Saturday, October 11, 2014

Dịch bệnh Ebola cướp đi tình thương và niềm an ủi của người Liberia

VOA

Khu chợ Waterside Market là một trong những trung tâm mua bán quan trọng nhất ở Monrovia, nhưng căn bệnh Ebola đang gây những tác động bất lợi cho khu này, 2/10/14
Khu chợ Waterside Market là một trong những trung tâm mua bán quan trọng nhất ở Monrovia, nhưng căn bệnh Ebola đang gây những tác động bất lợi cho khu này, 2/10/14
Gần 7 tháng sau khi bùng ra vụ bột phát Ebola tệ hại nhất từ trước tới nay, Liberia đang nằm trong móng vuốt chặt chẽ của dịch bệnh. Một trong những khía cạnh ít được nói đến nhất về vụ khủng hoảng Ebola là nó đã cướp đi sự tiếp xúc thể chất giữa mọi người. Trong một thời điểm bi thảm, tình thương và sự an ủi về thể chất lại khơng nằm trong tầm tay của mọi người. Phóng viên Benno Muchler từ Monrovia tường thuật về cách thức người dân Liberia ứng phó với việc không tiếp xúc được với nhau.

Với lệnh giới nghiêm bắt đầu lúc 11 giờ đêm, các hộp đêm và trung tâm giải trí ở Monrovia mở cửa sớm hơn. Đó là lý do vì sao ta có thể nghe thấy tiếng nhạc ầm ĩ ở quán Exodus vào lúc 6 giờ chiều thứ bảy. Bên trong, mọi người ngồi yên lặng quanh những cái bàn. Không ai ra khiêu vũ. Một người hay đi dự tiệc tùng nói anh mặc áo dài tay bởi vì sợ lây nhiễm Ebola.

“Ebola là có thật. Nó ở ngay Liberia này.”

Câu lạc bộ dự định hạ thấp dung lượng nhạc trong khoảng nửa tiếng nữa để ngăn mọi người không ra sàn nhảy. Vào 9 giờ tối, quán sẽ đóng cửa.
 
Mặc dầu không còn vui thú gì khi đến một hộp đêm như thế này, người dân Monrovia vẫn đến. Cô Viviane Gambah ngồi ở bên ngồi nơi gần hộp đêm trên một sân thượng uống bia với các bạn gái. Cô nói:

“Nhưng hôm nay tôi vừa ra khỏi nhà bởi vì đôi lúc khi ngồi và nghĩ về chuyện Ebola này, chúng tơi cảm thấy rất chán. Đơi khi chúng tôi thực sự không biết phải làm gì. Tôi quyết định ra ngồi uống vài chai rồi đi ngủ, nhưng thực sự, tôi không khiêu vũ.”

Người Liberia thực sự chìm ngập trong thuốc tẩy rửa và Ebola. 24 giờ một ngày, 7 ngày 1 tuần. Ebola đầy trên các bích chương, trên TV, radio và báo chí.

Và bất cứ việc tiếp xúc cơ thể nào dường như cũng nguy hiểm. Người Liberia không ôm nhau, vỗ vai hay bắt tay khi gặp nhau nữa. Những người bán hàng rong khó lòng bán được những món ăn chơi, ngoài các thứ như cam và hạt kola, bởi vì những thứ này có thể rửa được bằng chlorine trước khi ăn.

Tất cả đều gây thiệt hại nặng nề về  tình cảm đối với mọi người – nhất là với các nhân viên y tế và bệnh nhân Ebola.

Ông Bangalie V. Kamara là phụ tá bác sĩ tại trung tâm quản lý Ebola Elwa 3 thuộc tổ chức Y sĩ Không Biên giới tại Monrovia. Ông nói công việc này đã gây nên căng thẳng trong cuộc hôn nhân của ông đã kéo dài 15 năm nay:

“Thực vậy, có lần vợ tôi nói với tôi là nếu tôi tiếp tục làm việc ở đây, tôi phải thuê một nơi khác để ở cách ly với gia đình.”

Ông nói cuối cùng ông cũng đã làm giảm bớt sự sợ hãi của vợ ông. Những vẫn còn những  áp lực khác như các cha mẹ không cho con chơi với con gái của ông.

Một nhà tâm lý học tại trung tâm Elwa 3 nói các bệnh nhân Ebola và những người sống sót, đặc biệt là trẻ em, chịu nhiều đau khổ nhất. Dù được chữa lành, cộng đồng của họ xa lánh họ.

Ebola cũng làm cho mọi người xa lánh đối với những người không có liên hệ trực tiếp đối với virút, như Jamal Williams và em Isaih. Cả hai đều trong tuổi 20 và có bạn gái. Jamal nói bệnh Ebola đã cướp đi sự thân mật của họ:

“Khi cô ấy ở nhà hay rời nhà…Tôi không biết tình hình an nguy của cô ra sao. Do đó tôi cũng ở nhà. Cô không biết tôi giao thiệp với ai. Do đó tôi chỉ khuyến khích cô đừng đến gần tôi và chạm vào người tôi. Tốt nhất là chúng tôi xa cách nhau cho đến khi nào tình hình Ebola lắng xuống.”

Hai anh em chia cách nhau vì cuộc nội chiến  vào năm 1994 và không biết anh hay em mình ở đâu trong 9 năm. Jamal nói sau Ebola mọi người cần phải hoà giải như sau chiến tranh và nói về một người bạn mà anh hiện phải xa cách.

“Một người nào đó chết trong nhà anh ta vì Ebola. Do đó tôi phải tránh xa anh khi tôi nhìn thấy anh trên đường phố. Tôi tránh ra xa. Tôi chỉ vẫy tay chào anh. Tôi không còn gần anh nữa. Và việc này thật đau khổ vì thấy bạn mà không đến gần bạn, không bắt tay bạn, không ôm hôn bạn. Thật là đau khổ.”

Khi cơn dịch Ebola qua đi, em của Jamal nói mọi người sẽ nhảy múa trên đường phố Monrovia. Có thể không như trong một hộp đêm, nhưng giống như sau khi cuộc nội chiến chấm dứt.



No comments:

Post a Comment