Wednesday, January 14, 2015

Free Speech for All - Tự do ngôn luận cho tất cả mọi người

Anders Fogh Rasmussen, former Prime Minister of Denmark and Secretary General of NATO, is Founder and Chairman of Rasmussen Global. read more
4

Free Speech for All

COPENHAGEN – The attack on the French magazine Charlie Hebdo was an assault on democracy, on freedom, and on the ideals that underpin all free societies. As we face the forces of extremism and terror, we must have the courage to speak up for those ideals and to safeguard the right to say what we believe. But we must also take care to respect the fact that others have the same right.

Charlie Hebdo is not the first publication to have suffered for publishing images which some perceived as offensive to Islam. In 2005, when I was Prime Minister of Denmark, the Danish newspaper Jyllands-Posten provoked international controversy by publishing twelve sketches of the Prophet Muhammad. Some Muslims, in Denmark and abroad, accused Jyllands-Posten of blasphemy for publishing an image of the prophet. Others said that the images were an insult to Islam. There were calls for reprisals against the newspaper, against my government, and against Danish interests abroad.

Our response was founded on the principle that freedom of speech is one of the pillars on which democracy stands, and that if you undermine it, you undermine democracy itself. In free countries, every citizen has the right to say what he or she wants, believe what he or she wants, and criticize or mock what he or she wants – in writing, drawings, or any other form of peaceful expression. Every citizen also has the right to disagree with another’s opinions and to express that disagreement in a peaceful, legal manner.

In 2005, during the cartoons crisis, some commentators and politicians in the Muslim world claimed that the right to free speech had been abused and called for an apology and a condemnation of the cartoons, first from Jyllands-Posten, then from my government. To be sure, freedom of speech is a right that is best used wisely and responsibly. But we believed, and I still believe, that it would be neither wise nor responsible to attempt to limit it, and that the correct way to respond to a perceived insult is to present a counterargument, not to mount a terrorist attack. And, in democracies, you can always take the matter to court. 

That principle guided us through the 2005 crisis. We did not apologize for an independent newspaper’s editorial decisions, despite great pressure from Muslim groups and governments. Nor did we seek to justify the publication of the cartoons. We simply stood up for freedom of speech.

Despite the horror and anger we feel at the attacks on Charlie Hebdo, we must all hold fast to that principle, because to limit freedom of expression would be to weaken our own societies. The attacks on the journalists of Charlie Hebdo were disgusting and despicable, but if we respond to them by abridging the freedom on which our societies rest, we will be playing into the murderers’ hands.

Governments must stand up for the freedom of journalists to write what they want and the freedom of every citizen to support or disagree with what they write. And journalists must continue to write and draw what they believe. Self-censorship would undermine their freedom and encourage further pressure on free speech.

In the past few days, some editors decided that the right response to the Charlie Hebdo massacre was to republish the magazine’s cartoons. Others decided not to. Still others criticized Charlie Hebdo’s actions. The editors had the right to make those decisions and to express themselves as they saw fit. That is the essence of democracy. The day such decisions are made for fear of reprisal is the day our freedom ends.

For citizens, freedom of speech means having the courage to speak out for what they believe, without resorting to violence – against journalists or against the representatives of any religious belief. To shoot journalists in cold blood for printing a cartoon is a hideous crime. But so is attacking a mosque or assaulting a Muslim because of his or her faith.

There is a place for debate, even passionate debate, on the deeply moral question of how to balance freedom of speech with respect for religion. But the weapons of this debate should be words, not arms – the keyboard, not the Kalashnikov. Every one of us has the right to our opinion. None of us has the right to kill those with whom we disagree.

The march of millions in Paris on January 11 was a magnificent expression of solidarity and peace. Every leader and legislator should strive to live up to those ideals as he or she responds to the threat of extremism.

The terrorist attacks in Paris will, one hopes, be a game changer in the defense of press freedom, and freedom in general, because millions of people have realized what is at stake. We cannot take freedom of expression for granted. We must stand up for it and defend it, even – and perhaps especially – when we disagree with what is being expressed.

Read more at http://www.project-syndicate.org/commentary/charlie-hebdo-freedom-speech-by-anders-fogh-rasmussen-2015-01#RtHP2ZGiRtCGpuHR.99
 

Tự do ngôn luận cho tất cả mọi người

Posted by adminbasam on 14/01/2015
Hoanghannom
14-01-2015

H1
Anders Fogh Rasmussen. “Free Speech for All,” Project Syndicate, Jan. 13, 2015. Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Vụ tấn công tạp chí Pháp Charlie Hebdo là một cuộc tấn công vào nền dân chủ, tự do, và vào những lý tưởng là nền tảng cho mọi xã hội tự do. Bởi phải đối mặt với các lực lượng cực đoan và khủng bố, chúng ta phải đủ can đảm để cất tiếng nói ủng hộ cho những lý tưởng này và để bảo vệ quyền được nói ra những gì chúng ta tin. Nhưng chúng ta cũng phải chú ý tôn trọng thực tế rằng những người khác cũng có quyền tương tự.

Charlie Hebdo không phải là ấn phẩm đầu tiên bị tấn công vì phát hành những hình ảnh mà một số người cho là xúc phạm Hồi giáo. Năm 2005, khi tôi còn là Thủ tướng, tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten đã gây tranh cãi quốc tế bằng việc xuất bản mười hai bản phác họa Nhà tiên tri Muhammad. Một số người Hồi giáo ở Đan Mạch cũng như ở nước ngoài đã cáo buộcJyllands-Posten tội báng bổ vì cho xuất bản hình ảnh của Nhà tiên tri. Một số khác cho rằng những hình ảnh đó là xúc phạm Hồi giáo. Đã có những lời kêu gọi trả đũa tờ báo, chống lại chính phủ của tôi, và chống lại lợi ích quốc tế của Đan Mạch.

Phản ứng của chúng tôi được đưa ra dựa theo nguyên tắc tự do ngôn luận là một trong những trụ cột của nền dân chủ, và phá hoại tự do ngôn luận là làm phá hoại chính nền dân chủ. Ở các nước tự do, mọi công dân đều có quyền nói những gì mình muốn, tin tưởng những gì mình muốn, và chỉ trích hay nhạo báng những gì mình muốn – bằng văn bản, bản vẽ, hoặc bằng bất kỳ hình thức biểu hiện ôn hòa nào khác. Mọi công dân cũng đều có quyền không đồng ý với ý kiến của người khác và đều có quyền bày tỏ sự bất đồng theo một cách hợp pháp và hòa bình.

Năm 2005, trong cuộc khủng hoảng tranh biếm họa (tức vụ Jyllands-Posten – ND), một số nhà bình luận và chính trị gia trong thế giới Hồi giáo tuyên bố rằng quyền tự do ngôn luận đã bị lạm dụng và kêu gọi lên án các bức biếm họa và một lời xin lỗi, trước hết là từ Jyllands-Posten, sau đó là từ chính phủ của tôi. Chắc chắn, cách sử dụng quyền tự do ngôn luận tốt nhất là bằng một cách khôn ngoan và có trách nhiệm. Nhưng chúng tôi đã tin, và đến giờ tôi vẫn tin, rằng tìm cách hạn chế quyền tự do ngôn luận là không khôn ngoan và vô trách nhiệm, và rằng cách đúng đắn nhất để phản ứng lại sự xúc phạm là đưa ra lời phản biện, chứ không phải là tổ chức một cuộc tấn công khủng bố. Và trong các nền dân chủ, ta luôn có thể đưa vụ việc ra tòa.

Nguyên tắc đó đã đưa chúng tôi vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2005. Chúng tôi đã không xin lỗi vì những quyết định biên tập của một tờ báo độc lập, bất chấp sức ép rất lớn từ các nhóm và chính phủ Hồi giáo. Chúng tôi cũng không tìm cách biện minh cho việc xuất bản các bức biếm họa. Chỉ đơn giản là chúng tôi đứng lên cho tự do ngôn luận.

Bất chấp những cảm giác bàng hoàng và giận dữ mà chúng ta dành cho cuộc tấn công nhằm vào Charlie Hebdo, tất cả chúng ta phải giữ vững nguyên tắc đó bởi hạn chế tự do ngôn luận sẽ làm suy yếu chính các xã hội của chúng ta. Cuộc tấn công các nhà báo của Charlie Hebdo là kinh tởm và đáng khinh bỉ, nhưng nếu chúng ta phản ứng bằng cách hạn chế sự tự do mà xã hội chúng ta lấy làm nền tảng, chúng ta sẽ rơi vào tay những kẻ giết người.

Các chính phủ phải đứng lên cho quyền tự do của các nhà báo được viết những gì họ muốn và quyền tự do của mỗi người dân được ủng hộ hoặc phản đối những gì họ viết. Và các nhà báo phải tiếp tục viết và vẽ những gì họ tin. Tự kiểm duyệt sẽ làm suy yếu quyền tự do của họ và đặt thêm gánh nặng lên tự do ngôn luận.

Trong những ngày qua, một số biên tập viên đã quyết định rằng phản ứng đúng đắn cho vụ thảm sát Charlie Hebdo là tái xuất bản tranh biếm họa của tạp chí này. Một số quyết định ngược lại. Có một số chỉ trích những hành động của Charlie Hebdo. Các biên tập viên có quyền đưa ra những quyết định này và thể hiện chúng nếu như họ thấy phù hợp. Đó là bản chất của dân chủ. Cái ngày mà những quyết định đó được đưa ra vì sợ bị trả thù cũng là ngày mà sự tự do của chúng ta chấm dứt.

Đối với các công dân, tự do ngôn luận có nghĩa là đủ can đảm để nói ra những gì họ tin mà không cần đến bạo lực để chống lại các nhà báo hay chống lại các đại diện của bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào. Bắn giết các nhà báo trong máu lạnh chỉ vì họ đã in những bức biếm họa là một tội ác ghê tởm. Nhưng tấn công một nhà thờ hay hành hung một người Hồi giáo vì đức tin của họ cũng chẳng khác gì.

Sẽ có nơi để tranh luận, thậm chí một cách gay gắt, về câu hỏi đạo đức sâu sắc là làm thế nào để cân bằng quyền tự do ngôn luận với tôn trọng tôn giáo. Nhưng vũ khí của cuộc tranh luận này nên là những từ ngữ, không phải vũ khí – là bàn phím, không phải súng AK. Mỗi người chúng ta đều có quyền đưa ra ý kiến. Nhưng không ai được có quyền giết những người mình không đồng ý.

Cuộc diễu hành của hàng triệu người ở Paris hôm 11 là biểu hiện tuyệt vời của tình đoàn kết và hòa bình. Mỗi nhà lãnh đạo và lập pháp cần phải phấn đấu để sống cho những lý tưởng trong khi đáp lại các mối đe dọa đến từ chủ nghĩa cực đoan.

Như mọi người đều hi vọng, các cuộc tấn công khủng bố tại Paris sẽ là một sự thay đổi trong việc bảo vệ tự do báo chí và tự do nói chung, bởi hàng triệu người đã nhận ra những gì đang bị đe dọa. Chúng ta không thể coi nhẹ quyền tự do biểu đạt. Chúng ta phải đứng lên vì nó và bảo vệ nó, thậm chí và có lẽ đặc biệt là khi chúng ta không đồng ý với những gì đang được thể hiện.

Anders Fogh Rasmussen là cựu Thủ tướng Đan Mạch và Tổng thư ký NATO, người sáng lập và Chủ tịch Rasmussen Global.
Bản dịch © 2015 Nguyễn Huy Hoàng
 

No comments:

Post a Comment