Saturday, May 3, 2014

‘Pro’ hay ‘No’ Nukes cho Việt Nam?


1982nycprotest‘Pro’ hay ‘No’ Nukes cho Việt Nam?


Khi tôi còn là 1 đứa trẻ, cha mẹ đưa cả nhà lên xe bus do một trung tâm cộng đồng ỏ Cambridge đã thuê; đi cùng nhiều người hàng xóm trên xe hơn 4 tiếng từ Boston vào New York để tham gia một cuộc biểu tình lớn chống lại hạt nhân.

Tôi nhớ ngày đó – ngày 12 tháng 6 năm 1982 – rất rõ. Vì dù chỉ khoảng 13 tuổi tôi đã quan tâm nhiều đến chính trị rồi, đặc biệt những chính sách đáng lo của Ông R. Reagan; người mà đến nay tôi vẫn cho rằng là một trong những tổng thống nguy hiểm nhất của Mỹ, đặc biệt đối với những chính sách kinh tế và không ít chủ trương đối ngoại (là một quan điểm sẽ giải tích dịp khác.)

Ở New York vào ngày đó đã có tới một triệu dân biểu tình, và trong đó có tôi. Ngaỳ đó cũng đã không có chuyện giả làm thợ cưa đá dưới chân tượng Nữ thần Tự Do hay Công Viên Trung Tâm của New York.

1982nycprotest
Hai hôm khác tôi cũng nhớ là ngày có tai hoạ hay tai nạn Chernoybl và tất nhiên ngày 11 tháng 3 năm 2011, ngày mà sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật đã xảy ra. Cả ba vấn đề (những rủi ro thời Reagan, và hai tai nạn Chernoybl và Fukushima) đều nhắc lại chúng ta nhớ những rủi ro và sự nguy hiểm của công nghệ hạt nhân.

Mới hôm qua tôi có đọc một bài trên mạng về một báo cáo của tổ chức Chatham House (Anh Quốc) mà đã nêu 13 lần kể từ năm 1962 mà những vũ khí hạt nhân đã  rất gần được phóng nhầm lẫn, Kể cả một lần ở Mỹ một tên lửa hạt nhân đã phóng sau khi cái cờ lê của một nhân viên kỹ thuật rơi vào silo chứa tên lửa, đánh thủng bình nhiên liệu tầng 1 của tên lửa gây rò rỉ nhiên liệu. Toàn bộ silo sau đó đã phát nổ, đẩy đầu đạn hạt nhân bay ra khỏi ống phóng. Đầu đạn đã rơi xuống đất gần đó; rất may là nó không nổ. Trên thể giới còn 17,000 đầu đạn và những rủi ro của bao nhiêu hành động thử hạt nhân trong ngành hạt nhân ở các nước.


                              Ái chà chà!

Cách đây không lâu tôi cũng đã được cơ hội gặp một người Việt là chuyên gia về ngành hạt nhân và chúng tôi đã có dịp thảo luận một về chủ đề năng lượng hạt nhân ở Việt Nam. Ông đó đánh giá thấp những loại công nghệ mà Nga dự định sử dụng tại Ninh Thuận và như nhiều người khác, cũng lo về khả năng của Việt Nam để quản lý một loại công nghệ không an toàn trong một bối cảnh thể chế mà những yếu tố như minh bạch, trách nghiệm giải trình còn hết sức thiếu. Riêng tôi, dù cũng thừa nhận toàn thể giới phải tìm những giải pháp mới về năng lượng nhưng rất lo ngại về công nghệ hạt nhân vì nó rất nguy hiểm.

Lý do đang suy nghĩ về chủ đề mà có tác động đến mọi người trên thế giới này là mới sáng nay tôi có đọc một bài của Trung Tâm Quốc tế và Chiến Lược Học (Hoa Kỳ) do Murray Hiebert viết nêu những ý kiến vì sao tổng thống Barack Obama nên ký một hiệp định song phương về hợp tác năng lượng hạt nhân được gọi là hiệp định 123 mà sẽ được sự chuyển các loại thiết bị, nguyên liệu, và kiên thức chuyên môn(Về hạt nhân) giữa hai  nước Việt Nam và Mỹ.

Luận điểm của bài là sẽ giúp Obama thúc đẩy những nỗ lực để phát triển ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á và đồng thời kích thích những nỗ lực để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa  Mỹ và Việt Nam. Cuối cùng sẽ cho những công ty Mỹ thị trường hạt nhân đang tăng trưởng ở Đông Nam Á. Chính Bộ Trưởng ngoại giao Hòa Kỳ John Kerry  nói  nếu thị trường hạt nhân ở Việt Nam hôm nay có giá trị khoảng 10 tỷ đô la thì  đến 2030 giá trị của nó sẽ tới 50 tỷ đô la. Theo Viện Năng lượng Hạt Nhân của Mỹ (một tổ chức do các công ty ngành hạt nhân), thì Việt Nam có khả năng mang lại một 10-20 tỷ đô la kinh doanh cho những công ty hạt nhân của Mỹ.

Rõ rằng Việt Nam cần những nguồn năng lượng mới. Nhưng tôi cũng như nhiều người chưa chắc năng lượng hạt nhân là một con đường hứa hẹn cho Việt Nam, nói cách khác hiệp định 123 có phù hợp cho một bối cảnh mà nhiều khi hoàn toàn thiếu minh bạch và, nói chung, những nặng lực điều chỉnh còn yếu?

Sự kiến thức của tôi cũng như đại đa số người dân về năng lượng hạt nhân cũng có những hạn chế. Song chúng ta đều biết đủ để theo dõi và chất  vấn những quyết định về năng lượng hạt nhân. Ở các nước khác, không  chấp nhận những quyết định về hạt nhân mà chỉ được thông qua chỉ ở cấp cao. Phải có sự ửng thuận rộng rãi.

Trong bài về quan hệ song phương Mỹ – Viêt về năng lượng hạt nhân cũng nói một trở ngại trong việc thông qua 123 chính là hồ sơ nhân quyền mà đến nay đã và đang làm cho những người ở cả hai nước Việt Nam và Mỹ bất bình. (Việc cho phép chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Việt Nam có rủi ro vũ khi hạt nhân được sử dụng trong đồn công an!?) Mặt khác, hoãn lại 123 cũng có những rủi ro nhất định cho Mỹ trong  lúc mà các nước khác như Canada đến Trung Quốc, Pháp, Nga, và Hàn Quốc đều đang cố gắng tiếp cận thị trường hạt nhân của Việt Nam.

Đầu những năm thập kỷ 1990, khi mới bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam, tôi đã được phép của tổ chức Asia Society làm quan sát viên của cuộc hội thảo đầu tiền về cơ hội đầu tư tại Việt Nam được do Asia Society tổ chức tại New York.

Tôi rất nhớ một lúc ở trong thang máy. Trong đó chỉ có vài người gồm những lãnh đạo của SCCI Viêt Nam (State Committee for Cooperation and Investment, cựu), một ông Phó giám đốc của tập đoàn Westinghouse của Mỹ (một công ty lớn trong ngành năng lượng hạt nhân) và tôi, là nghiên cứu sinh. Tôi rất nhớ vì những cán bộ cấp cao của Việt Nam đó gần như là không giao tiếp được bằng tiếng Anh được. Vì thế những đồng chí này chỉ cười một cách lịch sự với  ‘Ông Westhinghouse.’ 20 năm sau có vẻ cả hai bên đều sẵn sàng ôm nhau. Chúng ta nên nghĩ sao?

JL

No comments:

Post a Comment