Friday, February 14, 2014

Hơn một nghìn con tê giác bị giết ở Nam Phi năm 2013

Thứ hai, 20/1/2014 08:33 GMT+7

Năm 2013, có tới 1.004 con tê giác bị giết ở Nam Phi. Đây được coi là một trong số những nguyên nhân đẩy loài này đứng trên bờ vực tuyệt chủng. 

Tê giác hiếm ở Đông Phi sinh con 


Ngày 17/1, Bộ Môi trường Nam Phi công bố số liệu chính thức về số tê giác bị giết hại trái phép trong năm 2013 là 1.004 con, gấp hơn 1,5 lần số cá thể bị giết hại để lấy sừng năm 2012. Năm 2013 cũng là năm tồi tệ nhất được ghi nhận về nạn săn trộm tê giác tại quốc gia này.

tegiac.jpg
Biểu đồ thể hiện số lượng tê giác bị giết hại và săn trộm ở Nam Phi ngày càng gia tăng. Ảnh do TRAFFIC cung cấp.

Sừng tê giác được mạng lưới tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia buôn lậu đến thị trường tiêu thụ chính tại châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc. Tại những nơi này, nhiều người sử dụng sừng tê chủ yếu nhằm thể hiện đẳng cấp hay như một loại thần dược. 

Quốc gia láng giềng của Nam Phi là Mozambique được biết đến với vai trò là điểm trung chuyển cho các hoạt động buôn lậu sừng tê giác, đồng thời là căn cứ hoạt động của những kẻ thường vượt qua biên giới săn trộm tê giác.

“Nam Phi và Mozambique phải hành động dứt khoát nếu muốn chấm dứt sự cướp đoạt di sản tự nhiên trắng trợn kể trên", ông Tom Milliken, chuyên gia tê giác thuộc Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài hoang dã (TRAFFIC) nói.

“Buôn lậu và tiêu thụ sừng tê giác không chỉ đơn giản là vấn đề liên quan tới môi trường mà chúng còn là mối đe dọa tới cơ cấu xã hội", Tom Milliken nói thêm.

Tháng 3/2013, các quốc gia thành viên của Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) chỉ ra, một số nước có liên quan chặt chẽ đến tội phạm buôn bán tê giác cần có các hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

Cuối tháng 12/2012, Nam Phi đã ký một Biên bản ghi nhớ với Việt Nam về việc xử lý buôn lậu các loài hoang dã giữa hai quốc gia, sau đó sẽ xây dựng một kế hoạch hành động chung bảo vệ tê giác. 

Theo Tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện TRAFFIC Đông Nam, Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Việt Nam, tê giác trên thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự, vì thế những thoả thuận và tuyên bố cấp cao cần phải được chuyển thành hành động bảo tồn có ý nghĩa, tại cả các quốc gia có loài tê giác sinh sống và ở các nước tiêu thụ chính.

Tân Trung


 

50 Quốc gia họp vì hơn 1 vạn con voi bị giết 




Chỉ riêng ở Châu Phi, mỗi năm có tới hơn 1 vạn con voi bị giết hại để phục vụ cho nạn buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia


Đại diện cho hơn 50 quốc gia và một số tổ chức liên chính phủ quốc tế đã tham dự Hội nghị London về Buôn bán trái phép loài hoang dã do Chính phủ và Hoàng gia Vương quốc Anh tổ chức ngày hôm nay tại thủ đô London. 

Hội nghị có sự hiện diện của Thái tử Charles các Hoàng tử William và Henry, và nhiều đại diện cấp cao là Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, quan chức cấp cao của hơn 40 quốc gia và 10 tổ chức liên chính phủ. Hội nghị do Chính phủ và Hoàng gia Vương quốc Anh khởi xướng nhằm huy động sự tăng cường phối hợp và hỗ trợ, cũng như các cam kết ở cấp cao trên bình diện quốc tế để đấu tranh với tình trạng buôn bán trái phép các loài hoang dã, là vấn nạn đang trở thành mối quan tâm toàn cầu.

Với hơn 10.000 cá thể voi, trên 1.000 cá thể tê giác bị giết hại năm 2013 ở Châu Phi, cùng với nhiều loài hoang dã nguy cấp khác đang dần bị khai thác cạn kiệt để phục vụ cho buôn bán trái phép qua biên giới xảy ra ở các Châu lục đã ảnh hưởng tiêu cực không những tới môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng, tác động đến thu nhập của người dân bản địa, mà còn đang trở thành vấn đề tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, có các mối liên hệ với tội phạm buôn bán ma túy, buôn người, rửa tiền, trong nhiều trường hợp còn có liên quan tới buôn bán vũ khí và khủng bố.
 
Đại diện của hơn 50 quốc gia và các tổ chức đã họp tại London để bàn biện pháp chống nạn săn bắn động vật hoang dã

Hội nghị đã thông qua "Tuyên bố London về Buôn bán trái phép các loài hoang dã". Tại bản Tuyên bố này, đại diện của các Chính phủ và các Tổ chức liên chính phủ quốc tế đã ghi nhận quy mô và các hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, an ninh và môi trường của nạn buôn bán trái phép loài hoang dã, và quyết tâm hành động để chấm dứt vấn nạn này bằng nhiều giải pháp và hành động cụ thể, đồng thời kêu gọi sự cam kết, hợp tác, hỗ trợ của tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế có liên quan để sớm ngăn chặn và loại trừ nạn buôn bán trái phép loài hoang dã qua biên giới đang xảy ra trên toàn cầu.

Tham dự Hội nghị, Ts. Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có bài phát biểu quan trọng thể hiện những nỗ lực của các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc đấu tranh với nạn buôn bán trái phép loài hoang dã, đồng thời khẳng định sự cam kết có trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam trong việc phối hợp với các bên có liên quan để cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu và thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Ts. Tuấn đã đưa ra những đề xuất của Việt Nam bao gồm cần xác định tầm nhìn dài hạn và đánh giá tổng quát về vấn đề buôn bán trái phép loài hoang dã, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm cân bằng giữa bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia của cộng đồng địa phương, đảm bảo lợi ích của các bên, đồng thời thiết lập một cơ chế quốc tế để điều phối và thực hiện gần 20 thể chế, cam kết quốc tế về lĩnh vực này một cách hiệu quả và tập trung được các nguồn lực cần thiết.

Những sáng kiến này của Việt Nam đã được Hội nghị ghi nhận và đánh giá cao, đồng thời đã được đưa vào nội dung để xem xét đánh giá việc thực hiện Tuyên bố chung này vào năm tới. 

Trước thông tin này, Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam đánh giá, sự tham gia của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần này đã thể hiện sự cam kết cao đáp lại lời kêu gọi toàn cầu để trấn áp nạn buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã và giảm tiêu thụ sừng tê giác. "Ở Việt Nam, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với chính phủ trong một loạt các hoạt động truyền thông cũng như hỗ trơ tăng cường thực thi pháp luật và xây dựng chính sách chống buôn bán bất hợp pháp,” 

Trong khi đó, Tiến sỹ Naomi Doak, Điều phối viên Chương trình TRAFFIC Greater Mekong thì nói: “Hội nghị London đã thông qua các cơ chế để chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp. Bây giờ là lúc Việt Nam cần phải thực hiện những nghĩa vụ quốc tế này, đặc biệt trong việc giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác và các sản phẩm từ các loài hoang dã khác,”



Tuệ Khanh

No comments:

Post a Comment