Thạc sĩ Luật Quốc tế, Nhà nghiên cứu độc lập, sống tại Hà Nội
01/01/2015 02:10 GMT+7
Những cú sốc dầu mỏ thế giới trong bốn thập kỷ - Kỳ 1:Khi Liên Xô vượt Mỹ, chiếm ngôi số 1 dầu mỏ
Năm
1975, Liên Xô sản xuất được 490 triệu tấn dầu thô và vượt Hoa Kỳ vốn là
một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới thời đó.
Sự định hình bản đồ dầu mỏ
Vùng
Trung Đông của thế giới luôn luôn là điểm nóng trong lịch sử loài người
hiện đại từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là gắn liền với các quốc gia về
nguồn năng lượng hóa thạch dầu mỏ và khí đốt. Ở khu vực này có thể “điểm
mặt” người Anh, người Pháp, người Đức (hay phe Trục trong Chiến tranh
thế giới thứ hai), Hoa Kỳ và từ sau Chiến tranh, còn có cả người Nga
(Liên Xô.)
Có thể nói, thế kỷ 20 là thời gian thành lập nhiều
quốc gia trong khu vực Trung Đông, của thế giới Arab… vốn là những vùng
ốc đảo có các quốc vương cai trị và ngăn cách nhau bằng những vùng sa
mạc rộng lớn. Chỉ khi tiềm năng dầu mỏ được phát hiện người ta mới quan
tâm đến “vàng đen” đằng sau những cồn cát. Nếu như trước đó hầu hết
những cuộc chiến tranh trong khu vực là để giành nguồn nước, hay xung
đột tôn giáo, thì nay đã thêm một mục tiêu mới, các giếng dầu.
Người
Anh, can thiệp vào tình hình của nhiều nước nhất trong khu vực Trung
Đông và thế giới Arab, như Ai cập, Iran, Iraq, Transjordanie… vốn dĩ
trước đây nước Anh có quyền bảo hộ với nhiều vùng lãnh thổ từ cuối thế
kỷ 19, thì đến giữa thế kỷ 20 đã dần lùi bước. Đây là thời kỳ người ta
mệnh danh là thời kỳ giành độc lập [1].
Với người Pháp, họ là
người yếu thế trong Chiến tranh, nên từ 1943 - 1944 đã bị giảm dần ảnh
hưởng và sau đó là rút khỏi hai lãnh thổ bảo hộ của họ là Syria và
Lebanon.
Người Mỹ thực sự chứng tỏ vai trò trong khu vực trong
việc thành lập Nhà nước Do Thái vào năm 1948. Israel trở thành quốc gia
của người Do Thái còn nhận được sự công nhận của Liên Xô, thành viên Hội
đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.
Từ đó, bản đồ dầu mỏ thế giới thực
sự định hình với các quốc gia “máu mặt” vùng Trung Đông – thế giới
Arab: Iran, Iraq, Saudi Arabia, Lybia, Các tiểu vương quốc Arab thống
nhất (UAE)… Nhà sản xuất truyền thống từ thế kỷ trước vẫn là Hoa Kỳ,
đồng thời có thêm Liên Xô, nước có những vùng dầu tiềm năng như
Ajerbaizan, Kazakhstan hay Biển Bắc.
Ảnh: Reuters |
Đến năm
1960, khai thác dầu khí trên thế giới hầu hết do các Công ty Anh – Mỹ
đảm nhiệm thông qua các hợp đồng thuê mỏ dầu và thu tiền cho thuê mỏ
(royalties). Thỉnh thoảng cũng có những cuộc đấu tranh, thậm chí xung
đột vũ trang để định lại tiền thuê mỏ này, như ở Mexico thời kỳ giữa hai
cuộc Chiến tranh thế giới, hoặc ở Iran thời Mossadegh từ 1951 đến 1953.
Nếu như người Venezuela đạt được thỏa thuận cho thuê mỏ dầu là 50/50
(%) vào năm 1948 thì cũng trong thời gian này, các nước Trung Đông chỉ
đạt được 12,5%.
Chính sự bất bình đẳng đó đã dẫn đến quá trình
sắp xếp lại mọi thứ, từ việc loại dần quyền bảo hộ của đế quốc, điển
hình là Anh quốc, thành lập các quốc gia độc lập trong khu vực và sau
này, tiến tới thành lập một tổ chức đa quốc gia chung cho các nước xuất
khẩu dầu mỏ.
Đặc điểm của thời kỳ này là giá dầu mỏ được duy trì ở
mức thấp, đã làm cho thế giới chuyển dần sang dùng dạng năng lượng hóa
thạch này. Bảng số liệu dưới đây được tổng hợp từ các nguồn tham khảo:
|
Như
vậy, từ chỗ chỉ chiếm khoảng 1/3 (năm 1950), dầu khí đã chiếm tỷ trọng
2/3 nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn thế giới (năm 1972).
Tháng
9/1960, các nước xuất khẩu dầu mỏ Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và
Venezuela đã tiến hành cuộc đàm phán tại Bagdad, đi đến thành lập Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Mục tiêu thành lập của tổ chức
là thống nhất về chính sách cân đối cung cầu về dầu mỏ và khí đốt, để
đảm bảo thu nhập của các nước thành viên cũng như chủ động về giá dầu mỏ
- trên thực tế tạo ra khan hiếm hoặc dư thừa dầu mỏ một cách giả tạo để
giữ độc quyền trong lĩnh vực này. (Trong các loạt bài này chúng ta sẽ
nghiên cứu vai trò của tổ chức này trong các cuộc chiến dầu mỏ mà nước
này sử dụng để chống lại nước khác).
Cuộc chiến đầu tiên của OPEC
là chĩa mũi nhọn tấn công về phía các công ty, tập đoàn dầu mỏ. Việc
đóng cửa kênh đào Suez bắt buộc các Công ty phải tăng kích thước tầu chở
dầu chẳng hạn, là một minh chứng cho cuộc chiến này. Đồng thời OPEC
cũng rất hiệu quả trong việc tăng tiền thuê mỏ.
Mặc
khác OPEC đề ra mục tiêu tăng dần lượng giếng dầu được quốc hữu hóa
trong các quốc gia thành viên để giảm mức phụ thuộc tư bản nước ngoài.
Algerie và Lybia là hai nước rất thành công trong mục tiêu này.
Cuộc chiến giá dầu còn tiếp diễn
Liên
Xô là nước có nhu cầu sử dụng dầu khí tăng khá nhanh: năm 1960 Liên Xô
chỉ sử dụng 37% hydrocarbon, thì đến năm 1975 là 63,7% (xấp xỉ nhịp độ
của thế giới). Liên Xô đồng thời cũng là nước rất chủ động trong nguồn
cung cấp vì có tiềm năng lớn trong trữ lượng dầu mỏ.
Năm 1975,
Liên Xô sản xuất được 490 triệu tấn dầu thô và vượt Hoa Kỳ vốn là một
trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới thời đó (theo tạp chí
New Scientist số tháng 1/1976 - Soviet union ousts OPEC states as top
oil producer). Cũng năm đó người ta đánh giá trữ lượng dầu mỏ của Liên
Xô là khai thác thoải mái đến hết thế kỷ 20, thực tế nước Nga hiện nay
cho thấy tiềm năng này là lớn hơn rất nhiều.
Năm 1975 Hoa Kỳ là
nước sản xuất được 420 triệu tấn dầu thô, nhưng vì nhu cầu trong nước
quá cao nên năm này Hoa Kỳ nhập khẩu 40% lượng tiêu thụ và đạt 50% vào
năm 1980. Cùng với Liên Xô, Hoa Kỳ là hai nước rất ít bị ảnh hưởng bởi
“khủng hoảng năng lượng.”
Năm 1991 được đánh dấu với sự tan rã
của Liên Xô, và trên bản đồ năng lượng thế giới xuất hiện những nhà xuất
khẩu dầu mới: Liên Bang Nga, Ajerbaizan, Kazakhstan, Turmenistan,
Uzbekistan.
Trong suốt mấy thập niên, Hoa Kỳ đi từ nước sản xuất
dầu truyền thống (từ thế kỷ 19), giảm dần sản lượng do có sự thay đổi
chiến lược trong chính sách năng lượng, chuyển sang trở thành nhà nhập
khẩu dầu mỏ có hạng của thế giới. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, việc
Hoa Kỳ thành công trong công nghệ khai thác dầu từ đá phiến theo phương
pháp khoan ngang, đã làm cho nước này giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu dầu
mỏ, tạo điều kiện cho sự áp dụng chính sách thao túng giá dầu để “gây
khó” cho các nước dựa nhiều vào nguồn thu dầu mỏ này: Nga, Iran.
Từ
cú sốc giá dầu 2007-2008, giá dầu thế giới tiếp tục giữ ở mức cao trên
100 USD/thùng, cho đến tận “Cuộc chiến giá dầu 2014” của Obama, chống
lại nước Nga của V. Putin. Một lần nữa cùng với Saudi Arabia, Hoa Kỳ của
Obama lại sử dụng vũ khí dầu mỏ. Chỉ từ tháng 6 năm nay giá dầu Brent
còn ở mức 115 USD/thùng, thì nay giá chỉ còn phân nửa, chấp nhận bù lỗ
cho các Công ty dầu đá phiến trong nước có điểm hòa vốn là từ 70 đến 110
USD/thùng. Nước Nga là nước có sản lượng 10,6 triệu thùng một ngày với
điểm hòa vốn là khoảng 90 USD, đứng trước những khó khăn, mà như nhiều
chuyên gia dự đoán, nền kinh tế nước này sẽ rơi vào suy thoái trong năm
tới.
Trước một tổng thống Putin đầy quyết tâm, hẳn rằng Hoa Kỳ và
đồng minh sẽ phải tiếp tục cuộc chiến giá dầu thêm một thời gian không
ngắn nữa. Giá dầu thế giới trong năm 2015 còn tiếp tục giảm, điều này là
có căn cứ.
(Còn tiếp)
>>
Đón đọc các phần sau: Nhìn lại một số cuộc chiến giá dầu, tạo nên những
“cú sốc dầu mỏ” mà thế giới đã gặp trong khoảng 40 năm lại đây.
-------Tài liệu tham khảo:
1. “Lịch sử quan hệ ngoại giao từ 1919 đến nay” – Jean Baptiste Duroselle, những người dịch Lưu Đoàn Huynh, Quách Ngọc Bảo; bản xuất bản của Học viện Quan hệ quốc tế (nay là học viện Ngoại giao), 1994. Có tham khảo thêm bản pdf “Histoire diplomatique de 1919 à nos jours” Paris, Dalloz, 1974, 871 trang.
2. Các bài viết trên các báo, trang web: Website chính thức của OPEC (Opec.org), Telegraph, Stanford.edu, Brookings.edu, New Scientist, v.v…
08/12/2014 02:00 GMT+7
Vũ khí dầu mỏ của Nga, vũ khí bí mật của Mỹ
Năm 2014, tưởng chừng sau khi sáp nhập bán đảo Crimea, "vũ khí dầu mỏ và khí đốt" cũng sẽ được Nga vận dụng hữu hiệu.
Xem lại Kỳ 1: Yếu tố nhạy cảm của nước Nga
>>Nga - Trung: 'Cặp đôi' đồng sàng nhưng... dị mộng?
>> Nga - Trung xích lại: Nguy cơ thực sự nào cho Mỹ?
>> Mỹ bận đối phó IS là 'cơ hội' cho Putin?
Vũ khí dầu mỏ của Nga
Phúc Lai
-----
Tham khảo:
[1] Nguyên văn: Зависимость российской экономики от энергоресурсов, прежде всего нефти и газа, часто сравнивают с наркозависимостью, говорят, что она «на нефтяной игле». - "trên cái kim dầu", cũng có thể dịch "trứng để đầu đẳng."
http://www.ng.ru/editorial/2014-10-16/2_red.html
[2] Nguyên văn: нашу страну ожидает повторение кризиса 2008-2009 годов, только в гораздо худших вариантах. Остается надеяться, что нефтяные шейхи одумаются, сократят свою добычу и стабилизируют цены хотя бы в пределах $90 за баррель. А лучше вернут до $100...
http://www.mk.ru/economics/2014/10/14/razorit-li-rossiyu-75-za-barrel.html
Xem lại Kỳ 1: Yếu tố nhạy cảm của nước Nga
>>Nga - Trung: 'Cặp đôi' đồng sàng nhưng... dị mộng?
>> Nga - Trung xích lại: Nguy cơ thực sự nào cho Mỹ?
>> Mỹ bận đối phó IS là 'cơ hội' cho Putin?
Vũ khí dầu mỏ của Nga
Chúng ta vốn quen với những cách nói "nếu Nga cắt khí đốt, châu Âu sẽ
chết rét", "Nga dọa cắt khí đốt cung cấp cho châu Âu vào thời điểm mùa
đông đang đến gần..." Điều đó thông thường là đúng: Châu Âu năm 2012 mua
của Nga 24% tổng lượng khí đốt tiêu thụ (xem hình 6, nguồn Eurogas).
"Vũ khí dầu mỏ và khí đốt" như thế đã trở thành vũ khí đối ngoại quen
thuộc thường được Nga sử dụng khi có những bất đồng với châu Âu, nhất
là trong một số sự kiện liên quan đến an ninh khu vực như cuộc xung đột
Nga - Gruzia (2008), với tình hình chính trị và khả năng gia nhập EU và
NATO của nước láng giềng Ucraina...
Hình 6 |
Năm 2014, tưởng chừng sau khi sáp nhập bán đảo Crimea, "vũ khí dầu mỏ
và khí đốt" cũng sẽ được Nga vận dụng hữu hiệu, nhưng lần này không chỉ
bất ngờ với Nga mà với toàn thế giới, chính vũ khí ấy dường như lại
quay lại chống lại nước Nga.
Nước Nga vốn xây dựng ngân sách cho giai đoạn ba năm tiếp theo: 2015 -
2017 với cơ sở giá dầu 100 đôla Mỹ một thùng. Nhưng giá dầu liên tiếp
giảm trong thời gian nửa cuối năm 2014, nhất là sau Hội nghị của Hiệp
hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cuối tháng 11/2014 thống nhất duy
trì sản lượng và do đó, tiếp tục "ghìm" giá dầu, làm cho giá dầu thô đã
giảm tới mức dưới 70 đôla Mỹ một thùng. Người ta tin rằng, chiến tranh
đã thực sự nổ ra, một bên là Hoa Kỳ cùng Arab Saudi, và bên kia là Nga
và Iran.
Cuộc chiến tranh thực, chính là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự
xưng IS, một "cuộc chiến ủy nhiệm" được Hoa Kỳ tiến hành chống Iran;
còn cuộc chiến giá dầu, là chống cả hai. Lịch sử dường như đang lặp lại -
cuối thập niên 1980 theo yêu cầu của tổng thống George W. Bush (Bush
"cha"), Arab Saudi cũng cùng với Hoa Kỳ "ghìm" giá dầu xuống mức thấp.
Ngân sách Liên Xô thâm hụt, tổng thống (đầu tiên và cuối cùng) của Liên
Xô Mikhail X. Gorbachev đang tiến hành hàng loạt các đàm phán quan trọng
với phương Tây còn phải chấp nhận việc đi tìm các khoản vay và viện
trợ, đưa tới sự suy yếu rõ rệt về vị thế chính trị trên trường quốc tế.
Tình hình sản xuất dầu ở Libya dần đi vào ổn định trở lại cũng góp phần
làm giảm giá dầu thế giới.
"Vũ khí bí mật" của Mỹ
Nhưng người ta còn nói nhiều đến việc ngay trong năm 2014 này, Hoa Kỳ
vươn lên trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Vốn dĩ Hoa
Kỳ đã là nước có trữ lượng dầu và khí tự nhiên thuộc loại "có máu mặt",
nhưng theo quan điểm phát triển không khai thác tài nguyên thiên nhiên,
nên Hoa Kỳ tập trung vào nhập khẩu các nhiên liệu hóa thạch này.
Năm nay cũng là năm người ta nói nhiều đến việc Hoa Kỳ trong 5 năm
vừa qua, âm thầm phát triển thành công công nghệ sản xuất dầu từ đá
phiến sét - vốn được coi là một hoạt động sản xuất không hiệu quả, giá
thành cao, đòi hỏi công nghệ phức tạp và tốn kém về xử lý môi trường...
Hoa Kỳ trong vòng sáu năm vừa qua, đã tăng sản lượng dầu mỏ của mình lên
tới 70%. Về phía Arab Saudi, họ nhìn thấy ở một giá dầu thấp trong
khoảng 70 - 80 đôla, là sự bất lợi lớn cho các kẻ thù của mình: Iran,
Syria, Sudan.
Dân gian Việt Nam có câu "phi thương bất phú, phi công thì bất
hoạt..." không đi buôn thì khó giàu, không có sản xuất thì khó mà linh
hoạt. Chữ "công" ở đây giờ đây cần được hiểu là "công nghệ". Hoa Kỳ do
làm chủ được công nghệ sản xuất dầu từ đá phiến sét, đã tung ra một "vũ
khí bí mật" hoàn toàn có khả năng đẩy hai nền kinh tế Nga và Iran tới bờ
vực của sự sụp đổ.
Khí đốt chính là "vũ khí" của Nga. Ảnh: AP |
Các biên tập viên của tờ báo mạng Nga Nezavisimaya Gazeta ngày
16/10/2014 đã viết: "Sự phụ thuộc của nền kinh tế Nga vào nguồn tài
nguyên năng lượng, đặc biệt là dầu khí, như một con nghiện ma túy, và
người ta gọi nó là Con nghiện dầu".[1]
Tình hình khó khăn thực sự, nên dư luận Nga cũng rất thẳng thắn nhìn
thẳng vào sự thật: "...đất nước của chúng ta rất dễ lại rơi vào kịch bản
khủng hoảng 2008 - 2009 thậm chí còn tệ hơn. Chỉ hy vọng rằng các "ông
vua dầu mỏ" tỉnh ra điều chỉnh sản lượng dầu và đưa giá lên khoảng 90
đôla một thùng. Và còn tốt hơn nữa nếu giá là 100 đôla..." (Nikolay
Makeyev và Konstantin Smirnov viết trên tờ "Moskovskiy Komsomolets" -
Những người thanh niên cộng sản Mátxcơva.) [2]
Cuộc "Chiến tranh lạnh mới" đang diễn ra và hoàn toàn không có biểu
hiện gì của một cuộc chiến ngắn hạn, mà là một cuộc chiến dài hơi. Vào
thời gian ngồi ở ghế tổng thống Liên bang Nga, D. Medvedev đã ban hành
nhiều sắc lệnh, chính sách chống "đô la Mỹ hóa nền kinh tế Nga", nhưng
đến nay, đồng rub Nga vẫn là một đồng tiền yếu, cùng với việc cả Hoa Kỳ
lẫn châu Âu nắm trong tay hai tổ chức tài chính lớn, "hai tay nắm dạ dày
của thế giới" là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF);
cho thấy Nga cũng yếu thế nốt trên mặt trận tài chính.
Phục hồi và phát triển một nền công nghiệp, và cả phát triển công
nghệ, không phải chuyện một sớm một chiều. Đồng thời rõ ràng thời gian
giá dầu lên cao đem lại một ngân sách dồi dào cho nước Nga là quá ngắn,
chưa đủ để tổng thống Putin và các cộng sự của ông làm nên những kỳ tích
của nền kinh tế sản xuất Nga.
Cuộc chiến giá dầu mới chỉ bắt đầu, và sẽ còn gây là nhiều ảnh hưởng
tiêu cực với cả hai bên, Phương Tây và Nga, không ai có thể đoán định
trước được điều gì, nhưng nhiều khả năng trong năm 2015 hai bên sẽ tìm
được những biện pháp thích hợp để giảm đi căng thẳng của tình hình hiện
nay.
Phúc Lai
-----
Tham khảo:
[1] Nguyên văn: Зависимость российской экономики от энергоресурсов, прежде всего нефти и газа, часто сравнивают с наркозависимостью, говорят, что она «на нефтяной игле». - "trên cái kim dầu", cũng có thể dịch "trứng để đầu đẳng."
http://www.ng.ru/editorial/2014-10-16/2_red.html
[2] Nguyên văn: нашу страну ожидает повторение кризиса 2008-2009 годов, только в гораздо худших вариантах. Остается надеяться, что нефтяные шейхи одумаются, сократят свою добычу и стабилизируют цены хотя бы в пределах $90 за баррель. А лучше вернут до $100...
http://www.mk.ru/economics/2014/10/14/razorit-li-rossiyu-75-za-barrel.html
07/12/2014 02:00 GMT+7
Yếu tố nhạy cảm của nước Nga
Có thể nói, nước Nga của đầu thế kỷ 21 là nước có nền kinh tế nhạy cảm nhất đối với giá dầu mỏ thế giới.
Phúc Lai
>> Mời độc giả xem tiếp Phần 2: Vũ khí dầu mỏ của Nga, vũ khí bí mật của Mỹ
----
Tham khảo
[1] Fall of the Soviet Union: Implications for Today, Ourfiniteworld, 8/8/2011.
[2] Nguồn: "World Development Indicators: Contribution of natural resources to gross domestic product". World Bank. Retrieved 21 July 2014.
Cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 bắt đầu từ những sự kiện trên quảng trường Maidan tháng 11/2013, Nga sáp
nhập bán đảo Crimea và đến nay, toàn thế giới đang theo dõi Phương Tây
áp dụng các biện pháp trừng phạt và cả những "đòn đánh" kinh tế. Trong
đó, dầu mỏ và khí đốt là một vũ khí chủ lực và hữu hiệu hiện nay Phương
Tây đang áp dụng làm khó nước Nga.
Vì vậy, sẽ là cần thiết để trong thời điểm này để nhìn lại sơ lược
những đặc điểm của nền kinh tế Liên Xô mà nước Nga kế thừa, với đối
tượng quan tâm chủ yếu là vai trò của dầu mỏ và khí đốt. Và từ đó, chúng
tôi muốn phần nào phân tích cái thế của "vũ khí dầu mỏ" của Nga trong
bối cảnh khủng hoảng Ukraine hiện nay.
Thời Liên Xô cũ
Liên Xô cũ trong hai thập niên 1960 và 1970, là thời gian có sự tăng
trưởng nhảy vọt, về tiêu thụ dầu mỏ, về các chương trình chinh phục
không gian vũ trụ, về công nghiệp quốc phòng và về mức độ công nghiệp
hóa nền kinh tế. Nhiều người Việt Nam chúng ta còn nhớ, bao diêm của
Liên Xô cũ sản xuất ra bán với giá 1 kopek (1 xu), trong khi đó, theo
tính toán thì giá thành của nó đạt cỡ khoảng 1 rub (gấp khoảng 100 lần).
Điều này trở nên phổ biến với hầu hết tất cả các loại hàng hóa của Liên
Xô cũ.
Chúng ta cũng nhớ đồng tiền là đồng "rub Liên Xô" hồi đó để tạo ra sự
khác biệt về bản chất nền kinh tế XHCN so với nền kinh tế TBCN, người
ta dùng khái niệm "bản vị hàng hóa" (commodity standard), nghĩa là Nhà nước đảm bảo thanh toán bằng một lượng
hàng hóa.
Nghĩa là nền kinh tế của Liên Xô là bao cấp, tập trung kế hoạch hóa
cao độ, hoàn toàn không tuân theo quy luật giá trị thặng dư, sản xuất
không sinh lời. Đồng thời, một cuộc chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang
kéo dài quá lâu, làm cho đất nước Xô-Viết càng ngày càng kiệt quệ. Liên
Xô còn làm đầu tầu kinh tế trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), quân
đội và hải quân Xô-viết là chủ lực trong khối liên minh quân sự Vácxava
(Warsaw... tất cả đều là những "cỗ máy ngốn tiền".
Nền kinh tế Liên Xô được xây dựng trên một cơ sở tài nguyên thiên
nhiên phong phú và cực kỳ giàu có, về trữ lượng khoáng sản và nhất là
tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên. Từ khoảng những năm 1960 Liên Xô đã
quan tâm đến nguồn lợi dầu khí của mình và dần dần trở thành nước xuất
khẩu dầu mỏ.
Trong hình 1, theo nguồn dữ liệu của BP [1] là sản xuất dầu của Liên
Xô cũ và LB Nga sau này, cùng giá dầu quy ra đôla Mỹ tính đến năm 2010.
Có thể thấy giá dầu cũng như sản lượng dầu của Liên Xô cũ bắt đầu giảm
từ giữa những năm 1980, nhưng thấp nhất là năm 1988 và tiếp tục giữ mức
thấp cho đến đầu những năm 2000. Cả sản lượng lẫn giá dầu đi lên bắt đầu
khoảng năm 2004 và đạt đỉnh điểm vào năm 2010, khi mà giá dầu đến mức
120 đôla Mỹ một thùng.
Hình 1 |
Giai đoạn 1988 - 1991 cũng là giai đoạn cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất
khẩu dầu của Liên Xô cũ giảm mạnh, cùng với giá dầu thấp làm cho tài
chính của Liên Xô cũ thâm hụt nghiêm trọng, không đủ để nhập khẩu hàng
hóa nói chung, trong đó có nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm. Những
năm cuối 1980 này cũng là thời gian nền sản xuất của Liên Xô đình đốn,
gần như tê liệt, hàng hóa khan hiếm, các cửa hàng trống rỗng. (Xem hình
2, sản lượng dầu và tiêu thụ của Liên Xô cũ và Nga, nguồn dữ liệu BP).
Có thể nói, trong sự sụp đổ của Liên Xô có nguyên nhân giá dầu mỏ thế
giới bị duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài. Nền kinh tế của
Liên Xô, dù có tăng trưởng, cũng là dựa trên một nền kinh tế khai thác,
và do đó, sự phát triển có thể gọi là "sự phát triển bất chấp tương
lai".
Hình 2 |
Đầu tháng 8/1990 đến cuối tháng 2/1991, Hoa Kỳ và các nước đồng minh
tiến hành cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Một trong những
nguyên nhân của cuộc chiến tranh này sau này người ta cho rằng, là do
Iraq đề nghị giảm sản lượng để tăng giá dầu mỏ, và khi Iraq có ý định
tấn công Kuwait thì Hoa Kỳ "nhắm mắt làm ngơ" để tạo cớ hợp pháp phát
động chiến tranh. Có thể đây cũng là lý do gián tiếp, nhưng theo một số
nhận định, nó cũng góp phần giữ giá dầu mỏ ở mức thấp, đẩy Liên Xô vào
thế khó khăn cùng cực đi đến sụp đổ.
Thời Liên bang Nga
Liên Bang Nga từ khi tiếp quản phần lớn nền kinh tế của Liên Xô cũ,
cùng với lãnh thổ rộng lớn vẫn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên
vùng Siberia còn nguyên, chỉ mất đi những vùng dầu khí của các nước Cộng
hòa vùng Trung Á như Azerbaijan, Kazakhstan... Tài nguyên dầu khí của
nước Nga vùng biển Bắc lên đến Bắc Cực còn nguyên và có trữ lượng dự báo
cực kỳ lớn. Thời Tổng thống Yeltsin, nền kinh tế Nga tiếp tục "ốm yếu"
vì quá trình tư nhân hóa các tài sản quốc gia thời Liên Xô, diễn ra mạnh
mẽ.
Thời kỳ này là thời kỳ xuất hiện những "con cá mập", những tay cơ hội
trong chính quyền thời Xô-viết, thâu tóm được những khối tài sản khổng
lồ. Nền kinh tế Nga chạm đáy năm 1998 (GDP khoảng trên 300 tỉ đôla một
chút), năm của khủng hoảng tài chính toàn cầu và chỉ thực sự bắt đầu đi
lên từ thời tổng thống Vladimir Putin nắm quyền.
Từ đó kinh tế Nga phát triển đều đặn trong suốt hai nhiệm kỳ đầu của
tổng thống Putin, sang nhiệm kỳ của tổng thống Medvedev và khi V. Putin
quay lại ghế tổng thống, vào năm 2010 nền kinh tế Nga đạt đỉnh cao nhờ
giá dầu lên cao kỷ lục (120 đôla Mỹ, như trên đây đã dẫn). Đây là đỉnh
điểm GDP Liên Bang Nga đạt gần 2600 tỉ đôla Mỹ.
Trong hình 2 này, chúng ta thấy có một điểm thấp nhất vào năm 2008,
nhiệm kỳ của Medvedev, bắt đầu đi xuống vào năm 2008 và chạm đáy năm
2009. Đó là năm nền kinh tế Nga "tăng trưởng" âm (-7,9%) rồi lại bắt đầu
phục hồi, nhưng rất chậm (so với 11,9% của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ 11,7%
, Brazil 9,0%, Ấn Độ 8,9% và 4,3% của Mexico. - xem hình 3, nguồn
Datastream Thomson và World Bank và hình 4, nguồn IMF).
Hình 3 | ||||
Hình 4 |
Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là thập kỷ nền kinh tế Trung Quốc trở
thành nền kinh tế có nền sản xuất lớn nhất thế giới, thậm chí được mệnh
danh là "công xưởng của thế giới." Cùng thời kỳ này, tăng trưởng công
nghiệp của Nga là con số "dương", nhưng chưa bao giờ đạt mức 10% mà trồi
sụt, không những thế cùng với toàn bộ nền kinh tế, công nghiệp Nga "âm"
mạnh vào hai năm 2008 - 2009 và chỉ tăng lại từ năm 2010, chính là thời
điểm giá dầu mỏ lên cao. (hình 5, nguồn Rosstadt).
Hình 5 |
Quan trọng hơn cả, lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt năm 2012 chiếm 16% GDP,
52% thu ngân sách liên bang và hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của
nước Nga [2]. Có thể nói, nước Nga của đầu thế kỷ 21 là nước có nền kinh
tế nhạy cảm nhất đối với giá dầu mỏ thế giới.
>> Mời độc giả xem tiếp Phần 2: Vũ khí dầu mỏ của Nga, vũ khí bí mật của Mỹ
----
Tham khảo
[1] Fall of the Soviet Union: Implications for Today, Ourfiniteworld, 8/8/2011.
[2] Nguồn: "World Development Indicators: Contribution of natural resources to gross domestic product". World Bank. Retrieved 21 July 2014.
No comments:
Post a Comment