã tha hóa, phạm trù "công vụ" thường bị lạm dụng để
ngụy trang cho những hành động xấu xa và thuật ngữ "chống người thi hành công vụ"
hay bị lạm dụng để vu khống dân lành, thì Chính phủ lại mới ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP, trong đấy cho phép:
"… người thi hành công vụ được… nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn
công, khống chế, bắt giữ người có
hành vi chống
người
thi hành công vụ."
Có
nghĩa là nghị định này cho phép người thi hành công vụ xâm phạm "quyền bất khả xâm phạm về thân thể" (hiến định
tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013), thậm chí có thể "tước bỏ tính mạng" và "quyền
sống" (hiến định tại Điều 19 Hiến pháp 2013) của người dân trong một số trường hợp. Như vậy là
vi phạm Điều 14 Hiến pháp 2013.
"Việc nổ súng trong khi
thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ và
các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Nhưng
pháp lệnh không phải là luật, nên việc Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 cho phép "nổ súng"
vào người dân cũng là trái với quy định của Điều 14 Hiến pháp 2013. Do đó, viện dẫn pháp lệnh đó không
có tác dụng cải thiện tình trạng vi hiến của Nghị định 208/2013/NĐ-CP.
Điều nghiêm trọng là: Nghị định 208/2013/NĐ-CP được ban hành vào ngày
17/12/2013, tức là 19 ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013, và nó có
hiệu lực từ ngày 1/2/2014, tức là một tháng sau khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực. Như vậy, việc
ban hành
Nghị định 208/2013/NĐ-CP rõ ràng là một hành vi vi phạm Hiến pháp 2013 trong thế chủ động, không phải bị động như những
nghị định đã được ban hành từ trước khi Hiến pháp 2013 được thông qua. Vì sao Chính phủ lại
hành động bất chấp Hiến pháp như vậy? Quốc hội định "xử lý" thế nào đối với "hành
vi vi phạm Hiến pháp" đó của Chính phủ?
5.3.
Như đã viết trong phần 5.1, khi được đưa vào dự thảo, mục
đích nguyên thủy của Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 là nhằm hiến định khả
năng hạn chế các quyền con người, quyền công dân. Song họ đã đi sai nước cờ, chọn
nhầm cách thể hiện.
Với
cách viết như hiện nay, họ mới thể hiện điều kiện cần,
là nếu được phép hạn chế thì "chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật".
Nó chưa thể hiện được điều kiện đủ cho việc hạn chế quyền
con người, quyền công dân, tức là chưa hề cho phép ban hành luật để
hạn chế các quyền ấy.
Những
ai đã lĩnh hội kiến thức ở trường phổ thông đều phân biệt được giữa "điều
kiện cần" và "điều kiện đủ", và đều hiểu rằng "chỉ
có thể…" không có nghĩa là "có thể…". Ví dụ: Chắc mọi
người đều đồng ý là "chỉ có thể làm Chủ tịch Quốc hội nếu không
mù chữ". Nhưng như vậy không có nghĩa là thừa nhận mệnh đề "có
thể làm Chủ tịch Quốc hội nếu không mù chữ".
Để thể hiện "điều
kiện cần và đủ", lẽ ra phải viết thêm vào Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 một từ "có thể" nữa,
chẳng hạn:
"Quyền con
người, quyền công dân có thể và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng."
5.4.
Nhưng đấy chỉ là xét
về lô-gíc ngôn ngữ thuần túy. Còn về mặt pháp lý, thì không thể hiến định như
vậy. Bởi lẽ, nếu chấp nhận việc hiến định một cách chung chung, thì có thể thay
điều khoản trên bằng một câu còn tổng quát hơn nữa, đó là:
"Mọi quy định của Hiến pháp đều
có thể thay đổi trong trường hợp cần thiết."
Và
khi đó Hiến pháp cũng trở nên vô dụng, chẳng cần tốn công bàn luận về nó làm gì
nữa.
"Văn bản quy phạm pháp luật phải
quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung."
Trong
Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, phạm trù "quyền con người,
quyền công dân" quá chung chung và các "nội dung
cần điều chỉnh" không hề được "quy định trực tiếp". Chùm
"lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng" cũng quá chung chung, bao
la đến mức có thể quy chụp mọi hoàn cảnh. Khi nhà cầm quyền muốn, thì tất nhiên
họ coi đó là "trường hợp cần thiết". Cho nên, nếu hiến định
như vậy, thì bất cứ quyền con người và quyền công dân nào cũng có thể bị chà
đạp một cách "hợp pháp".
Có
thể ai đó sẽ ngụy biện, rằng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới phải
phù hợp với Hiến pháp, còn Hiến pháp không cần phải phù hợp với luật ấy. Đừng
quên, rằng khi viết và thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thì Hiến pháp
1992 vẫn còn có hiệu lực, và Khoản 2 Điều 5 Luật số 12/2008/QH12 hoàn toàn hợp
hiến, nên họ vẫn phải tuân theo. Nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể không
cần phải tuân theo luật, nhưng hành vi của những người viết và thông qua Dự
thảo thì vẫn phải tuân theo luật hiện hành.
Thế
nào mới có thể coi là "quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh,
không quy định chung chung"? Thông thường, trong điều hiến định về
quyền nào đó thì cần quy định luôn hoàn cảnh và hình thức có thể hạn chế quyền
ấy – Như vậy là "trực tiếp" nhất. Nếu có một hoàn cảnh cần
phải hạn chế một số quyền khác nhau, thì có thể sinh ra một điều hiến định cho
hoàn cảnh ấy, nhưng trong đó phải nêu đích danh các quyền cần phải hạn chế
một cách cụ thể (tức là "không quy định chung chung").
Như vậy mới là "quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh".
"Các luật phục vụ mục tiêu
quốc phòng và bảo vệ thường dân có thể quy định hạn chế quyền cơ bản về
tự do cư trú, đi lại (Điều 11) và bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 13)."
Ở
đây, hoàn cảnh "có thể quy định hạn chế quyền cơ bản" được
viết cụ thể là "phục vụ mục tiêu quốc phòng và bảo vệ thường dân".
Hình thức, phương tiện hạn chế được quy định cụ thể là "luật".
"Nội dung cần điều chỉnh" được quy định cụ thể là "quyền
cơ bản về tự do cư trú, đi lại (Điều 11) và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
(Điều 13)" – Nghĩa là không chỉ nêu đích danh quyền bị hạn chế, mà còn
phải viết rõ là quyền đó được quy định ở điều nào của Hiến pháp. Như thế
mới có thể coi là "quy định trực tiếp", "không quy định chung
chung".
Trong
thể chế Cộng hòa, Nhà nước phải là "của Nhân dân, do Nhân dân và vì
Nhân dân", và đương nhiên Hiến pháp cũng
phải là "của Nhân dân" và "vì Nhân dân", bất
kể nó "do" ai viết ra và "do" ai thông qua.
Vì vậy, nhiệm vụ của Hiến pháp là hạn chế sự tùy tiện của bộ máy Nhà nước,
để bảo vệ Nhân dân, bảo vệ quyền con người và quyền công dân, chứ không phải là
khống chế Nhân dân, hạn chế quyền con người và quyền công dân, để bảo vệ Nhà
nước và để bộ máy ấy dễ hành xử tùy tiện.
Tóm
lại, không thể biến báo Điều 14 Hiến pháp 2013, hay tạo mới một điều khoản
duy nhất, để hiến định khả năng hạn chế tất cả các quyền con người và quyền
công dân một cách chung chung! Do đó, không tồn tại khả năng hợp hiến nào để nhà
cầm quyền có thể hạn chế các quyền được hiến định tại Điều 23, Điều 25 và Điều 27 của Hiến pháp 2013.
5.5.
Để
ý thức rõ hơn hậu quả tai hại của nước cờ lập hiến sai lầm, hãy
xem xét điều khoản hiến định về "quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở".
"Công dân
có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở
của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho
phép.
Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành,
theo quy định của pháp luật."
"Công
dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở
của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho
phép."
Nghĩa
là cả hai Hiến pháp "tiền nhiệm" đều "trừ trường hợp
được pháp luật cho phép" ra khỏi phạm trù "Không ai được tự ý
vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý".
Nhưng bây giờ mệnh
đề "trừ trường hợp được pháp luật cho phép" bị xóa khỏi Hiến
pháp 2013:
1. Công dân có
quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người
có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác
nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật
định."
Như
vậy, Hiến pháp 2013 quy định dứt khoát rằng: "Không ai được tự ý vào
chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý." Và không
hề loại trừ bất cứ trường hợp nào.
Hệ
quả pháp lý của Khoản 3 Điều 22 chỉ là: "Việc khám xét chỗ ở" phải
"do luật định", tức là phải dùng luật, chứ không
được dùng các văn bản dưới luật, như nghị định, thông tư…, để quy định việc
khám xét chỗ ở. Khoản 3 không hề hạn chế hay phủ định Khoản 2, nghĩa là không
hề cho phép ban hành luật quy định "việc khám xét chỗ ở" của bất kỳ
người nào trong trường hợp "không được người đó đồng ý".
Vậy
thì nhà cầm quyền sẽ làm thế nào khi cần khám xét chỗ ở của nghi can nhưng "không
được người đó đồng ý"?
Trong
tiếng Việt thì "không ai…" có nghĩa là "không người
nào…", kể cả công an và các loại "tay chân" của họ. Cho
đến nay, họ thường cho người đóng vai "quần chúng bức xúc", hay giả dạng "côn đồ tự phát", thậm chí
huy động cả côn đồ đích thực,
để đàn áp công dân thực thi các quyền hiến định. Bây giờ, khi Hiến pháp 2013 có
hiệu lực, nếu cần khám xét chỗ ở của đối tượng nào đấy nhưng "không
được người đó đồng ý", chẳng nhẽ lại bắt con người đóng con vật
hay sao? Hay tự phủ định tư cách "người" của mình? Hay ngang
nhiên hành động bất chấp Hiến pháp?
Ai
cũng biết cái thông lệ được thừa nhận khắp thế giới, là bộ máy công an, cảnh
sát phải được Hiến pháp và luật cho phép khám xét chỗ ở trong một số trường hợp
cần thiết, cho dù chủ nhân có đồng ý hay không. Vậy mà, thông qua câu
chữ đã thể hiện trong Hiến pháp 2013, Quốc hội khóa XIII đã tước bỏ mất khả
năng khám xét hợp lý ấy.
Buồn thay…
*
*
*
Những điều đã trao đổi trong bài
này dựa trên tư duy và lô-gíc thông thường, dưới giả thiết là nhà cầm
quyền thực tâm tôn trọng và chấp hành Hiến pháp. Tiếc rằng, bằng hành
động thực tế, họ thường xuyên phủ định giả thiết đó. Hiển nhiên, nếu nhà
cầm quyền chỉ coi Hiến pháp là một thứ "tập làm văn", thì mọi suy
luận về hệ quả của nó đối với thực tế cuộc sống là hoàn toàn vô nghĩa.
Đọc
những điều mà ta đã và sẽ còn tiếp tục rút ra, chắc hẳn nhiều vị đại biểu Quốc
hội giật mình, khi thấy rõ hơn hình hài cái Hiến pháp mà mình đã tắc trách nhấn
nút "tán thành" lúc mới hiểu lõm bõm. Ngược lại, có thể một số
vị đã trực tiếp tham gia viết và chỉnh sửa dự thảo Hiến pháp sẽ phản ứng và quả
quyết rằng họ nghĩ hoàn toàn khác. Nhưng đối với văn bản Hiến pháp thì các tác
giả nghĩ ra sao chỉ là chuyện phụ, điều quyết định là họ đã viết như thế nào. Bởi không phải cái tư
duy quanh co hay ý đồ mập mờ của phía lập hiến, mà chính câu chữ, lời văn được
thể hiện trong Hiến pháp mới xác định nội dung hiến định. Do đó,
dù tuân theo nguyên tắc khách quan, ta chỉ cần dựa trên thực trạng văn bản Hiến
pháp đã được Quốc hội thông qua và đang có hiệu lực để suy luận, chứ không phải
lệ thuộc vào những gì đã diễn ra trong đầu của thế lực cầm quyền và quân sư của
họ.
Có lẽ do ỷ thế lập pháp, nên
chủ quan mà đi sai nước cờ lập hiến. Bây giờ biết tính sao đây? Vừa thông
qua Hiến pháp 2013 với sự tán thành gần như tuyệt đối, chẳng nhẽ bây giờ Quốc hội lại đem nó ra mà tẩy xóa? Đã quả quyết
rằng Hiến
pháp 2013 "thể hiện được ý
chí, nguyện vọng của Nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân", thì bây giờ
Quốc
hội có quyền bất chấp "nguyện vọng của Nhân dân" và "lòng
dân" để sửa chữa nó hay không?
Trước sự cố ngoài ý muốn kiểu này, thông
thường có ba cách xử lý như sau.
(1) Quân tử nhất ngôn: Đành chấp nhận hậu quả do
sai lầm của chính mình gây ra, thực hiện đúng văn bản Hiến pháp mà mình đã ban
hành, dù trái ý và bất lợi cho nhà cầm quyền.
(2) Kiên định & trung thực: Không muốn rời bỏ ý định vốn
có, nên thẳng thắn thừa nhận sai lầm, xin lỗi và xin phép Nhân dân cho sửa chữa
các lỗi đã phạm phải, để Hiến pháp thể hiện đúng ý định của thế lực cầm quyền,
dù nó mới được thông qua, còn chưa ráo mực.
(3) Ù lì bất chấp: Không chịu thừa nhận sai lầm,
mà vẫn hành động theo ý mình, bất chấp hiện trạng của văn bản Hiến pháp.
Không
hiểu Quốc hội
(với tư cách
cơ quan lập hiến) và thế lực thực quyền (điều khiển hành vi của
Quốc hội) sẽ chọn cách nào?
* * *
* * * * * * *
Phụ lục I
Điểm chung trong
hai bản hiến pháp đầu tiên của chế độ này là một số quyền công dân được hiến
định một cách đơn giản, vô điều kiện, không bị hạn chế. Hiến pháp 1946 quy định như sau:
"Điều
thứ 10
Công dân Việt
Nam có quyền:
- Tự do ngôn
luận
- Tự do xuất
bản
- Tự do tổ chức
và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và
ra nước ngoài."
"Điều 25 Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà
nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các
quyền đó."
Phụ lục II
Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (được đăng tải để lấy ý
kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013), Điều 69 Hiến pháp 1992 đã được sửa lại như sau:
"Điều 26 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Điều
gì thay đổi ở đây? Như
đã phân tích trong bài "Teo dần quyền con người trong Hiến pháp", họ xóa đi hai chữ "có
quyền" trước đoạn "được thông tin" và trước đoạn "hội
họp, lập hội, biểu tình". Đồng thời, dùng chữ "được"
(vốn dĩ chỉ là một thành phần của từ "được thông tin") thay
cho hai chữ "có quyền" ấy. Để làm gì? Để xóa bỏ những quyền
cơ bản đó của công dân. Từ chỗ công dân luôn "có quyền"
(kể cả khi không có luật hoặc chưa có luật liên quan), bây giờ bị tước "quyền",
và "quyền" bị hạ cấp xuống thành những thứ "được"
ban phát. Mà "được… theo quy định của pháp luật" thì cũng có nghĩa là "chỉ được… theo quy định của pháp luật". Tức là công
dân "chỉ được" ban phát nếu nhà cầm quyền đã ban hành "quy
định của pháp luật". Khi nhà cầm quyền chưa muốn, lờ đi việc ban hành
"quy định của pháp luật", thì người dân sẽ không "được thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình". Qua
đó ta thấy, nhà cầm quyền vẫn duy trì ý chí cản trở công dân thực thi các quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin, quyền hội họp, lập hội,
biểu tình.
Cuối cùng, trong Hiến pháp 2013 mới được thông qua, các tác giả đã bỏ từ "được"
và thay nó bằng từ "tiếp cận":
Như
vậy là cụm từ "Công dân có quyền" ở đầu câu không còn bị chữ "được"
chặn đường, mà có thể tác động liên thông tới tận từ "biểu tình"
ở cuối câu.
Ngày
29 tháng 8 năm 2014
Cùng
tác giả:
No comments:
Post a Comment