03:50-16/09/2013
AB |
Diễn
văn của Tổng thống Mỹ luôn được coi là một trong những diễn văn có tầm
ảnh hưởng lớn, không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Để mang đến cho
độc giả những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về tầm quan trọng của các bài
diễn văn của các đời Tổng thống Mỹ, Alpha Books đã tập hợp các bài diễn
văn được coi là xuất sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ trong cuốn sách dày
440 trang, vừa được phát hành.
Trên
núi Rushmore ở tiểu bang South Dakota của nước Mỹ, 100 năm qua vẫn sừng
sững tượng cao 18 mét của bốn Tổng thống Mỹ tạc vào đá núi: George
Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Ước
tính có khoảng ba triệu du khách đến thăm di sản này mỗi năm. Đến đó,
họ ngắm chân dung của bốn vị tổng thống kiệt xuất của nước Mỹ và xem bản
Tuyên ngôn Độc lập cùng bản Hiến pháp. Đến đó, họ hiểu thêm về những
tiền nhân đã khai quốc, mở mang bờ cõi và bảo vệ nền cộng hòa ra sao.
Nền cộng hòa đó ra đời trong tiếng súng, khi vùng đất mới của những thuộc địa riêng lẻ vì muốn liên kết chống thực dân Anh đã hợp lại. Trong khi người dân còn nhọc nhằn bên những luống cày cống nạp cho thực dân thì những người liên bang đã ngồi lại với nhau, lập ra những thể chế đầu tiên. Lịch sử nước Mỹ ghi ngày 7-6-1776, một đại biểu thuộc địa Virginia, ông Richard Henry Lee, trình bày trước Hội nghị Đại lục tại Philadelphia (tiểu bang Pennsylvania) rằng liên minh các thuộc địa “có quyền là những tiểu bang tự do, đọc lập”. Đáp lại đề nghị này, Hội nghị Đại lục đã lập ra ủy ban khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập chuẩn bị tài liệu để nước Mỹ tuyên bố độc lập, bao gồm những con người ái quốc mà sau này trở thành những vị cha già của đất nước: Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, George Washington, Benjamin Franklin, John Adams… Thomas Jefferson là ủy viên của ủy ban đã chắp bút lo viết dự thảo đầu tiên.
Ngày 4-7-1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được chuẩn y, không chỉ tuyên bố sự ra đời của một quốc gia mới với 13 tiểu bang, mà còn đưa ra một triết lý mới về sự tự do của con người mà sau này trở thành động lực cho toàn thế giới: “Chúng tôi xem những chân lý sau như hoàn toàn hiển nhiên, rằng mọi con người đều được sinh ra bình đẳng, rằng họ được Đấng sáng tạo ban cho những quyền không thể chuyển nhượng, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Những người ký tên vào Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 dù có bộ óc nhìn xa đến đâu cũng không thể mường tượng được rằng con cháu họ sau này có những bước đi thật dài để kiến tạo đất nước chỉ với 9 ngàn dặm vuông và 3 triệu dân lúc họ thành lập trở thành một cường quốc chỉ một thế kỷ sau đó.
Tuyên ngôn Độc lập được cả nước đón chào bằng lửa mừng, rượu mừng, pháo hoa và chuông nhà thờ. Nhưng sau khi người Mỹ tuyên bố độc lập, quân đội Anh mở cuộc tấn công lớn hòng dẹp tan quân cách mạng, quân đội do George Washington lãnh đạo đã thất bại liên tục và rút về phía Bắc. Nathan Hale, một cựu giáo sư ở Connecticut, khi bị quân Anh xử, đứng trước giá treo cổ đã tuyên bố một câu sau này hậu thế còn ghi: “Nếu tôi có được một vạn lần sinh mệnh thì tôi cũng sẽ hiến dâng toàn bộ số sinh mệnh đó để chiến đấu bảo vệ quốc gia đang chịu quá nhiều đau khổ của tôi.” Tinh thần ấy đã cổ vũ những người cách mạng tiến tới để bảo vệ nền độc lập non trẻ cho đến năm 1783, Mỹ và Anh ký kết hòa ước tại Paris với việc Anh thừa nhận nền độc lập của Mỹ. Cuộc chiến tranh của cách mạnh Mỹ thành công, người Mỹ giành được độc lập, Hợp chúng quốc ra đời trong hoàn cảnh xã hội suy kiệt, đi đâu cũng thấy vết thương chiến tranh.
Để bảo vệ nền cộng hòa non trẻ, luật pháp phải ra đời. Cho đến nay, Mỹ vẫn được thế giới nhìn về như một đất nước có hệ thống pháp luật đầy đủ nhất và hoàn hảo nhất. Điều này được khởi đầu ngay từ khi nước Mỹ mới giành độc lập, viết ra bộ luật đầu tiên của đất nước. Ngày 14-5-1787, Hội nghị lập hiến diễn ra ở Philadelphia với sự góp mặt của 55 nhân vật, trong đó James Madison đóng vai trò chính, cùng nhau tạo ra bản Hiến pháp của nước Mỹ. Đến ngày 17-9-1787, sau 16 tuần tranh luận, Hiến pháp được 39 trong 42 đại biểu tham dự ký kết. Từ những buổi bình minh đầu tiên đó của quốc gia, những người lập quốc bên cạnh việc định ra khái niệm tự do và bình đẳng còn xác định nhiều quy tắc bảo vệ cho quyền của mỗi cá nhân. Đầu năm 1789, cuộc bầu cử toàn nước Mỹ được tổ chức lần đầu tiên dưới bản Hiến pháp. Cử tri đã bỏ phiếu nhất trí bầu George Washington làm tổng thống và John Adams làm phó tổng thống. Washington tuyên thệ nhậm chức vào ngày 30-4-1789 tại thủ đô lúc bấy giờ là New York. Hơn 220 năm sau, khi nhậm chức tổng thống, các tổng thống Mỹ đều lập lại câu thề mà Washington đã tuyên thệ ngày đó, sau này được ghi vào Hiến pháp, rằng sẽ thực thi các nhiệm vụ của tổng thống một cách trung tín và bằng hết sức của mình để “duy trì, bảo vệ và gìn giữ Hiến pháp nước Mỹ”.
Ngày ấy, những lãnh đạo của nước Mỹ dáng nhỏ bé, đi lại bằng ngựa hoặc xe, nói với dân qua truyền miệng hoặc loa, nhưng trách nhiệm của họ thì thật nặng nề: bảo vệ chính quyền non trẻ và xây dựng đất nước với ý thức rõ rằng hậu duệ muôn đời sau sẽ đánh giá những bước đi đầu tiên này. Đến năm 1796, Washington quyết định rằng hai nhiệm kỳ là đủ, ông nghỉ hưu năm 1797. Gần ba năm sau, Washington giã từ cuộc đời vào ngày 13-12-1799. Lên thay Washington, John Adams đã làm một việc quan trọng để đời trong lịch sử: dời thủ đô nước Mỹ từ Philadelphia đến một thành phố mới được xây dựng nằm bên bờ sông Potomac tại đặc khu Columbia (District of Columbia) vào năm 1800. Thành phố mới này được đặt tên là Washington để kỷ niệm người cha già đầu tiên của nước Mỹ. Để tránh sự nhầm lẫn với tiểu bang Washington ở miền Tây, thủ đô Washington được thêm hai chữ D.C. phía sau. Và để nhớ rằng Pennsylvania từng là vùng đất kinh đô, Adams đã cho đặt tên đại lộ trung tâm ở thủ đô là Pennsylvania mà ngày nay vẫn là con đường mà mỗi tổng thống phải đi qua trong thủ tục tuyên thệ nhậm chức.
Vị tổng thống thứ ba và cũng là người khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập - Thomas Jefferson - là người kế thừa và tiếp tục phát huy di sản của Washington nhiều nhất để gìn giữ nền độc lập có được bằng xương máu của binh sĩ. Trong diễn văn nhậm chức năm 1800, Jefferson đã hứa hẹn một chính quyền “khôn ngoan và cần kiệm”. Chỉ sự hiện diện của Jefferson trong Nhà Trắng thôi cũng đủ khuyến khích tiến trình dân chủ. Ông huấn luyện nhân viên phải tự xem mình là người được nhân dân ủy nhiệm. Ông khẳng định “Tất cả chúng ta đều là người Cộng hòa, tất cả chúng ta đều là người Liên bang”, và rằng cần phải bảo vệ sức mạnh Hiến pháp bởi đó là “sợi dây neo” gìn giữ hòa bình trong nước và sự an toàn ở nước ngoài. Trong một lá thư, Thomas Jefferson nhấn mạnh một câu về sau được khắc trên tượng đài của ông: “Tôi đã thề trước bàn thờ Chúa lời thề sẽ mãi mãi căm thù với bất cứ hình thức nào chà đạp lên sự bình đẳng của con người.” Một trong những hành động của Jefferson được ghi dấu ấn vào lịch sử Mỹ là đã làm tăng gấp đôi diện tích đất nước. Với 15 triệu USD, Mỹ có được thỏa thuận mua Louisiana vào năm 1803. Lãnh thổ này rộng hơn 2,6 triệu km2, có cả cảng Orleans.
James Madison – “cha đẻ của Hiến pháp” – kế nhiệm Jefferson. Những người sau cứ lót tiếp những viên gạch mà người trước đã nung đúc cho nền cộng hòa. Trong khi chính quyền mới ra đời với việc thiết lập các cơ quan liên quan, nước Mỹ không ngừng mở rộng diện tích và dòng người di dân từ châu Âu không ngừng cập bến nước Mỹ. Điều kiện sống ở dọc suốt bờ biển Đại Tây Dương đã kích thích cuộc di dân đến những vùng đất mới. Từ New England, nơi đất đai không thể cho sản lượng lương thực cao, người dân đã rời những ngôi làng và nông trại ven biển để đi vào vùng nội địa màu mỡ. Cho đến năm 1800, vùng thung lũng sông Ohio và Mississippi đã trở thành một vùng biên giới rộng lớn. “Hi-o, chúng ta đi nào, trôi theo dòng Ohio” đã trở thành bài hát của hàng ngàn người đi tìm vùng đất mới ngày ấy. Từ năm 1816 đến 1821, 6 tiểu bang mới được thành lập: Indiana, Illinois và Maine (những bang tự do) và Mississippin, Alabama và Missouri (những bang nô lệ). Năm 1819, đánh đổi bằng 5 triệu USD, nước Mỹ đã thu được cả vùng Florida từ Tây Ban Nha và quyền hạn của Tây Ban Nha đối với xứ Oregon miền Viễn Tây. Trong lúc ấy, miền Tây đã trở thành khu vực buôn bán lông thú rất sôi động. Dân số đất nước tăng từ 7,2 triệu đến hơn 23 triệu từ năm 1812 đến 1852 và đất đai có thể định cứ tăng lên gần bằng diện tích châu Âu: từ 4,4 triệu lên 7,8 triệu km2. Cuộc Tây tiến này cũng đưa dân định cư vào những xung đột với các cư dân sống lâu đời ở đó: người da đỏ.
Bận bịu dựng xây đất nước, người Mỹ vẫn không quên tiền nhân. Năm 1848, một tháp đá cẩm thạch cao 169,2 mét, nặng 90.854 tấn được khởi công xây dựng và sau đó hoàn thành vào năm 1884, đài tưởng niệm không chỉ để nhớ mãi tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington mà còn là một trong những biểu tượng của thủ đô nước Mỹ cho đến ngày hôm nay. Cho đến năm 1850, nước Mỹ với 31 tiểu bang đã là nơi cư ngụ của 23 triệu dân. Miền đông công nghiệp bùng phát, miền trung tây và miền nam nông nghiệp phồn vinh. Sau năm 1849, các mỏ vàng ở California rót một suối vàng vào các kênh thương mại. Đối với dân miền nam năm 1850, họ không cảm thấy có trách nhiệm với chế độ nô lệ. Ở một số vùng duyên hải chế độ nô lệ đến năm 1850 đã có hơn 200 tuổi, đó là một phần quan trọng của nền kinh tế tại đây. Phong trào bãi nô nổi lên đầu những năm 1930. Riêng ở Ohio, người ta ước tính từ năm 1830 đến 1860 có hơn 40.000 nô lệ đã bỏ trốn. Số tổ chức bài nô đã tăng nhanh đến độ vào năm 1840 có khoảng 2.000 tổ chức với tổng số hội viên là 200.000 người. Từ lãnh thổ của Mexico, Texas trở thành tiểu bang thứ 28 của Mỹ vào năm 1845. Sau đó, Mexico tiếp tục nhượng lại cho Mỹ vùng Tây Nam và California với giá 15 triệu USD.
Về mặt xã hội, những năm 1850 là một thập niên đầy bất hòa về việc chiếm hữu nô lệ, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định tạo dựng nên nước Mỹ trong quá khứ và lãnh đạo đất nước phải đối đầu khi tính chuyện tương lai. Năm 1852, Harriet Beecher Stowe xuất bản cuốn Uncle Tom’s Cabin (Túp lều của chú Tom), một cuốn tiểu thuyết phản ứng trước việc thông qua đạo luật nô lệ bỏ trốn, miêu tả sự tàn bạo của chế độ nô lệ. Hơn 300.000 bản đã được bán hết trong năm đầu tiên. Thời thế tạo anh hùng, giữa không khí sục sôi ngày đó, một cái tên vì dân xuất hiện và được lịch sử Mỹ ghi nhớ về sau: Abraham Lincoln. Lincoln từ lâu đã coi chế độ chiếm hữu nô lệ là một điều tàn ác. Trong một bài diễn văn đọc ở Illinois năm 1854, ông tuyên bố rằng mọi pháp chế của đất nước phải nằm trong nguyên tắc là chế độ nô lệ phải bị hạn chế và cuối cùng sẽ bị hủy bỏ. Bài diễn văn khiến ông được miền Tây đang lớn mạnh ủng hộ nhiệt liệt. Năm 1858, Lincoln ra tranh cử giành ghế thượng nghị sĩ Illinois, ông nhấn mạnh trong bài diễn văn phát động chiến dịch tranh cử về mục tiêu của nước Mỹ: “Một gia đình chia rẽ không thể nào tồn tại. Tôi tin chính quyền này không thể chịu đựng mãi mãi tình trạng nửa nô lệ nửa tự do. Tôi không mong đợi liên bang bị tan rã. Tôi không mong muốn ngôi nhà sụp đổ mà tôi mong đợi nó không còn bị chia rẽ.”
Nhiệm kỳ Tổng thống sau đó của Abraham Lincoln là nhưng năm của ly khai, nội chiến và giải quyết chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong diễn văn nhậm chức ngày 4-3-1861, Abraham Lincoln từ chối công nhận việc ly khai, gọi việc này là “vô hiệu về mặt pháp lý”. Nội chiến huynh đệ Nam – Bắc tương tàn tiếp tục xảy ra. Một trận đánh được lịch sử Mỹ khắc ghi trong nội chiến là trận đánh dữ dội kéo dài 3 ngày tại Gettysburg với số người chết hơn 3.000 quân Liên bang và hơn 4.000 quân Liên minh chết, số bị thương và mất tích lên đến 20.000 lính mỗi bên. Ngày 19-11-1863, khánh thành nghĩa trang quốc gia mới tại Gettysburg, Lincoln có bài diễn văn 272 từ mà sau này được đánh giá là bài diễn văn nổi tiếng nhất của các tổng thống Mỹ. Việc xây dựng nghĩa trang cho binh sĩ của cả hai chiến tuyến cũng như những câu từ trong bài diễn văn có tác động to lớn đến việc hòa giải và hàn gắn quốc gia, với một cụm từ bất hủ: chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Nền cộng hòa đó ra đời trong tiếng súng, khi vùng đất mới của những thuộc địa riêng lẻ vì muốn liên kết chống thực dân Anh đã hợp lại. Trong khi người dân còn nhọc nhằn bên những luống cày cống nạp cho thực dân thì những người liên bang đã ngồi lại với nhau, lập ra những thể chế đầu tiên. Lịch sử nước Mỹ ghi ngày 7-6-1776, một đại biểu thuộc địa Virginia, ông Richard Henry Lee, trình bày trước Hội nghị Đại lục tại Philadelphia (tiểu bang Pennsylvania) rằng liên minh các thuộc địa “có quyền là những tiểu bang tự do, đọc lập”. Đáp lại đề nghị này, Hội nghị Đại lục đã lập ra ủy ban khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập chuẩn bị tài liệu để nước Mỹ tuyên bố độc lập, bao gồm những con người ái quốc mà sau này trở thành những vị cha già của đất nước: Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, George Washington, Benjamin Franklin, John Adams… Thomas Jefferson là ủy viên của ủy ban đã chắp bút lo viết dự thảo đầu tiên.
Ngày 4-7-1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được chuẩn y, không chỉ tuyên bố sự ra đời của một quốc gia mới với 13 tiểu bang, mà còn đưa ra một triết lý mới về sự tự do của con người mà sau này trở thành động lực cho toàn thế giới: “Chúng tôi xem những chân lý sau như hoàn toàn hiển nhiên, rằng mọi con người đều được sinh ra bình đẳng, rằng họ được Đấng sáng tạo ban cho những quyền không thể chuyển nhượng, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Những người ký tên vào Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 dù có bộ óc nhìn xa đến đâu cũng không thể mường tượng được rằng con cháu họ sau này có những bước đi thật dài để kiến tạo đất nước chỉ với 9 ngàn dặm vuông và 3 triệu dân lúc họ thành lập trở thành một cường quốc chỉ một thế kỷ sau đó.
Tuyên ngôn Độc lập được cả nước đón chào bằng lửa mừng, rượu mừng, pháo hoa và chuông nhà thờ. Nhưng sau khi người Mỹ tuyên bố độc lập, quân đội Anh mở cuộc tấn công lớn hòng dẹp tan quân cách mạng, quân đội do George Washington lãnh đạo đã thất bại liên tục và rút về phía Bắc. Nathan Hale, một cựu giáo sư ở Connecticut, khi bị quân Anh xử, đứng trước giá treo cổ đã tuyên bố một câu sau này hậu thế còn ghi: “Nếu tôi có được một vạn lần sinh mệnh thì tôi cũng sẽ hiến dâng toàn bộ số sinh mệnh đó để chiến đấu bảo vệ quốc gia đang chịu quá nhiều đau khổ của tôi.” Tinh thần ấy đã cổ vũ những người cách mạng tiến tới để bảo vệ nền độc lập non trẻ cho đến năm 1783, Mỹ và Anh ký kết hòa ước tại Paris với việc Anh thừa nhận nền độc lập của Mỹ. Cuộc chiến tranh của cách mạnh Mỹ thành công, người Mỹ giành được độc lập, Hợp chúng quốc ra đời trong hoàn cảnh xã hội suy kiệt, đi đâu cũng thấy vết thương chiến tranh.
Để bảo vệ nền cộng hòa non trẻ, luật pháp phải ra đời. Cho đến nay, Mỹ vẫn được thế giới nhìn về như một đất nước có hệ thống pháp luật đầy đủ nhất và hoàn hảo nhất. Điều này được khởi đầu ngay từ khi nước Mỹ mới giành độc lập, viết ra bộ luật đầu tiên của đất nước. Ngày 14-5-1787, Hội nghị lập hiến diễn ra ở Philadelphia với sự góp mặt của 55 nhân vật, trong đó James Madison đóng vai trò chính, cùng nhau tạo ra bản Hiến pháp của nước Mỹ. Đến ngày 17-9-1787, sau 16 tuần tranh luận, Hiến pháp được 39 trong 42 đại biểu tham dự ký kết. Từ những buổi bình minh đầu tiên đó của quốc gia, những người lập quốc bên cạnh việc định ra khái niệm tự do và bình đẳng còn xác định nhiều quy tắc bảo vệ cho quyền của mỗi cá nhân. Đầu năm 1789, cuộc bầu cử toàn nước Mỹ được tổ chức lần đầu tiên dưới bản Hiến pháp. Cử tri đã bỏ phiếu nhất trí bầu George Washington làm tổng thống và John Adams làm phó tổng thống. Washington tuyên thệ nhậm chức vào ngày 30-4-1789 tại thủ đô lúc bấy giờ là New York. Hơn 220 năm sau, khi nhậm chức tổng thống, các tổng thống Mỹ đều lập lại câu thề mà Washington đã tuyên thệ ngày đó, sau này được ghi vào Hiến pháp, rằng sẽ thực thi các nhiệm vụ của tổng thống một cách trung tín và bằng hết sức của mình để “duy trì, bảo vệ và gìn giữ Hiến pháp nước Mỹ”.
Ngày ấy, những lãnh đạo của nước Mỹ dáng nhỏ bé, đi lại bằng ngựa hoặc xe, nói với dân qua truyền miệng hoặc loa, nhưng trách nhiệm của họ thì thật nặng nề: bảo vệ chính quyền non trẻ và xây dựng đất nước với ý thức rõ rằng hậu duệ muôn đời sau sẽ đánh giá những bước đi đầu tiên này. Đến năm 1796, Washington quyết định rằng hai nhiệm kỳ là đủ, ông nghỉ hưu năm 1797. Gần ba năm sau, Washington giã từ cuộc đời vào ngày 13-12-1799. Lên thay Washington, John Adams đã làm một việc quan trọng để đời trong lịch sử: dời thủ đô nước Mỹ từ Philadelphia đến một thành phố mới được xây dựng nằm bên bờ sông Potomac tại đặc khu Columbia (District of Columbia) vào năm 1800. Thành phố mới này được đặt tên là Washington để kỷ niệm người cha già đầu tiên của nước Mỹ. Để tránh sự nhầm lẫn với tiểu bang Washington ở miền Tây, thủ đô Washington được thêm hai chữ D.C. phía sau. Và để nhớ rằng Pennsylvania từng là vùng đất kinh đô, Adams đã cho đặt tên đại lộ trung tâm ở thủ đô là Pennsylvania mà ngày nay vẫn là con đường mà mỗi tổng thống phải đi qua trong thủ tục tuyên thệ nhậm chức.
Vị tổng thống thứ ba và cũng là người khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập - Thomas Jefferson - là người kế thừa và tiếp tục phát huy di sản của Washington nhiều nhất để gìn giữ nền độc lập có được bằng xương máu của binh sĩ. Trong diễn văn nhậm chức năm 1800, Jefferson đã hứa hẹn một chính quyền “khôn ngoan và cần kiệm”. Chỉ sự hiện diện của Jefferson trong Nhà Trắng thôi cũng đủ khuyến khích tiến trình dân chủ. Ông huấn luyện nhân viên phải tự xem mình là người được nhân dân ủy nhiệm. Ông khẳng định “Tất cả chúng ta đều là người Cộng hòa, tất cả chúng ta đều là người Liên bang”, và rằng cần phải bảo vệ sức mạnh Hiến pháp bởi đó là “sợi dây neo” gìn giữ hòa bình trong nước và sự an toàn ở nước ngoài. Trong một lá thư, Thomas Jefferson nhấn mạnh một câu về sau được khắc trên tượng đài của ông: “Tôi đã thề trước bàn thờ Chúa lời thề sẽ mãi mãi căm thù với bất cứ hình thức nào chà đạp lên sự bình đẳng của con người.” Một trong những hành động của Jefferson được ghi dấu ấn vào lịch sử Mỹ là đã làm tăng gấp đôi diện tích đất nước. Với 15 triệu USD, Mỹ có được thỏa thuận mua Louisiana vào năm 1803. Lãnh thổ này rộng hơn 2,6 triệu km2, có cả cảng Orleans.
James Madison – “cha đẻ của Hiến pháp” – kế nhiệm Jefferson. Những người sau cứ lót tiếp những viên gạch mà người trước đã nung đúc cho nền cộng hòa. Trong khi chính quyền mới ra đời với việc thiết lập các cơ quan liên quan, nước Mỹ không ngừng mở rộng diện tích và dòng người di dân từ châu Âu không ngừng cập bến nước Mỹ. Điều kiện sống ở dọc suốt bờ biển Đại Tây Dương đã kích thích cuộc di dân đến những vùng đất mới. Từ New England, nơi đất đai không thể cho sản lượng lương thực cao, người dân đã rời những ngôi làng và nông trại ven biển để đi vào vùng nội địa màu mỡ. Cho đến năm 1800, vùng thung lũng sông Ohio và Mississippi đã trở thành một vùng biên giới rộng lớn. “Hi-o, chúng ta đi nào, trôi theo dòng Ohio” đã trở thành bài hát của hàng ngàn người đi tìm vùng đất mới ngày ấy. Từ năm 1816 đến 1821, 6 tiểu bang mới được thành lập: Indiana, Illinois và Maine (những bang tự do) và Mississippin, Alabama và Missouri (những bang nô lệ). Năm 1819, đánh đổi bằng 5 triệu USD, nước Mỹ đã thu được cả vùng Florida từ Tây Ban Nha và quyền hạn của Tây Ban Nha đối với xứ Oregon miền Viễn Tây. Trong lúc ấy, miền Tây đã trở thành khu vực buôn bán lông thú rất sôi động. Dân số đất nước tăng từ 7,2 triệu đến hơn 23 triệu từ năm 1812 đến 1852 và đất đai có thể định cứ tăng lên gần bằng diện tích châu Âu: từ 4,4 triệu lên 7,8 triệu km2. Cuộc Tây tiến này cũng đưa dân định cư vào những xung đột với các cư dân sống lâu đời ở đó: người da đỏ.
Bận bịu dựng xây đất nước, người Mỹ vẫn không quên tiền nhân. Năm 1848, một tháp đá cẩm thạch cao 169,2 mét, nặng 90.854 tấn được khởi công xây dựng và sau đó hoàn thành vào năm 1884, đài tưởng niệm không chỉ để nhớ mãi tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington mà còn là một trong những biểu tượng của thủ đô nước Mỹ cho đến ngày hôm nay. Cho đến năm 1850, nước Mỹ với 31 tiểu bang đã là nơi cư ngụ của 23 triệu dân. Miền đông công nghiệp bùng phát, miền trung tây và miền nam nông nghiệp phồn vinh. Sau năm 1849, các mỏ vàng ở California rót một suối vàng vào các kênh thương mại. Đối với dân miền nam năm 1850, họ không cảm thấy có trách nhiệm với chế độ nô lệ. Ở một số vùng duyên hải chế độ nô lệ đến năm 1850 đã có hơn 200 tuổi, đó là một phần quan trọng của nền kinh tế tại đây. Phong trào bãi nô nổi lên đầu những năm 1930. Riêng ở Ohio, người ta ước tính từ năm 1830 đến 1860 có hơn 40.000 nô lệ đã bỏ trốn. Số tổ chức bài nô đã tăng nhanh đến độ vào năm 1840 có khoảng 2.000 tổ chức với tổng số hội viên là 200.000 người. Từ lãnh thổ của Mexico, Texas trở thành tiểu bang thứ 28 của Mỹ vào năm 1845. Sau đó, Mexico tiếp tục nhượng lại cho Mỹ vùng Tây Nam và California với giá 15 triệu USD.
Về mặt xã hội, những năm 1850 là một thập niên đầy bất hòa về việc chiếm hữu nô lệ, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định tạo dựng nên nước Mỹ trong quá khứ và lãnh đạo đất nước phải đối đầu khi tính chuyện tương lai. Năm 1852, Harriet Beecher Stowe xuất bản cuốn Uncle Tom’s Cabin (Túp lều của chú Tom), một cuốn tiểu thuyết phản ứng trước việc thông qua đạo luật nô lệ bỏ trốn, miêu tả sự tàn bạo của chế độ nô lệ. Hơn 300.000 bản đã được bán hết trong năm đầu tiên. Thời thế tạo anh hùng, giữa không khí sục sôi ngày đó, một cái tên vì dân xuất hiện và được lịch sử Mỹ ghi nhớ về sau: Abraham Lincoln. Lincoln từ lâu đã coi chế độ chiếm hữu nô lệ là một điều tàn ác. Trong một bài diễn văn đọc ở Illinois năm 1854, ông tuyên bố rằng mọi pháp chế của đất nước phải nằm trong nguyên tắc là chế độ nô lệ phải bị hạn chế và cuối cùng sẽ bị hủy bỏ. Bài diễn văn khiến ông được miền Tây đang lớn mạnh ủng hộ nhiệt liệt. Năm 1858, Lincoln ra tranh cử giành ghế thượng nghị sĩ Illinois, ông nhấn mạnh trong bài diễn văn phát động chiến dịch tranh cử về mục tiêu của nước Mỹ: “Một gia đình chia rẽ không thể nào tồn tại. Tôi tin chính quyền này không thể chịu đựng mãi mãi tình trạng nửa nô lệ nửa tự do. Tôi không mong đợi liên bang bị tan rã. Tôi không mong muốn ngôi nhà sụp đổ mà tôi mong đợi nó không còn bị chia rẽ.”
Nhiệm kỳ Tổng thống sau đó của Abraham Lincoln là nhưng năm của ly khai, nội chiến và giải quyết chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong diễn văn nhậm chức ngày 4-3-1861, Abraham Lincoln từ chối công nhận việc ly khai, gọi việc này là “vô hiệu về mặt pháp lý”. Nội chiến huynh đệ Nam – Bắc tương tàn tiếp tục xảy ra. Một trận đánh được lịch sử Mỹ khắc ghi trong nội chiến là trận đánh dữ dội kéo dài 3 ngày tại Gettysburg với số người chết hơn 3.000 quân Liên bang và hơn 4.000 quân Liên minh chết, số bị thương và mất tích lên đến 20.000 lính mỗi bên. Ngày 19-11-1863, khánh thành nghĩa trang quốc gia mới tại Gettysburg, Lincoln có bài diễn văn 272 từ mà sau này được đánh giá là bài diễn văn nổi tiếng nhất của các tổng thống Mỹ. Việc xây dựng nghĩa trang cho binh sĩ của cả hai chiến tuyến cũng như những câu từ trong bài diễn văn có tác động to lớn đến việc hòa giải và hàn gắn quốc gia, với một cụm từ bất hủ: chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Cuộc nội chiến kéo dài đến năm 1865, khi quân đội miền Nam đầu hàng thì mới kết thúc. Lúc này, tái thiết là nhiệm vụ hàng đầu, như quyết tâm của Abraham Lincoln trong diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai năm 1864: “Chúng ta hãy nỗ lực để hoàn thành công việc đang dang dở, băng bó các vết thương trên đất nước.” Kết thúc cuộc nội chiến cũng là lúc nước Mỹ mở ra thời kỳ tái thiết và thống nhất hai miền Nam Bắc với “những vết thương” đầy mình. Thời kỳ tái thiết kéo dài từ năm 1863 đến 1877, thêm một gánh nặng mới đặt lên đôi vai vốn đã gầy guộc của Lincoln.
Ngày 1-1-1863, Abraham Lincoln ký một văn kiện quan trọng mà ông đã mơ ước từ lâu: Tuyên bố trả tự do cho người nô lệ, còn gọi là Tuyên bố giải phóng nô lệ. Đối tượng của bản tuyên bố này là hơn 3 triệu người nô lệ, được tuyên bố “kể từ nay được tự do”. Điều đáng tiếc là chưa tận hưởng được cái giá của nền tự do do chính người nô lệ mong mỏi và tạo lập, ngày 14-4, ông bị một người Virginia cay đắng trước thất bại của miền Nam ám sát và mất một ngày sau đó. Nhà thơ James Russell Lowell viết: “Chưa từng có lời thương tiếc nào đầy sức thuyết phục như cái nhìn lặng lẽ đồng tình mà những người lạ trao nhau khi họ gặp nhau ngày hôm đó. Nhân loại chung của họ đã mất đi một người thân thiết.”
Thế kỷ đầu tiên của nước Mỹ đi qua với bốn cái tên đã được khắc nhớ nhất trong lịch sử Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, James Madison và Abraham Lincoln. Nền dân chủ, giá trị Mỹ mà họ tạo ra, với người Mỹ, không chỉ có giá trị trăm năm.
---
* Sách do NXB Thế giới và Alpha Books ấn hành, giá bìa: 130.000đ
No comments:
Post a Comment