KẺ THÙ CỦA TA LÀ GIẶC PHƯƠNG BẮC
(Suy tư nhân kỷ niệm 225 năm Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa)
.
Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa
Sẽ mãi mãi là bản hùng ca bất diệt !
Vua Quang Trung, Người ngự ở nơi đâu
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”(1)
Lời hịch của Người còn vang vọng mãi với giang san!
.
Trầm tư giữa gò Đống Đa lịch sử
Giữa muôn ngàn trẻ, già, nam, nữ,
Tìm đâu bóng dáng Người xưa?
.
Thương thay đất nước thiếu vắng anh hùng
Để thằng giặc làm mưa làm gió
Nhân danh “bạn bè”, nhân danh “đồng chí”
Lấn chiếm dần biển đảo ông cha.
.
“Bạn bè” ư?
Xin hãy hỏi người dân chài Quảng Nam, Quảng Ngãi
Ai phá tàu, cướp cá, phá ngư cụ của ta,
Ai bắt tàu của ngư dân để đòi tiền chuộc?
Xin trả lời:
Đó là lũ giặc cướp Biển Đông ngang ngược!
.
“Đồng chí” ư?
Xin hãy hỏi 64 Liệt sĩ Gạc Ma:
Ai đã xả đại liên vào những người tay không trên đảo?
Chúng ta không sợ kẻ thù
Nhưng sợ nhất kẻ thù núp danh bạn hữu
Chúng thọc dao vào sườn ta không biết khi nào!
.
Xin hãy ghi, hãy mở sách giáo khoa xưa mà đọc:
Mục Nam Quan nay còn đâu,
Giặc lấn đường biên non nửa cây số
Như vậy vẫn còn “tình anh em đồng chí” đó
Nếu không, chúng còn lấn đến đâu?
.
Xin hãy chỉ tận tay, hãy day tận mặt:
Kẻ thù của chúng ta chính là giặc phương Bắc
Từ Hán, Đường, Tống, Nguyên…
Hỏi có triều đại nào không dòm ngó Việt Nam?
Hỡi những người dân và cả các quan
Đừng mơ nữa,
“16 chữ vàng” và “bốn tốt”
Đối với chúng ta, đã quá đủ rồi!
Gò Đống Đa, Mùng 5 Tết Giáp Ngọ (2014)
PDK
Chú thích
(1) : Các văn bản thời vua Quang Trung thường dùng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Đoạn trên dịch là:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó mảnh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng là có chủ.
(Để tóc dài, nhuộm răng đen là phong tục tập quán Việt Nam)
Ảnh dưới cùng: Mục Nam Quan (tức Hữu Nghị Quan)
trước đây là nơi phân chia ranh giới Việt – Trung, nay nằm sâu trong đất
Trung Hoa
KỂ TỪ ĐÓ CHÚNG TA MẤT GẠC MA
Phan Duy Kha
(Tưởng nhớ 64 Liệt sĩ hi sinh ở đảo đá Gạc Ma)
.
Trong lịch sử đông tây kim cổ
Có một trận đánh lạ kỳ
Một bên tay không, ôm cờ giữ đảo,
Một bên xông tới, đạn tóe đỏ nòng!
.
Có trận đánh nào như thế này không :
Một bên bắn, bên không được bắn,
Chỉ biết cắn răng, giơ ngực chịu đòn,
Lấy hàng rào thịt da mà chống đạn bom! (1) .
.
Lệnh truyền :
- “Phải quyết tâm giữ đảo
Nhưng vì tình hữu nghị anh em
Không được bắn
Dù giá nào cũng không được bắn !”
Và các chiến sĩ ta
ngực trần
hứng đạn…
.
Các anh chết như Từ Hải chết đứng
Máu trào lồng ngực, nhuộm đỏ Gạc Ma!
.
Các anh chết với một câu hỏi lớn:
Là đồng chí với nhau, sao họ lại giết ta?
Nghe lũ giặc ngông cuồng, ngạo mạn:
“Đánh Mỹ kiên cường nhưng phải sợ Trung Hoa”!(2)
.
Hôm ấy nhằm ngày 14 tháng Ba (3)
Kể từ đó chúng ta mất Gạc Ma !
PDK
Hà Nội ngày 20-1-2014
.
Chú thích:
(1): Các
chiến sĩ ta đứng thành một vòng tròn làm hàng rào bảo vệ người cầm cờ
đứng giữa, sau này báo chí gọi là Vòng tròn bất tử.
(2) : Trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc thường khen Việt Nam đánh Mỹ kiên
cường, xứng đáng là “Tiền đồn của phe Xã hội chủ nghĩa”
(3) : Đảo Gạc Ma là
một đảo đá ngầm nằm trong cụm đảo Cô Lin, Len Đao thuộc Quần đảo Trường
Sa. Kể từ năm 1988 trở về trước, Trung Quốc không chiếm được một hòn
đảo nào trong Quần đảo Trường Sa (Chỉ có đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm
từ trước). Ngày 14-3-1988, Trung Quốc xua quân đánh chiếm đảo Gạc Ma của
chúng ta. Và trận đánh đã diễn ra như trên.
*
Ảnh trên: Tranh minh họa trận Hải chiến Gạc Ma, 1988 (Được treo tại Phòng truyền thống Vùng 4 Hải quân)
Phụ chép: Diễn biến trận đánh chiếm đảo Gạc Ma của Hải quân Trung Quốc:
6h30 ngày 14/3, tàu Trung Quốc thả
xuồng máy chuyển từng tốp lính lên Gạc Ma. “Tôi đếm có 49 lính Trung
Quốc mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc”, trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại.
Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan
chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào
bụng trung úy Phương, bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt
cán cờ tổ quốc. Một tên khác xông lên chĩa thẳng súng vào đầu trung úy
Phương nhả đạn.
3 tàu chiến Trung Quốc tăng tốc áp sát đảo, cách tàu
HQ 604 chừng 300 mét. Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh
vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên
sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh.
Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ
chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo
(Theo Vnexpress.net -Xem thêm ở dưới).
*
Xem thêm: Trung Quốc đánh chiếm đảo GẠC MA, 14-3-1988:
No comments:
Post a Comment