Stockholm University to Close Confucius Institute
The 10-year-old Confucius Institute at Sweden’s Stockholm
University is slated to be closed down this June, according to a
statement by the university on Dec. 20. The decision to boot the
Beijing-funded Chinese language program comes amid increasing
international concern regarding the hiring practices of and content
taught by the Institutes, which must toe the Chinese Communist Party’s
ideological line.
Astrid Söderbergh Widding, vice-chancellor of Stockholm University,
told the Swedish newspaper Dagens Nyheter that the local Confucius
Institute, set up in 2005, had outlived its usefulness in light of
progress made by the university in independently establishing links to
China since then. She also mentioned the need for financial autonomy.
“Generally it is questionable to have, within the framework of the
university, institutes that are financed by another country,” Widding
said.
Western counterintelligence agencies have identified Confucius
Institutes as forms of spy agencies used by the [Chinese] government.
Established in 2004 and run by Beijing, Confucius Institutes are
language programs cooperating with overseas schools and universities.
Sometimes compared to Germany’s Goethe-Institut or the Alliance
Française, Confucius Institutes differ from these groups in that they
are directly incorporated into overseas educational institutions. The
Confucius Institutes may be particularly appealing for many smaller
universities and schools unable to fund their own, independent Chinese
programs.
In recent years, however, the Institutes have come under fire for
exporting the Chinese Communist Party views and censorship to other
countries, under the guise of teaching Chinese. Teachers working for the
Confucius Institutes are prohibited from discussing sensitive topics
such as Tibetan or Taiwanese independence or the persecution of Falun
Gong, and they are barred from holding faiths suppressed by the Chinese
regime in China.
Additionally, Confucius Institutes, which were once praised by Li
Changchun, former head of China’s Propaganda Department, as “an
important part of China’s overseas propaganda setup,” have been
implicated in the industrial espionage that is rife among overseas
Chinese.
As reported previously by Epoch Times, controversy resulting from the
discriminatory hiring practices of the Confucius Institutes led
McMaster University in Ontario, Canada, to pull the plug on its contract
for the Institute on its campus, which ended in July 2013.
Sonia Zhao, a former teacher at McMaster, was required in her hiring
contract to keep secret her faith in Falun Gong, a Chinese spiritual
practice persecuted in China by the communist authorities since 1999.
Toward the end of 2013, the Canadian Association of University
Teachers (CAUT), which represents over 70,000 Canadian academic
professionals, called on universities and colleges to cut their ties
with Confucius Institutes, which it said are “subsidized and supervised
by the authoritarian government of China.”
In June 2014, the American Association of University Professors
joined its Canadian counterpart in urging universities not to partner
with the controversial Institutes.
In September, the University of Chicago declined to renew its
contract to host a Confucius Institute, and a week after the University
announced its decision, Pennsylvania State University followed suit.
In October, Michel Juneau-Katsuya, former chief of Asia-Pacific for
the Canadian Security Intelligence Service and now head of a private
security consulting firm, warned the Toronto School Board against the
influence of Confucius Institutes in academia, calling them Trojan
horses.
“There is publicly available information stating clearly that Western
counterintelligence agencies have identified Confucius Institutes as
forms of spy agencies used by the [Chinese] government and employed by
the [Chinese] government,” he said.
Đại Học Stockholm Sẽ Đóng Cửa Viện Khổng Tử
Viện Khổng Tử 10 năm tuổi tại Đại học Stockholm, Thụy Điển sẽ bị đóng
cửa vào tháng 6 tới, theo một thông báo của trường ngày 20 tháng 12.
Quyết định gỡ bỏ chương trình tiếng Hoa do Bắc Kinh tài trợ đến trong
bối cảnh mối lo ngại quốc tế đang lên cao xoay quanh những hoạt động
thuê giảng viên và nội dung giáo dục của các viện này, vốn chắc chắn
phải phục tùng theo hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Astrid Söderbergh Widding, phó hiệu trưởng Đại học Stockholm đã cho
Dagens Nyheter, một tờ báo của Thụy Điển biết rằng Viện Khổng Tử ở địa
phương, được thành lập năm 2005, đã từng trình bày tính hữu dụng của họ
dựa trên những phát triển mà trường Đại học Stockholm đạt được trong quá
trình thiết lập một cách độc lập các liên kết với Trung Quốc kể từ đó.
Cô ấy cũng đề cập đến nhu cầu độc lập về tài chính.
“ Nói chung việc đưa các học viện do một quốc gia khác tài trợ vào
trong hệ thống của trường đại học này là đáng nghi ngại” Widding cho
biết.
Các cơ quan chống tình báo của Tây phương đã xác định các Viện Khổng Tử là một dạng cơ quan gián điệp của chính phủ Trung Quốc.
– Michel Juneau-Katsuya, chuyên gia an ninh
Được thành lập vào năm 2004 và thuộc điều hành quản lý của Bắc Kinh,
các Viện Khổng Tử là các chương trình ngôn ngữ hợp tác với các trường
học và đại học ở hải ngoại.
Đôi khi, nếu so với Viện Goethe của Đức hay Liên Đoàn Tiếng Pháp
(Alliance Française) , thì Viện Khổng Tử khác với những nhóm này ở chỗ
những viện này được trực tiếp sát nhập vào những học viện ở hải ngoại.
Có thể những viện Khổng Tử này đặc biệt thu hút đối với nhiều trường học
và đại học nhỏ vốn không thể tự chi trả cho những chương trình tiếng
Hoa độc lập của họ.
Tuy nhiên, những năm gần đây, những viện này đã bị chỉ trích do đưa
sang các nước khác những quan điểm và kiểu cắt xén thông tin của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc. Giáo viên của các Viện Khổng Tử bị cấm trao đổi
những chủ đề nhạy cảm như độc lập cho Đài Loan hay Tây Tạng hay vụ đàn
áp Pháp Luân Công, và họ cũng bị cấm theo những tín ngưỡng bị chế độ
Trung Quốc cấm tại Trung Quốc.
Hơn nữa, Viện Khổng Tử, từng được Lý Trường Xuân (Li Changchun) ca
ngợi, cựu bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền của Trung Quốc, là “một phần quan
trọng của thiết lập tuyên truyền ở hải ngoại của Trung Quốc”, đã bị phát
hiện có liên quan đến hoạt động gián điệp kinh tế tràn lan của người
Trung Quốc ở hải ngoại.
Như Epoch Times đã đưa tin trước đây, tranh cãi xuất phát từ hoạt
động thuê mướn giáo viên mang tính phân biệt đối xử của Viện Khổng Tử là
nguyên nhân khiến Đại học McMaster ở Ontario, Canada, kết thúc hợp đồng
với Viện này, vốn đã chấm dứt vào tháng 7 năm 2013.
Sonia Zhao, cựu giáo viên của McMaster, trong hợp đồng thuê giáo
viên, cô đã được yêu cầu giữ bí mật việc cô có tín ngưỡng Pháp Luân
Công, một môn tập luyện tinh thần của Trung Hoa bị chính quyền cộng sản
đàn áp ngay tại Trung Quốc từ năm 1999.
Đến cuối năm 2013, Hiệp Hội Các Giảng Viên Đại Học Của Canada (CAUT),
đại diện cho hơn 70.000 chuyên gia học thuật của Canada, đã kêu gọi các
trường đại học và cao đẳng cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử, là các cơ
quan mà Hiệp Hội này cho biết là “được tài trợ và cố vấn bởi chính phủ
Trung Quốc.”
Tháng 6 năm 2014, Hiệp Hội Các Giáo Sư Đại Học Của Hoa Kỳ cùng cơ
quan tương ứng của Canada tham gia thúc giục các trường đại học không
nên trở thành đối tác với các Viện Khổng Tử vốn đang gây nhiều tranh cãi
này.
Tháng 9, Đại học Chicago đã từ chối ký mới hợp đồng tổ chức một Viện
Khổng Tử, và một tuần sau khi trường Đại học Chicago thông báo quyết
định này, Đại học Bang Pennsylvania cũng đã làm tương tự.
Tháng 10, Michel Juneau-Katsuya, cựu lãnh đạo bộ phận Châu Á Thái
Bình Dương thuộc Cục Tình Báo An Ninh Canada, hiện là giám đốc công ty
tư vấn an ninh cá nhân, đã cảnh báo Hội đồng trường Toronto về những ảnh
hưởng của Viện Khổng Tử đối với giới giáo dục và học tập. Ông Michel
gọi viện này là những con ngựa thành Troy.
“Có một thông tin được công khai nói rõ rằng những cơ quan chống tình
báo Tây phương đã xác định Viện Khổng Tử là những cơ quan gián điệp
thuộc sử dụng và điều hành của chính phủ Trung Quốc.” ông cho biết.
No comments:
Post a Comment