Saturday, December 20, 2014

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt

THANH NIÊN

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo: Những người hùng cứu hộ



Cuộc giải cứu 12 công nhân trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo nhanh hơn dự kiến đã làm nức lòng đồng bào cả nước. Và những người góp công lớn trong chiến tích ấy, không ai khác là lực lượng công binh.

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo: Những người hùng cứu hộ - ảnh 1
Niềm vui của các chiến sĩ sau khi cứu người thành công - Ảnh: Gia Bình
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo: Những người hùng cứu hộ - ảnh 2
Nỗ lực đào từng mét đất cứu người - Ảnh: Độc lập
Phương pháp "hầm trong cát"
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo: Những người hùng cứu hộ - ảnh 3
Khi cửa hầm được thông, nhiều nạn nhân đã lả đi. Tôi vội cõng một anh lao ra phía cửa hầm, dù đường trong hầm ngập nước, lồi lõm, thiếu ánh sáng. Cứu được các nạn nhân thì những cực nhọc, mệt mỏi dường như biến mất
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo: Những người hùng cứu hộ - ảnh 4
Thượng úy Lưu Công Quyết, Phó đại đội 2

Vụ sập hầm xảy ra lúc 7 giờ ngày 16.12, dù các lực lượng cứu hộ của tỉnh Lâm Đồng, Tổng công ty Sông Đà và Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản VN tích cực cứu nạn nhưng vẫn không tiếp cận được công nhân mắc kẹt. Vì vậy, tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Bộ Quốc phòng hỗ trợ.

Rạng sáng 17.12, 31 chiến sĩ của Lữ đoàn Công binh 25 (Quân khu 7) có mặt tại hiện trường xem xét địa hình địa vật. Chiều tối cùng ngày, công binh cùng Trung tâm cấp cứu mỏ mở đường hầm thứ nhất bên vách phải, tốc độ đào hầm chỉ đạt 8 m/ngày do gặp nhiều đá. Chưa kể việc vận chuyển sắt, gỗ vào và chuyển đất ra bên ngoài rất khó khăn vì đường hầm hẹp. Theo đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó tham mưu trưởng Binh chủng Công binh, Chỉ huy trưởng các lực lượng cứu nạn trong hầm, với tiến độ này thì phải đào 3 ngày mới tới vị trí các công nhân bị nạn. Do đó, sáng 18.12, khi có thêm 65 cán bộ, chiến sĩ
Lữ đoàn Công binh 293 mang theo máy móc cùng trang thiết bị chuyên dụng đến hiện trường, đại tá Hùng nghĩ đến phương án mở thêm một đường hầm mới để hy vọng sớm tiếp cận được các nạn nhân.

Trong cuộc hội ý bàn phương án cứu hộ, đại diện lực lượng công binh đề xuất mở thêm đường hầm cứu nạn thứ 2 bên vách trái. Được sự thống nhất của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, 17 giờ, lực lượng công binh “xung trận” mở thêm đường hầm thứ 2 để quyết tâm giải cứu các nạn nhân càng sớm càng tốt. “Lực lượng công binh chia làm 3 kíp làm việc suốt ngày đêm, một kíp 8 - 10 người, ban đầu tiến độ là 4 giờ/kíp, sau rút xuống 3 giờ, rồi 2 giờ/kíp để đẩy nhanh tiến độ. Người nào mệt ngay lập tức có người vào thay thế và hầm thứ 2 đạt tốc độ kỷ lục, bình quân đào 1 m/giờ”, đại tá Hùng cho biết.

Cũng theo đại tá Hùng, do hầm quá chật hẹp, khó đưa máy móc vào nên công binh đã đề xuất phương pháp “hầm trong cát” mà bộ đội áp dụng rất hiệu quả cả trong thời chiến lẫn thời bình. Đây là phương pháp thủ công nhằm tránh những địa chấn có thể làm sập hầm. Có mặt trong hầm, phóng viên thấy ngoài việc sử dụng máy đào khí nén để đào, công việc còn lại như bốc xúc, vận chuyển đất từ ngách ra hầm đều được thực hiện thủ công, bằng công sức, đôi tay của bộ đội… Và phương pháp này đã thành công: chưa đầy 24 giờ sau, hầm bên trái tiếp cận và cứu được các công nhân bên trong.

Kiệt sức vì cứu hộ

Ghi nhận của PV Thanh Niên tại hiện trường, sau khi 12 nạn nhân được đưa vào các lán trại cấp cứu ổn định, tổ công binh trực tiếp thông hầm mới bước ra khỏi đường hầm. Mồ hôi nhễ nhại, quần áo và đầu tóc lấm lem bùn đất, họ ôm chầm lấy nhau rồi nhảy cẫng lên: “Chiến thắng rồi, chiến thắng rồi”.

Trung úy Nguyễn Văn Tiền, Phó đại đội 3, Tiểu đoàn 32, Lữ đoàn Công binh 293 (Binh chủng Công binh), là người đầu tiên tiếp cận các nạn nhân. "Khi đào được khoảng 14 m thì chúng tôi tiếp tục đào một đường dẫn chỉ 2 người chui lọt. Tôi chui vào đầu tiên thấy 3 người đứng chỗ xe bơm bê tông kẹt lại”, trung úy Tiền kể và cho biết thêm trước đó còn khoảng 5 m anh thấy có ánh đèn (được lực lượng cứu hộ đưa vào trước đó) qua một khe hở nhỏ: “Anh em chúng tôi không ai bảo ai ra sức đào thật nhanh, thêm được vài mét thì chúng tôi đã khoét được lỗ nhỏ vào đường hầm bị chia cắt. Tôi gọi to "có ai trong đó không", nhưng không ai trả lời. Tôi tiếp tục gọi thêm vài chục tiếng như vậy nữa thì mới có người từ phía cuối đoạn hầm chạy lên kêu cứu”.

Theo các công binh, nhìn các công nhân bị nạn lúc bấy giờ yếu lắm. Do nước dâng cao ngang ngực, nên có 1 nam công nhân đã bơi về phía lực lượng cứu nạn. “Tôi mừng trào nước mắt, nhưng đã kịp nén lại, động viên đồng đội nhanh chóng tiếp cận, đưa các nạn nhân ra ngoài, đồng thời trấn an các nạn nhân bình tĩnh, chúng tôi sẽ đưa các anh ra ngoài", anh Tiền kể. Còn binh nhất Hoàng Văn Thảo, người thứ 2 vào hầm cứu người, nhớ lại: "Nước trong hầm ngập ngang ngực, trong khi một số nạn nhân đã yếu sức nên chúng tôi phải giúp họ leo lên để thông ra cửa hầm chính. Khi biết đã được cứu, một số người quá xúc động đã lả đi".

Thượng úy Lưu Công Quyết, Phó đại đội 2, mắt ánh lên niềm vui trên khuôn mặt hốc hác, da sạm đi sau những đêm thức trắng tham gia cứu hộ. Anh là người đã cõng nạn nhân lao ra ngoài cửa hầm cách hơn 500 m. Khi lực lượng cứu hộ bên ngoài kịp đến tiếp nhận nạn nhân thì anh cũng quỵ xuống vì kiệt sức. Anh kể: “Khi cửa hầm được thông, nhiều nạn nhân đã lả đi. Tôi vội cõng một anh lao ra phía cửa hầm, dù đường trong hầm ngập nước, lồi lõm, thiếu ánh sáng. Cứu được các nạn nhân thì những cực nhọc, mệt mỏi dường như biến mất".

Đại tá Phạm Văn Tỵ, Cục phó Cục Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Quốc phòng) kiêm Phó chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm cứu nạn, xúc động nói: “Việc giải cứu được 12 nạn nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng nhanh hơn dự kiến là một chiến công của các lực lượng quân đội để mừng 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân VN”.
 
Chủ tịch nước tặng quà các lực lượng cứu nạn

Khám nghiệm hiện trường vụ sập hầm

Hôm qua, ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, cùng ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh, đến hiện trường vụ sập hầm tặng lẵng hoa của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cùng tiền thưởng cho 3 đơn vị Lữ đoàn công binh 293, Lữ đoàn Công binh 25 (Quân khu 7) và Trung tâm cấp cứu mỏ (Bộ Công thương), mỗi đơn vị 30 triệu đồng. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng trao tặng lực lượng công binh và Trung tâm cấp cứu mỏ mỗi đơn vị 100 triệu đồng. Cùng ngày, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội, đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng thăm hỏi động viên và tặng quà cho 12 nạn nhân vụ sập hầm. Trước đó, Văn phòng Báo Thanh Niên tại Đà Lạt phối hợp Ban giám đốc bệnh viện trao sâm quý của Hàn Quốc (trị giá 37 triệu đồng) của hai vợ chồng cụ Lê Hồng Công (76 tuổi) và Chu Thị Lan Đình (71 tuổi), ngụ Q.2, TP.HCM, thông qua Báo Thanh Niên gửi tặng các nạn nhân vụ sập hầm.

Chiều cùng ngày, thiếu trướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết Cơ quan điều tra Công an tỉnh phối hợp Sở Công thương, Sở Xây dựng đến khám nghiệm toàn bộ tuyến đường hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo để xác định nguyên nhân vụ sập hầm. Ông Phạm Đình Hiểu, Chỉ huy trưởng công trường của Công ty CP Sông Đà 505, cho biết đường hầm này trước đây do Công ty Vinavico thi công. Đến đầu năm 2014 Công ty CP Sông Đà 505 thi công các hạng mục nhà máy, đường ống áp lực, kênh dẫn nước; riêng đường hầm mới thi công gần 2 tháng nay, sáng 16.12 các công nhân chuẩn bị đổ bê tông thì sự cố xảy ra.
Lâm Viên - Gia Bình

Lâm Viên - Gia Bình - Trung Hiếu - Độc Lập
>> Tặng sâm quí cho 12 công nhân vụ sập hầm
>> Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: ‘Cố gắng ăn một tô cơm cho mau khỏe’
>> Sập hầm thủy điện: Đêm sum vầy ngập tràn thương yêu
>> 'Hòn vọng phu' ở hiện trường vụ sập hầm
>> Ngày mai, chuyên gia Nhật Bản sẽ đến hiện trường vụ sập hầm thủy điện
>> Vợ chồng cụ ông ở Sài Gòn gửi sâm tặng các công nhân bị kẹt dưới hầm
>> Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Nóng lòng chờ tin con
>> Việt Nam đủ sức cứu hộ vụ sập hầm thuỷ điện
>> Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Cận cảnh đường hầm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm




(TNO) Đã 4 ngày trôi qua kể từ khi 12 công nhân bị kẹt trong một  đoạn hầm bị vùi lấp tại công trình thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo. Hàng trăm con người cùng máy móc, thiết bị đang chạy đua với thời gian để đưa những người kẹt bên trong ra ngoài. 

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 1  
12 công nhân đã được cứu hộ thành công
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 2
Mặc dù cơ thể rất yếu, nhưng các công nhân vẫn tỉnh táo

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 3
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 4

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 5 
Sau một ca làm việc
Công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra hết sức khẩn trương, đồng loạt và thực hiện cùng lúc nhiều phương án khác nhau.

Chùm ảnh do nhóm PV Thanh Niên Online gửi về từ hiện trường, ngày 19.12: 

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 6Hình lực lượng cứu hộ đang liên lạc qua ống thép với công nhân mắc kẹt ở bên kia hầm trưa 19.12 
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 7Tại điểm đào hầm cứu hộ
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 8Chuẩn bị tiếp phẩm
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 9Lực lượng cứu hộ đang giải tỏa mặt bằng trên đồi, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai thêm một mũi khoan công suất lớn từ đỉnh đồi. Như vậy, trên đỉnh đồi sẽ có 2 mũi khoan đứng thẳng xuống khu vực bị nạn
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 10
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 11 
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 12Sau khi gặp sự cố chiều qua, mũi khoan trên đỉnh đồi đã được khoan lại ở vị trí mới
 Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 13
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 14
Lực lượng cứu hộ đưa thiết bị hút nước vào đường hầm hỗ trợ việc đầo 2 đường hầm song song với hầm chính
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 15 
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 16Nước, bùn tràn ra quá nhiều, phải sử dụng xe múc để đưa ra ngoài đổ. Mũi khoan tại đây với chức năng vừa khoan vừa thổi khí đẩy nước và bùn ra ngoài
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 17
Mũi khoan đã khoan vào sâu khoảng 60 m, chuẩn bị tiếp cận khu vực bị sập. Bùn, nước tràn ra xối xả tại khu vực miệng cửa xả. Đây là mũi khoan mục với mục đích rút nước trong khu vực công nhân gặp nạn
Infographic: Toàn cảnh vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Chùm ảnh chạy đua với thời gian cứu 12 người mắc kẹt - ảnh 18

Trung Hiếu - Độc Lập - Lâm Viên - Gia Bình
Đồ họa: Phước Huy

No comments:

Post a Comment