Người lao động
(NLĐO) - Bộ trưởng quốc phòng ba nước Mỹ, Nhật, Úc ra tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 trong ngày 30-5, trong đó nhất trí phản đối mọi mưu đồ thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.
Tuyên bố được đưa ra giữa lúc Trung Quốc ngày càng
lấn tới trên biển Đông và Hoa Đông. Căng thẳng trong khu vực gia tăng kể
từ khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang
Shiyou 981) trong vùng biển Việt Nam, bất chấp sự phản đối của Việt Nam
và cộng đồng quốc tế.
Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
cùng 2 người đồng cấp Úc David Johnston và Nhật Itsunori Onodera tại Shangri-La ngày 30-5. Ảnh: Kyodo
Theo hãng tin Kyodo, sau khi bàn luận sự kiện các chiến đấu
cơ của Trung Quốc áp sát máy bay Nhật Bản một cách bất thường, Bộ trưởng
Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera với 2 người đồng cấp Mỹ Chuck
Hagel và Úc David Johnston "đã phản đối mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực hay
cưỡng ép hòng đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông và biển
Đông".
Ngoài ra, bộ trưởng 3 nước đồng ý mở rộng hoạt động huấn luyện phòng vệ chung.
Cùng ngày 30-5, tại cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đạt được
nhất trí về việc thúc đẩy dự định sửa đổi các quy định để quân đội Nhật
Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể nhằm bảo vệ các đồng minh như Mỹ.
Kyodo dẫn lời các quan chức Nhật Bản cho hay cuộc gặp trên
cũng nhằm thể hiện việc Nhật Bản và Mỹ sẽ không dung thứ cho mưu đồ thay
đổi hiện trạng bằng vũ lực của Trung Quốc.
Hải Ngọc (Theo Kyodo)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: "Trung Quốc gây mất ổn định biển Đông"
Thứ Bảy, 31/05/2014 09:07
(NLĐO) – “Biển Đông là trái tim của châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc đã đơn phương thực hiện nhiều động thái gây mất ổn định ở đó” - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhận định tại Đối thoại Shangri-La sáng 31-5.
Phát biểu mở đầu ngày
làm việc thứ hai (31-5) của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối
thoại Shangri-La) tại Singapore, ông Hagel nhấn mạnh cam kết đối với khu
vực này của Washington là lâu dài.
"Việc tái cân bằng lực lượng của Mỹ tại châu Á không phải là mục tiêu, lời hứa hay viễn cảnh. Nó là một thực tế” - ông Hagel quả quyết, đồng thời khẳng định việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng không thể ảnh hưởng đến chiến lược này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu ngày 31-5. Ảnh: IISS
Ông Hagel đưa ra 4 nguyên tắc của Mỹ: có
những giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, hợp tác kiến trúc an ninh
khu vực châu Á, tăng cường các khả năng cho đồng minh, cải thiện khả
năng phòng thủ khu vực tại châu Á.
Đặc biệt, ông Hagel phát biểu: "Không có khu vực nào có tiềm năng về thịnh vượng và tăng trưởng hơn châu Á. (...) Biển Đông là trái tim của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc đã đơn phương thực hiện nhiều động thái gây mất ổn định ở đó".
Ông Hagel tố cáo Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough, gây áp lực lên sự hiện diện của Manila trên bãi cạn Second Thomas (bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), có hành động cải tạo đất đai tại nhiều vị trí và triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
“Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành động gây mất ổn định khu vực, đơn phương khẳng định yêu sách của mình ở biển Đông. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào hăm dọa, ép buộc hoặc đe dọa vũ lực để củng cố những tuyên bố chủ quyền” - ông Hagel nói.
Tuy nói Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp nhưng ông Hagel khẳng định Mỹ sẽ không thờ ơ khi những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo trật tự quốc tế đang bị thử thách.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại cam kết của Washington đối với khu vực châu Á và cảnh báo chống lại bất kỳ hành động khiêu khích từ một Trung Quốc “ngày càng quyết đoán”. “Chúng tôi đang giúp xây dựng tiềm lực cho các đối tác ở ASEAN” và trấn an Mỹ vẫn duy trì vai trò lãnh đạo trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng phê phán Triều Tiên, các cuộc tấn công mạng vì đã gây mất ổn định an ninh châu Á.
H.Bình (Theo IISS-ASIA)
Thứ sáu 30 Tháng Năm 2014 -
Shangri-la : Nhật toàn lực giúp ASEAN đối phó với Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Singapore, 30/05/2014.
Ảnh IISS
Hôm nay, 30/05/2014, theo hãng tin Reuters, trong phát biểu đầu tiên tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-la lần thứ 13 ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Tokyo sẽ mang lại « sự ủng hộ mạnh mẽ nhất » cho các quốc gia Đông Nam Á, để bảo vệ hải phận và không phận trước đe dọa từ Trung Quốc.
Phát biểu tại Shangri-la, Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh đến việc
tất cả các nước đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế, một cách nói hàm ý
chỉ trích thái độ gây hấn về mặt quân sự của Trung Quốc.
Thủ tướng Shinzo Abe nói : « Nhật Bản sẽ mang lại mọi trợ giúp có thể để hỗ trợ các quốc gia Asean trong các hoạt động của họ nhằm bảo đảm an ninh trên biển và trên không, và để bảo vệ tuyệt đối tự do hàng hải cũng như tự do hàng không ». Lãnh đạo Nhật Bản tuyên bố Tokyo sẵn sàng giữ một vai trò quan trọng và tích cực hơn từ trước đến giờ để « bảo vệ hòa bình tại Châu Á và trên thế giới ».
Hiện tại, quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới - Nhật Bản và Trung Quốc - tiếp tục căng thẳng do các tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Trong khi đó, nhiều nước Đông Nam Á – trước hết là Việt Nam và Philippines – có các bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông với nhiều tiềm năng dầu khí. Chủ trương của Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông với yêu sách đường 9 đoạn (còn gọi là « đường lưỡi bò »), và nhiều động thái đơn phương, cụ thể như việc hạ đặt giàn khoan mới đây tại vùng thềm lục địa Việt Nam, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại xung đột vũ trang có thể bùng phát.
Cũng về Shangri-la, trong một cuộc trả lời báo giới thường nhật, người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố phái đoàn Trung Quốc tham dự Diễn đàn Singapore sẽ « trình bày đầy đủ quan niệm của Trung Quốc về an ninh tại Châu Á ».
Thủ tướng Shinzo Abe nói : « Nhật Bản sẽ mang lại mọi trợ giúp có thể để hỗ trợ các quốc gia Asean trong các hoạt động của họ nhằm bảo đảm an ninh trên biển và trên không, và để bảo vệ tuyệt đối tự do hàng hải cũng như tự do hàng không ». Lãnh đạo Nhật Bản tuyên bố Tokyo sẵn sàng giữ một vai trò quan trọng và tích cực hơn từ trước đến giờ để « bảo vệ hòa bình tại Châu Á và trên thế giới ».
Hiện tại, quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới - Nhật Bản và Trung Quốc - tiếp tục căng thẳng do các tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Trong khi đó, nhiều nước Đông Nam Á – trước hết là Việt Nam và Philippines – có các bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông với nhiều tiềm năng dầu khí. Chủ trương của Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông với yêu sách đường 9 đoạn (còn gọi là « đường lưỡi bò »), và nhiều động thái đơn phương, cụ thể như việc hạ đặt giàn khoan mới đây tại vùng thềm lục địa Việt Nam, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại xung đột vũ trang có thể bùng phát.
Cũng về Shangri-la, trong một cuộc trả lời báo giới thường nhật, người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố phái đoàn Trung Quốc tham dự Diễn đàn Singapore sẽ « trình bày đầy đủ quan niệm của Trung Quốc về an ninh tại Châu Á ».
No comments:
Post a Comment