Solving Intra-ASEAN South China Sea Disputes
The Association of
Southeast Asian Nations (ASEAN) has once again stood paralyzed in the
face of Chinese assertiveness in the South China Sea.
As my colleague Shannon discussed on China Power, and Ankit and myself talked about on
the podcast this week, the 10 ASEAN member states failed to take a
united stance on the issue at the summit in Myanmar over the weekend.
The crux of the issue hasn’t changed since at least the 2012 ASEAN summit,
which ended without a communique for the first time ever due to
disagreements on the South China Sea. Namely, only four ASEAN member
states — the Philippines, Vietnam, Brunei and Malaysia (and possibly now Indonesia) — have ongoing territorial disputes with China (and Taiwan) over the South China Sea.
Meanwhile, China remains ASEAN’s largest trading partner and the
largest trading member of many of its member states. Thus, many of the
member states without a direct stake in the South China Sea maritime
disputes are opposed to antagonizing China for an issue that in their
view doesn’t concern them. This suits China well, as Beijing has long
argued that the maritime disputes should be discussed on a bilateral
basis where its influence over its much smaller neighbors is greatest.
Although efforts to forge a united ASEAN position should continue,
the claimant states must acknowledge that they may not get the rest of
the multilateral body on board with their position to present a unified
front towards China. After all, unless Beijing enters into a prolonged economic stagnation, its influence over ASEAN is likely to grow in the years and decades ahead as its consumer market expands and initiatives like the Silk Road Economic Belt and Maritime Silk Road begin to bear fruit.
That doesn’t mean that the Southeast Asian claimants to the South China Sea should stand idle as China becomes more forceful in asserting its claims
to the disputed waters. Indeed, one of the strongest moves they can
make doesn’t require the participation of the rest of ASEAN.
Namely, the Philippines, Vietnam, Brunei and Malaysia should enter
into multilateral negotiations aimed at resolving all outstanding
territorial disputes amongst themselves. Although China’s (and Taiwan’s)
enormous claims of sovereignty over 90 percent of the South China Sea
puts it front and center in the maritime disputes, the four ASEAN states
have disputes amongst themselves over certain maritime waters.
Resolving these disputes will help advance their agendas towards
China by setting a number of important precedents, which would put
pressure on Beijing to resolve its own disputes on terms favorable to
the Southeast Asian nations.
First, by resolving their territorial disputes, the Philippines,
Vietnam, Brunei and Malaysia would be better positioned to present a
united front toward China. In fact, since they would have resolved all
other disputes, the disputes in the South China Sea would only exist at
all because of China’s intransigence. The easiest solution for reaching a
long-term compromise over the South China Sea issue would be for China
to simply accept the borders agreed to by the rest of the claimants.
Beijing would be unlikely to do this, but at the very least these
borders would be the starting point for any negotiations. In other
words, they would set the terms of debate.
Secondly, by resolving the territorial disputes in a multilateral
forum, the Philippines, Vietnam, Brunei and Malaysia would be setting a
precedent that Beijing would be forced to oblige once it agreed to enter
into serious discussions aimed at finding a comprehensive solution for
the South China Sea. As noted above, China has insisted that any
negotiations should take place at the bilateral level. By demonstrating
that a multilateral forum had resolved all the disputes not involving
China, Beijing would be forced to accept negotiations in the
multilateral format that the ASEAN claimant states support.
Finally, resolving the intra-ASEAN maritime disputes would allow the
member states to “internationalize” the issue. China has been adamant
that resolving the disputes bilaterally precludes states like the United
States or organizations from ASEAN from playing any role whatsoever.
Since China would not be participating in this round of talks, the
Philippines, Vietnam, Brunei and Malaysia could take the initiative by
inviting the United States, Japan, Australia, India, and/or ASEAN to
participate in the multilateral talks. This again would set a strong
precedent that China would be pressured into following once it seriously
wants to resolve the disputes.
In short, by resolving the existing intra-ASEAN maritime disputes in
the South China Sea, the Philippines, Vietnam, Brunei and Malaysia could
set the terms of future negotiations with China over the territorial
disputes. They would simultaneously isolate China as the only state
preventing a comprehensive solution from being reached.
Bauxit Việt Nam
25/05/2014
Giải quyết những tranh cãi trong nội bộ ASEAN về Biển Nam Trung Hoa
Zachary Keck (*)
Đã tới lúc các nước Philippin, Việt Nam, Malaysia và Brunei giải quyết các cuộc tranh cãi về chủ quyền giữa họ với nhau.
Đó là câu dẫn cho bài viết dưới đây của nhà báo Zachary Kech, trong ban chủ biên của tạp chí The Diplomat,
chuyên về các vấn đề thời sự trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Về
phần mình, TS Vũ Quang Việt cũng đã từng đề nghị Việt Nam chủ động
thương lượng với các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Trường
Sa. Anh nhắc lại quan điểm này trong một bài bình luận gửi cho chúng tôi
nhân đọc bài viết của Z. Kech. Diễn Đàn trân trọng giới thiệu với bạn
đọc hai bài viết này.
Hiệp
hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) một lần nữa lại bị tê liệt trước
hành động quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa(1) (viết tắt: Biển NTH).
Như bài viết của bạn đồng nghiệp Shannon về Sức mạnh Trung Hoa và bài báo nói(2)
cùng chủ đề của Ankit và tôi tuần này đã chỉ ra, 10 thành viên của
ASEAN đã thất bại trong việc lấy một thái độ thống nhất về vấn đề Biển
NTH tại Hội nghị Thượng đỉnh họp ở Myanmar cuối tuần qua.
Điểm
then chốt của vấn đề đã không thay đổi ít nhất là từ năm 2012 khi lần
đầu tiên một Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN kết thúc mà không có được một
Thông cáo chung, do những bất đồng về Biển NTH. Cụ thể, chỉ có 4 nước
thành viên của ASEAN – Philipin, Việt Nam, Brunei và Malaysia (và bây
giờ có thể có thêm Indonesia) là có những tranh chấp lãnh thổ đang diễn
ra với Trung Quốc (và Đài Loan) trên Biển NTH.
Trong
khi đó, Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và của
nhiều nước thành viên của Hiệp hội này. Vì thế, nhiều nước thành viên
không trực tiếp liên quan đến các cuộc tranh chấp ở Biển NTH đã chống
lại việc làm mất lòng Trung Quốc về một vấn đề, theo quan điểm của họ là
không liên quan tới họ. Điều đó rất phù hợp với Trung Quốc, vì từ lâu
Bắc Kinh đã biện luận rằng các cuộc tranh cãi về biển phải được thảo
luận trên cơ sở song phương ở nơi mà ảnh hưởng của Trung Quốc là mạnh
nhất trên các nước láng giềng nhỏ hơn nhiều.
Mặc
dầu những nỗ lực thiết lập một lập trường thống nhất của ASEAN cần được
tiếp tục, các nước liên quan phải biết rằng họ có thể không lôi kéo
được phần còn lại của tổ chức này đi theo lập trường của họ để đưa ra
một mặt trận thống nhất đối với Trung Quốc. Xét cho cùng, trừ khi Bắc
Kinh bước vào một thời kỳ kinh tế trì trệ kéo dài, ảnh hưởng của nước
này đối với ASEAN có phần chắc là sẽ tăng lên trong nhiều năm và cả
nhiều thập kỉ tới với sự mở rộng thị trường tiêu thụ và với sự phát huy
hiệu quả của những sáng kiến như Vòng đai Kinh tế dọc Đường Tơ lụa và
Con đường Tơ lụa trên Biển.
Nói như vậy không có
nghĩa là các nước Đông Nam Á liên quan nên khoanh tay khi Trung Quốc
ngày càng mạnh mẽ trong việc khẳng định đòi hỏi của mình trên những vùng
biển tranh chấp. Thật ra, một trong những bước đi mạnh mẽ nhất mà họ có
thể thực hiện không đòi hỏi sự tham gia của các nước khác trong ASEAN.
Cụ
thể, các nước Philipin, Việt Nam, Brunei và Malaysia nên bắt đầu những
thương thuyết đa phương nhằm giải quyết toàn bộ những tranh chấp chủ
quyền lớn giữa họ với nhau. Mặc dù những đòi hỏi chủ quyền khổng lồ của
Trung Quốc (và Đài Loan) trên hơn 90% biển NTH đẩy chuyện này thành
trung tâm của những cuộc tranh chấp trên biển, bốn nước ASEAN cũng có
những tranh chấp giữa họ trên một số vùng biển.
Giải
quyết những tranh chấp này sẽ giúp họ đưa ra nội dung thương thuyết với
Trung Quốc, do đã đặt được những tiền lệ quan trọng, cho phép làm áp
lực để Bắc Kinh giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước Đông
Nam Á một cách thuận lợi hơn cho các nước này.
Trước
hết, khi đã giải quyết những tranh chấp chủ quyền với nhau, các nước
Philipin, Việt Nam, Brunei và Malaysia sẽ có được vị thế thuận lợi hơn
để đưa ra một mặt trận thống nhất đối với Trung Quốc. Thực thế, vì tất
cả các tranh chấp nội bộ giữa họ đã được giải quyết, mọi tranh chấp khác
trên biển NTH nếu còn lại chỉ là do sự ngoan cố của Trung Quốc. Khi đó,
giải pháp dễ nhất cho Trung Quốc để đạt tới những thoả hiệp có tính lâu
dài trên Biển NTH đơn giản là chấp nhận các đường biên giới mà những
nước tranh chấp khác đã thoả thuận. Ít khả năng là Trung Quốc sẽ đồng ý,
nhưng ít nhất những đường biên giới đó sẽ là điểm khởi đầu cho mọi cuộc
thương thuyết. Nói cách khác, cuộc tranh cãi sẽ phải xoay quanh chúng.
Thứ
hai, khi đã giải quyết những tranh chấp chủ quyền trên diễn đàn đa
phương với nhau, các nước Philipin, Việt Nam, Brunei và Malaysia sẽ
thiết lập được một tiền lệ mà Bắc Kinh sẽ buộc phải tôn trọng một khi họ
chấp thuận tiến hành thương thuyết nghiêm chỉnh nhằm tìm ra một giải
pháp toàn diện cho Biển NTH. Như trên đã nói, Trung Quốc đã nhấn mạnh
rằng mọi cuộc thương thuyết phải được tiến hành ở bình diện song phương.
Nhưng khi người ta chứng minh được rằng một cuộc thảo luận đa phương đã
giải quyết mọi tranh chấp ngoài Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ buộc phải
chấp nhận thương thuyết trong khuôn khổ đa phương mà các nước tranh chấp
ASEAN hỗ trợ.
Sau cùng, giải quyết các tranh
chấp biển trong nội bộ ASEAN sẽ giúp các quốc gia thành viên “quốc tế
hoá” vấn đề. Trung Quốc đã rất kiên quyết muốn giải quyết các tranh chấp
trên cơ sở song phương để ngăn chặn các quốc gia như Hoa Kỳ hoặc các tổ
chức như ASEAN có thể có bất kỳ vai trò nào. Vì Trung Quốc sẽ không
tham gia vòng đàm phán này, các nước Philipin, Việt Nam, Brunei và
Malaysia có thể lấy sáng kiến mời Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và/hoặc ASEAN
tham gia các cuộc đàm phán đa phương. Như vậy lại sẽ có thêm một tiền lệ
vững chắc làm áp lực buộc Trung Quốc phải tuân theo một khi họ tỏ ra
một cách nghiêm túc là muốn giải quyết các tranh chấp.
Nói
tóm lại, bằng cách giải quyết các tranh chấp trong nội bộ ASEAN liên
quan đến biển NTH, các nước Philipin, Việt Nam, Brunei và Malaysia có
thể đặt ra khuôn khổ cho các cuộc thương thuyết trong tương lai với
Trung Quốc về các tranh chấp lãnh thổ. Đồng thời, các nước này sẽ cô lập
Trung Quốc như quốc gia duy nhất ngăn cản việc đạt tới một giải phái
toàn diện.
Z.K.
(Bản tiếng Việt: Hoà Vân)
(*) Nguồn: Solving Intra-ASEAN South China Sea Disputes
Vài lời nói thêm
Phát
biểu ý kiến kêu gọi giải quyết tranh chấp trong nội bộ các nước ASEAN
có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông Nam Á của Zachary Keck trên tờ
báo Diplomat có thể là chậm, nhưng tình hình nghiêm trọng hiện
nay và trong tương lai đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp nội bộ này
không thể trì hoãn hơn nữa.
Liên quan đến ASEAN
là vấn đề chủ quyền Trường Sa mà hiện nay người Việt, đặc biệt là giới
trí thức chưa có quan điểm rõ ràng. Thật ra, chủ quyền của Việt Nam ở
Trường Sa là đến đâu? Nếu không giải quyết được vấn đề này thì khó có sự
đoàn kết giữa các nước có liên quan trong khối ASEAN như Việt Nam, Phi,
Mã, Brunei, Indonesia.
Đáng lẽ vào lúc này các
nước ASEAN đã phải giải quyết vấn đề với nhau rồi. Nước có trách nhiệm
lớn nhất trong việc này là Việt Nam, nhưng Việt Nam đã không làm gì. Vẫn
cho rằng Trường Sa là của mình.
Chính vì thế
mới tạo thời gian và cơ sở cho Trung Quốc hành động bất ngờ, đem giàn
khoan vào EEZ của Việt Nam và ở gần ngay Hoàng Sa như thế.
Trung
Quốc hành động lúc mà Mỹ không có khả năng có hành động trả đũa (và
cũng không có cớ để hành động dù muốn) và lúc mà các nước ASEAN chia rẽ,
kể cả 4 nước đòi chủ quyền ở Trường Sa. Trung Quốc muốn tạo sự đã rồi.
Nó hành động đúng vào lúc mà toà án quốc tế chưa xử vụ kiện của Phi. Nó
hành động đúng vào chỗ chỉ có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, ở
chỗ mà Việt Nam chưa dám đưa ra toà để kiện.
Việc
Việt Nam cần làm là giải quyết với các nước Đông Nam Á khác cũng đòi
chủ quyền như Phi, Mã Lai, Brunei. Điều này chỉ có thể làm được nếu như
Việt Nam từ bỏ ý đồ cho rằng toàn bộ các đảo/đá/bãi ở Trường Sa là
thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có nhiều lý do để thấy đòi hỏi này của
Việt Nam là có vấn đề :
a) lịch sử không chứng
minh được Trường Sa là thuộc Việt Nam; Pháp tuyên bố chủ quyền trên cơ
sở đây là vùng đất vô chủ (và chỉ ghi được 6 địa danh trong hàng vài
chục địa danh);
b) có muốn hết cũng không có sức thực hiện được việc hành xử chủ quyền;
c) càng muốn thì càng chứng tỏ rằng mình là tiểu bá.
Cho
nên tôi xin nêu lại vài đề nghị mà tôi đã trình bày trong một bài viết
trước đây của tôi cũng như đã viết cho Bộ Ngoại giao, để nếu như không
tạo được sự đoàn kết của cả ASEAN thì ít nhất có 4 nước lãnh xướng (để
có hậu thuẫn của ít nhất Indonesia và Singapore):
1.
Mọi nước trong nhóm nước 4 nước thuộc khối ASEAN có tranh chấp ở Trường
Sa đồng ý là các kết cấu tự nhiên ở đây chỉ là đá chứ không phải đảo.
Như vậy ai làm chủ các hòn đá thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Điều này sẽ
là cơ sở cho việc Hoàng Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý (dù ai chiếm
giữ).
2. Việt Nam cũng nên từ bỏ việc đòi chủ quyền các bãi/đá nằm trong EEZ của Phi, Brunei và Mã Lai.
3. Việt Nam và các nước nên công nhận chủ quyền của nhau trên các đá hiện đang chiếm giữ.
4.
Với sự đồng ý ở trên, 4-5 nước ASEAN có thể yêu cầu Toà hoà giải Luật
biển phán quyết là các cấu trúc thiên nhiên ở Biển ĐNA lớn nhất chỉ có
thể là đá. (Trung Quốc không có quyền cản vụ này). Nếu được phán quyết
như thế, Trung Quốc cũng không thể đòi hơn 12 hải lý lãnh hải chung
quanh Hoàng Sa cho họ khi tạm thời vấn đề chủ quyền chưa được giải
quyết, và như thế không thể động đến EEZ của Việt Nam. Khi Việt Nam đòi
lại được chủ quyền ở Hoàng Sa, phán quyết trên không gây thiệt hại gì
cho nước ta. Toàn bộ biển còn lại sẽ là biển quốc tế. Lúc đó các nước
ASEAN mới có cơ sở thảo luận với Trung Quốc "cùng nhau khai thác" và
phân chia lợi ích thiên nhiên trong khu biển quốc tế.
Tôi
nghĩ đã đến lúc Chính phủ Việt Nam phải chủ động đưa ra sáng kiến giải
quyết vấn đề trong tranh chấp ở nội bộ ASEAN, tạo cái khung cho giải
pháp trong tương lai với Trung Quốc nếu có.
Vũ Quang Việt
Nguồn: diendan.org
No comments:
Post a Comment