VAAS
Ngày đăng: 28/01/2015
Việt Nam có tiềm năng trở thành một cường quốc về cây macadamia (còn gọi là mắc ca) với hàng trăm ngàn ha mà không cần mở rộng thêm diện tích trồng trọt. Tuy nhiên, cần có chiến lược phát triển toàn diện cho cây này để tránh bẫy xuất khẩu nguyên liệu thô giá rẻ.
Đó là một trong những điều trăn trở của các nhà quản lý,
các chuyên gia và các doanh nghiệp khi thảo luận về tiềm năng
phát triển cây mắc ca tại Việt Nam tại Hội thảo khoa học “Mắc
ca Việt Nam – Tiềm năng phát triển và cơ hội hợp tác” diễn ra chiều
24/01 tại Hà Nội.
Nhân của quả mắc ca có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn
nhân điều (47%), lạc (44,8%), mắc ca được mệnh danh là “nữ
hoàng” các loại hạt khô trên thế giới. Trong dầu của mắc ca có
trên 87% axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con
người không tự tổng hợp được. Hàm lượng protein trong nhân mắc
ca có tới 9,2%, gồm 20 loại axit Amin trong đó có 8 loại thiết
yếu cho cơ thể.
Thực tế cho thấy, 1ha mắc ca trồng khoảng 360 cây, đến thời
điểm 9 năm tuổi thu được 5 tấn hạt/ha, doanh thu khoảng 600 triệu
đồng/ha với giá 120.000đ/kg. Hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so
với cây cà phê vì cà phê chỉ đạt năng suất 3,8 tấn/năm, doanh
thu 155 triệu đồng/ha.
Mắc ca được mệnh danh là "nữ hoàng hạt khô"" do có hàm lượng dầu lên tới 78%
Triển vọng là thế nhưng cây mắc ca rất khó trồng. Theo PGS.
TS Phạm Đức Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Công
nghệ Nông lâm nghiệp Thành Tây: Cây mắc ca yêu cầu nhiệt độ phải
dưới 17oC để phân hóa mầm hoa và yêu cầu độ ẩm thấp
khi hoa nở. Điều này có nghĩa không phải vùng khí hậu nào
cũng thích hợp. Đó là lý do mà gần 100 năm qua trên thế giới
mới chỉ có khoảng 80.000 ha trồng mắc ca.
Việt Nam đã trồng khảo nghiệm cây mắc ca từ năm 1994 tại Ba
Vì, Đắc Lắc, Sơn La, và Phú Thọ. Các kết quả cho thấy Việt
Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại cây trồng đặc biệt này.
“Rất may cho Việt Nam nhờ điều kiện địa hình khác nhau giữa
các vùng nên khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên là hai nơi có khí
hậu rất phù hợp để phát triển cây mắc ca,” PGS.TS Tuấn khẳng
định.
Xét về mặt diện tích, theo số liệu của Viện điều tra quy
hoạch rừng của Bộ NN&PTNT, tại khu vực Tây Nguyên có khoảng
400.000ha và vùng Tây Bắc có khoảng 40.000ha diện tích phù hợp
với việc trồng cây mắc ca.
Một tín hiệu đáng mừng nữa là năng suất mắc ca ở Việt Nam
khá cao, đạt 20kg quả/cây, chỉ đứng sau Mỹ (29kg quả/cây). Hơn
nữa, chu kỳ kinh doanh của cây mắc ca là 60 năm, hiệu quả hơn so
với cây cà phê (20 năm).
Năng suất hạt mắc ca ở Việt Nam trung bình đạt 3 tấn/ha, với
giá trung bình 3,5 USD/kg sẽ đem lại thu nhập từ 200-250 triệu
đồng/ha cho người nông dân. Chi phí sản xuất 5 năm đầu là 100
triệu đồng/ha, nhưng các năm sau chi phí giảm xuống chỉ còn 15
triệu đồng/ha. Nếu chế biến đóng gói và sản xuất ra các loại
thức ăn như: bánh, kẹo, đồ hộp thì giá trị có thể tăng thêm
từ 3 đến 20 lần.
Theo TS. Tuấn, nhu cầu hạt mắc ca trên thế giới ngày càng
lớn do có thể tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị
dinh dưỡng cao. “Thị trường toàn thế giới đến năm 2020 sẽ có
khoảng 220.000 tấn nhân, tương đương 650.000 tấn hạt, tuy nhiên
nguồn cung này chỉ đáp ứng được 20-25% nhu cầu.”
Rủi ro và cơ hội
Mặc dù, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển cây mắc ca,
nhưng các chuyên gia nông nghiệp và các nhà khoa học khuyến cao:
Người dân không nên trồng ồ ạt mà chưa nghiên cứu đầy đủ thông
tin, kỹ thuật canh tác và tìm được nguồn giống đạt chuẩn.
“Không nên trồng bằng hạt mà nên trồng bằng cây ghép hoặc
chiết. Cần sử dụng các giống cây đã được khả nghiệm và công
nhận. Cũng cần lưu ý vùng sinh thái phù hợp với từng giống
cây,” TS Tuấn khuyến cáo.
Ông cũng cho rằng: Cần có chính sách quản lý giá cây giống
phù hợp vì hiện nay mỗi cây mắc ca giống đang được bán với
giá từ 70.000-100.000 đồng là chưa phù hợp.
“Gần 100 năm thế giới mới trồng được 80.000 ha mà Việt Nam
quy hoạch trồng 200.000 ha thì cần xem xét tính khả thi của kế
hoạch. Hơn nữa, cần có chiến lược phát triển toàn diện với
cây mắc ca để tránh cái bẫy trở thành quốc gia cung cấp nguyên
liệu giá rẻ. Tuy nhiên, nếu đạt được kế hoạch 200.000 ha thì
Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới về loại cây này,” TS. Tuấn nhận
định.
Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Bá Ngãi, Tổng cục trưởng Tổng
cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) khẳng định: Quy hoạch trên là
hoàn toàn khả thi vì theo nghiên cứu, việc trồng thuần loài có
thể thực hiện với diện tích khoảng 48.000 ha ở Tây Bắc và
9.000 ha ở Tây Nguyên. Ngoài ra, cây mắc ca có thể trồng xen với
các loại cây khác như cà phê, chè, và diện tích trồng xen ở
Tây Nguyên có thể lên tới 150.000 ha và ở Tây Bắc là 10.000 ha.
“Việt Nam đã nghiên cứu và công nhận 10 giống cây mắc ca.
Nước ta cũng đã đưa cây mắc ca vào danh mục cây lâm nghiệp chính
để quản lý. Cái khó ở đây là cần xác lập kênh thị trường
cụ thể với giá cả cụ thể. Chúng ta cũng chưa có chiến lược
toàn diện về cây mắc ca, nhất là quy hoạch chế biến để tranh
cái bẫy cung cấp nguyên liệu giá rẻ,” TS Ngãi nói.
Hơn nưa, diện tích trồng mắc ca ở Việt Nam hiện nay còn nhỏ
lẻ, manh mún, tổng diện tích cây mắc ca hiện nay ở Việt Nam
mới đạt 2.000 ha. Người nông dân chưa được tiếp cận với công
nghệ và kỹ thuật sản xuất. Sắp tới giống mắc ca phải được
quản lý theo Pháp lệnh giống cây trồng.
Ông Đào Văn Thịnh, Phó giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Sơn La, lãnh
đạo Trung tâm Giáo dục & Lao động tỉnh Sơn La, nơi đã trồng
thử nghiệm cây mắc ca 10 năm qua, khẳng định: “Cây mắc ca rất dễ
chăm sóc, có sức chịu đựng khí hậu tốt và sinh trưởng rất
nhanh. Từ năm 2010 Trung tâm đã xây dựng mô hình nhân giống cây
mắc ca và đã được cấp chứng nhận cung cấp giống.”
GS. Nguyễn Lân Hùng cũng khẳng định rằng: Các nhà khoa học
đã biên soạn đủ các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây
mắc ca. Điều quan trọng là phải chọn được giống tốt phù hợp
với điều kiện sinh thái của vùng trồng. “Không có lý do gì mà
chúng ta không bắt tay ngay vào việc trồng mắc ca.”
Mùa Hoa - Quả năm 2014
Dòng 788 và Hoàng Gia 1
QN1 4 năm tuổi, quả vụ 2014
No comments:
Post a Comment