Wednesday, August 28, 2013
German Embassy meets Network of Vietnamese Bloggers
The August 28 meeting
between the Network of Vietnamese Bloggers and the German Embassy in Hanoi waswarm and supportive from the start when diplomats went out to greet the
bloggers at the front gate in the presence of the at least 30 Vietnamese
policemen surrounding the Embassy.
The meeting
was scheduled to take place at 10am Wednesday. However, by early morning there
were approximately 25 policemen stationed around the area. At 10am, as soon as the taxi carrying the
bloggers stopped at the gate, those police mobbed the bloggers, with some
pointing cameras at them. Two officers wanted to check ID from the bloggers before entering
the Embassy even as officials and staff of the Embassy were welcoming them. Embassy
staff accompanied bloggers inside preventing an ID check.
Five female
bloggers attended the visit, including Dang Bich Phuong (aka. Phuong Bich), Le
Hien Giang (Song Que – the countryside river), Le Thi Phuong Lan (Lan Le),
Nguyen Hoang Vi (An Do Nguyen), and Dao Trang Loan (Hu Vo - nothingness). The
talk was hosted by Mr. Felix Schwarz, Political Counselor and Consul, and Mr.
Jonas Koll, First Secretary in charge of Culture, Media and Politics.
From left to right: blogger Dang Phuong Bich, Nguyen Hoang Vi, Le Hien Giang, Le Thi Phuong Lan, Dao Trang Loan. |
“We are by your side”
The meeting
with the German diplomats lasted for two hours in an atmosphere that was
sympathetic and supportive. According to blogger Nguyen Hoang Vi, the bloggers
had left the copy of Statement 258 in their taxi amid their hasty efforts to
enter the Embassy so they failed to present it to the Embassy. However,
“officials at the Embassy were very sympathetic, because they felt the danger
that we bloggers confront, facing dozens of policemen with cameras. The Embassy
said they had already printed Statement 258 and we can hand the copy to them in
a symbolic act,” Vi told the Network of Vietnamese Bloggers.
Felix Schwarz
and Jonas Koll were especially concerned about the repression that the bloggers
have faced, including the obstructions they encountered on the way to the
meeting. Both were “astounded” upon learning about human rights violations in
Vietnam in the recent years.
Representatives of German Embassy and the bloggers started the discussion. |
The bloggers
themselves were surprised to hear that the German Embassy did not consider the
August 16 appeal trial and the mild sentence against student Phuong Uyen as a
general improvement of human rights in Vietnam, although they welcomed the
decision as a positive sign in two individual cases.
Regarding
Statement 258, which was released on July 18, 2013 by the Network of Vietnamese
Bloggers, the German Embassy much appreciated the neutral and concise language
of the Statement. They believed that the statement would help garner the
attention of the international community. They may also facilitate the
Network’s presentation of its Statement at the 18th session of the
UPR Working Group, held in Geneva in early 2014.
The bloggers
expressed their gratitude to the Embassy. Blogger Nguyen Hoang Vi, however,
stressed that the low ranking of Vietnam’s freedom of information, freedom of
the press and freedom of expression in the world must actually be an issue for
the Vietnamese themselves. “Only efforts of Vietnamese can change and improve
the situation. But we do hope that the international community, with its power
and diplomatic strength, can be helpful to us, especially in advocating for the
abdication of the abusive Article 258,” said Vi.
All five
bloggers present said they felt moved and greatly encouraged by the caring and
support of Embassy. Although the support was nonverbal, it seemed everything
said and done was meant to say that the Embassy took the side of the bloggers
and their struggle for human rights in Vietnam - expressively the Embassy spoke
out for freedom of expression, assembly, and opinion. These freedoms were
guaranteed under international (ICCPR) and domestic (constitution) law.
Vietnamese bloggers handed the Statement 258 to Mr. Felix Schwarz, Political Counselor and Consul, and Mr. Jonas Koll, First Secretary in charge of Culture, Media and Politics. |
At the end of
the meeting, the Embassy said they would work with EU and like minded partners to
raise opinions urging the Vietnamese Government to step back from decree 72.
The EU has already published a statement and sent a letter to Vietnamese
authorities with regard to the decree. A like-minded demarche (EU, USA,
Australia, Norway, New Zealand) has taken place a few days ago and the Freedom
Online Coalition, to which Germany is a party, has publicaly critizised decree
72. The abolishment of Article 258 of the Penal Code as well as other laws
restricting freedom of expression and opinion would be an important and
positive step to reduce human rights violations.
It was late
at noon, and the Vietnamese police were still “guarding” the Embassy, waiting
for the bloggers to come out. The Embassy suggested taking the bloggers home in
their official car, even arranging for some staff to accompany them. The
bloggers, however, thought having the car was enough. They were loath to part.
Felix Schwarz and Jonas Koll took the bloggers out to the car to see them off,
also in the presence of many police staying there outside.
Tường thuật buổi gặp gỡ của đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với Tòa Đại Sứ Đức tại Hà Nội
Vào sáng nay, thứ tư, 28/8, một số đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ có một buổi tiếp xúc và trao đổi với Đại sứ quán Đức. Đây là tiếp nối nỗ lực của MLBVN trong việc vận động quốc tế quan tâm đến bản Tuyên bố 258, yêu cầu nhà nước Việt Nam hủy Điều 258 BLHS, trong bối cảnh Việt Nam đang tranh cử để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
MLBVN sẽ cập nhật tin tức đến các bạn từ giờ cho đến chấm dứt buổi tiếp xúc.
Được biết vào 7h sáng hôm nay an ninh TP. Hà Nội đã trao giấy mời và yêu cầu blogger Nguyễn Chí Đức
lên đồn công an làm việc liên quan đến vấn đề công dân Việt Nam Nguyễn
Chí Đức đã cùng với các blogger Trịnh Anh Tuấn, Đào Trang Loan, Nguyễn
Hoàng Vi, và Nguyễn Đình Hà trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Australia
vào ngày 23 tháng 8 vừa qua.
Anh Nguyễn Chí Đức đã từ chối yêu cầu này của công an.
Xin nhắc lại trong thời gian qua, nhiều đại diện khác nhau từ khắp ba miền đất nước của MLBVN đã tiếp xúc với các đại diện của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), Ủy ban Luật gia quốc tế (ICJ), Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Tổ chức Người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders), Đại sứ quán các nước Mỹ, Thụy Điển và Australia.
Bên cạnh đó, hôm Chủ nhật vừa rồi các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tổ chức gặp mặt "Cafe 258" tại Hà Nội và Sài Gòn.
*
10h20:
Các đại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam đến ĐSQ:
Chị Đặng Bích Phượng (Phương Bích), Nguyễn Hoàng Vi, chị Lê Hiền Giang,
Lê Thị Phương Lan và Đào Trang Loan
Lê Thị Phương Lan và Đào Trang Loan
Vào lúc 10h28 các bạn đã vào bên trong ĐSQ Đức, 2 phút trước giờ hẹn chính thức. Ra tận ngoài cổng tiếp phái đoàn đại diện blogger Việt Nam là hai quan chức cao cấp của ĐSQ.
*
Được biết, Đại sứ quán Đức tỏ ra rất quan tâm đến bản Tuyên bố 258.
Cuộc gặp được chuẩn bị chu đáo. Trước giờ gặp, hai quan chức cấp cao
của Sứ quán đã ra tận cổng, chờ ở ngoài đường để đón các blogger vào -
đề phòng trường hợp họ bị lực lượng công an cản trở.
Điểm đặc biệt của buổi gặp hôm nay là các blogger đến Sứ quán gồm toàn phụ nữ. Đó là các blogger Đặng Bích Phượng (blog Phương Bích), Lê Hiền Giang (Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), Đào Trang Loan (Hư Vô), và Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn).
Blogger Phương Bích
được biết đến qua nhiều bài viết về các vấn đề chính trị-xã hội và cả
đời sống thường nhật, với giọng văn trong sáng, dung dị, chân thật và
rất nữ tính. Ngày 21/8/2011, chị là một trong 47 blogger ở Hà Nội bị bắt
vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Chị bị giam 6 ngày trong Hỏa
Lò, và khi được tự do, đã viết loạt bài nổi tiếng“Bước chân vào chốn ngục tù” gây xúc động cho nhiều độc giả mạng.
Hai blogger Lan Lê và Sông Quê đều là thành viên tích cực của câu lạc bộ No-U và phong trào biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.
Sinh năm 1991, blogger Hư Vô
còn rất trẻ nhưng đã tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội như
làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, và biểu tình chống chính sách gây hấn
của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đầu năm nay, dịp trước Tết Nguyên đán,
Hư Vô đi phân phát quà Tết cho dân oan vô gia cư, và bị công an Hà Đông
bắt giam vô cớ trong đồn. Chỉ cho đến khuya, sau khi các blogger kéo
đến và phản đối quyết liệt, công an mới thả cô gái trẻ.
An Đổ Nguyễn,
sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ trong các
hoạt động đấu tranh và vận động cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng tham
gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5
vừa qua, sau đó có xô xát với công an và bị sách nhiễu thường xuyên từ
đó tới nay.
*
Tường trình buổi gặp gỡ:
ĐSQ Đức nhiệt tình lắng nghe và chia sẻ với blogger
Cuộc gặp của 5 thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam với Đại sứ
quán Đức tại Việt Nam đã diễn ra rất tốt đẹp ngay từ đầu, với việc quan
chức cấp cao của Sứ quán đích thân ra tận cổng đón các blogger trước sự
chứng kiến của ít nhất 30 nhân viên công an.
Theo dự kiến, cuộc gặp diễn ra vào lúc 10h sáng nay, 28/8. Tuy nhiên, từ
sáng sớm, người của sứ quán đã xác nhận có tới 25 công an đứng ngồi rải
rác quanh khu vực. 10h, khi taxi chở nhóm blogger dừng lại trước cổng
tòa nhà, các nhân viên công quyền này lập tức đổ xô tới, chĩa máy quay
phim, máy ảnh vào mọi người.
Hai quan chức (người Đức) của Đại sứ quán cũng đã chờ sẵn để đón các
blogger, nhưng khi họ đưa blogger qua cổng thì có hai người mặc sắc phục
trong lực lượng an ninh chặn nhóm blogger lại, buộc phía sứ quán phải
can thiệp. Cuối cùng, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng
vào được bên trong, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Sứ quán.
Như MLBVN đã đưa tin, cuộc gặp hôm nay có 5 blogger và đều là các gương mặt nữ, đó là: Đặng Bích Phượng (tức blogger Phương Bích), Lê Hiền Giang (facebooker Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) và Đào Trang Loan (Hư Vô). Phía Đại sứ quán Đức, có ông Felix Schwarz, Lãnh sự và tham tán chính trị, và ông Jonas Koll, Bí thư thứ nhất phụ trách Văn hóa, Báo chí và Chính trị.
“Chúng tôi ở bên các bạn”
Hai tiếng của cuộc trò chuyện đã diễn ra trong không khí ấm áp và đầy
chia sẻ, với nhiều chi tiết xúc động. Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể lại,
trong lúc vội vàng ra khỏi taxi để tìm cách vào trong Đại sứ quán, các
blogger đã để quên bản Tuyên bố 258 trên xe. Tuy nhiên, khi biết việc
này, “bên sứ quán Đức không hề giận mà họ lại rất cảm thông, vì họ
cảm nhận được sự nguy hiểm, khi mà bên ngoài cổng, trên vỉa hè, có rất
nhiều an ninh trang bị camera, máy chụp hình. Họ nói họ đã in sẵn Tuyên
bố 258 và blogger có thể dùng bản in sẵn đó để trao cho họ”.
Các blogger bắt đầu làm việc với đại diện sứ quán Đức |
Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến
tình trạng bị đàn áp của từng cá nhân blogger có mặt, kể cả những nguy
hiểm, trục trặc về an ninh trên đường tới Sứ quán dự buổi gặp. Cả hai
ông đều cảm thấy “không thể tưởng tượng nổi” khi nghe các blogger trình
bày sơ qua về tình hình vi phạm nhân quyền – vốn diễn ra tràn lan ở Việt
Nam những năm qua.
Phía các blogger cũng khá ngạc nhiên khi biết rằng, Đại sứ quán Đức
không đánh giá cao sự cải thiện nhân quyền ở Việt Nam qua phiên tòa phúc
thẩm xét xử Phương Uyên hôm 16/8 vừa qua. Đức nhìn nhận rằng Việt Nam
chỉ muốn làm đẹp hình ảnh bề nổi với dư luận quốc tế, trong khi ở bề
chìm, tình hình đàn áp và bắt bớ vẫn tiếp tục.
Về bản Tuyên bố 258,
ra ngày 18/7/2013, của Mạng lưới Blogger Việt Nam, Đại sứ quán Đức cho
rằng sự khách quan, đầy đủ và súc tích của Tuyên bố 258 sẽ giúp Mạng
lưới thành công trong việc thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế; và
Đức sẽ vận động để đưa Tuyên bố này ra phiên họp UPR tháng 1-2 năm tới
tại Geneva (phiên họp tổng kết bản đánh giá định kỳ phổ quát – Universal
Periodic Review – của Việt Nam với tư cách ứng viên vào Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp Quốc).
Các blogger Việt Nam bày tỏ cảm ơn và trân trọng đối với thiện ý của Đại
sứ quán Đức. Tuy nhiên, blogger Hoàng Vi phát biểu rằng: “Việc
tự do thông tin, báo chí, ngôn luận ở Việt Nam bị xếp ở mức thấp nhất
thế giới thực sự là điều khiến chính người Việt Nam phải trăn trở, suy
nghĩ, bởi vì đó phần lớn là do ý thức của chính người dân Việt Nam chúng
tôi. Chỉ những nỗ lực của chính người dân Việt Nam mới có thể thay
đổi, cải thiện được tình hình. Nhưng chúng tôi mong với vị thế và sức
mạnh ngoại giao của các nước, cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ chúng tôi,
trước mắt là giúp để Điều 258 vi phạm tự do ngôn luận phải bị bãi bỏ” – Hoàng Vi khẳng định.
Cả 5 blogger nữ đều cảm nhận được sự cảm thông và chia sẻ rất lớn từ Đại
sứ quán Đức. Không ai nói thành lời nhưng dường như mọi cử chỉ, mọi
hành động của hai nhà ngoại giao đại diện cho nước Đức đều toát lên một
điều: Chúng tôi ở bên các bạn, những blogger đấu tranh cho nhân quyền của người dân Việt Nam.
Buổi gặp kết thúc với việc Đại sứ quán Đức cho biết sẽ cùng Liên minh
Châu Âu đặt vấn đề để Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự
cũng như những điều luật vi phạm nhân quyền khác...
... Đã quá trưa. Trước cổng, rất đông an ninh Việt Nam vẫn đứng chờ các
blogger. Đại sứ quán đề nghị dùng xe công vụ đưa mọi người về nhà, thậm
chí bố trí người của sứ quán đi cùng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, các
blogger chỉ xin được hỗ trợ xe. Đôi bên bịn rịn chia tay. Hai ông Felix
Schwarz và Jonas Koll tiễn cả nhóm ra tận xe, rồi mới quay trở vào.
Blogger Hư Vô, Hiền Giang, Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị,
Jonas Koll - Bí thư thứ nhất phụ trách Văn hoá, Báo chí và Chính trị,
Phương Bích, Hoàng Vi, và Phương Lan
Blogger Phương Bích và Hiền Giang trao Tuyên bố 258
cho đại diện ĐSQ Đức - ông Felix Schwarz và Jonas Koll
Ông Felix Schwarz và blogger Hư Vô - Đào Trang Loan
Ông Felix Schwarz và blogger Nguyễn Hoàng Vi
Các nhân viên ĐSQ Đức đã tận tình cho xe đưa các bạn từ ĐSQ về tận Nhà hát lớn
No comments:
Post a Comment