Monday, October 20, 2014

Trung Quốc thử nghiệm cải cách ruộng đất

17/10/2014, 08:24 (GMT+7)

Báo New York Times (Mỹ) vừa có bài nói về chuyện nông dân Trung Quốc bỏ ruộng và những bài toán khiến chính quyền đau đầu khi thực hiện cải cách chính sách ruộng đất.

Trung Quốc thử nghiệm cải cách ruộng đất
Li Haiwen, 47 tuổi, trồng cây dược liệu trên mảnh đất ông thuê của chính quyền địa phương ở Dương Lăng

Nông dân chán nản

Trong suốt 4.000 năm, nghề nông ở Dương Lăng được xem là nền móng của nền văn minh Trung Hoa. Nhưng nay, những cánh đồng ở Dương Lăng đang dần hoang hóa.

Nông dân cảm thấy chán nản vì thu nhập quá thấp, đổ về thành phố kiếm việc làm. Những người già cả như Hui Zongchang, năm nay đã 74 tuổi buộc phải ở lại. Ông vẫn trồng lúa mì và ngô trên mảnh đất 2.000m2 trong khi con trai ông làm thuê công nhật ở thành phố Tây An.
Ông Hui vẫn khỏe mạnh cho dù lưng đã bắt đầu còng, nói ngoài nghề nông, ông không có việc gì khác kiếm ra tiền. Ông coi ruộng đất như món bảo hiểm. “Tôi không giữ đất thì sau này các con lấy đâu ruộng cày? Không phải ai cũng trụ lại được ở thành phố".
Kể từ thời điểm bước vào giai đoạn bùng nổ kinh tế trong những năm 1980, nông nghiệp đã trở thành gánh nặng đối với Trung Quốc. Sản lượng vẫn ở mức cao. Nhưng đời sống nông thôn thì quả là ì trệ, chậm phát triển nếu so với thành phố. Rất ít người ở nông thôn nghĩ rằng tương lai họ vẫn sẽ ở làng quê.
Số liệu gần đây cho thấy thu nhập của người thành phố và nông thôn chênh nhau tới ba lần, khiến Trung Quốc trở thành xã hội bất bình đẳng ở mức cao nhất. Chính phủ Trung Quốc cho rằng xử lý các vấn đề nông thôn mang yếu tố cốt tử để duy trì ổn định xã hội.
Năm 2013, chính phủ công bố kế hoạch cải cách kinh tế, lấy cải cách chính sách nông nghiệp làm trọng tâm. Nhưng thách thức đang như một mớ bòng bong trước mặt họ. Có một thực tế là các trang trại ở Trung Quốc quá nhỏ để có thể tạo ra doanh thu lớn. Trung bình một trang trại chỉ có 0,65 ha, trong khi ở Mỹ là gần 162 ha.
Tuy nhiên, rất khó để tích tụ đất đai bởi nông dân Trung Quốc không sở hữu ruộng đất: họ thuê từ chính quyền.
Tư nhân hóa ruộng đất giúp tạo ra động lực thị trường, là điều kiện để có những trang trại lớn hơn. Nhưng đây là thách thức lớn đối với chính phủ, ngoài ý nghĩa chính trị, còn làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng bởi nhiều khả năng đất đai sẽ rơi vào tay số ít người, khiến nhiều gia đình nông thôn không còn đất đai để quay về nếu họ gặp khó khăn trên thành phố.

Mớ bòng bong

“Tất cả những vấn đề này đan xen vào nhau. Muốn giải quyết, phải có một loạt cải tổ", Luo Jianchao, giáo sư Đại học Nông lâm Tây Bắc ở Dương Lăng, nhận định.
Trong tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ủng hộ một thí nghiệm đang được triển khai ở Dương Lăng và một số vùng khác để giải quyết các nút rối trong nông nghiệp.
Biện pháp được gọi là “lưu chuyển” này, tuy chưa phải là tư nhân hóa ruộng đất nhưng cho phép nông dân sở hữu quyền sử dụng đất và họ có thể chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác để lấy tiền thuê đất.
imge002110104655
Nông dân phơi ớt ở sa mạc Gobi, Trung Quốc

Mục tiêu của biện pháp này là “giả lập” một thị trường đất đai và cho phép các trang trại gia đình sử dụng nhiều lao động có điều kiện mở rộng SX, công nghiệp hóa nông nghiệp. Về lý thuyết, “lưu chuyển” cho phép thực hiện được mục tiêu này mà không cắt đi sợi dây nối giữa các gia đình nông dân và ruộng đất.
Ông Tập nói chính sách “lưu chuyển” có vai trò quyết định đối với đợt cải cách kinh tế tiếp tới của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số người hoài nghi nói rằng chính sách “lưu chuyển” cho thấy chính phủ vẫn chưa sẵn sàng cho biện pháp mạnh đã có hiệu quả ở nhiều quốc gia là trao quyền sở hữu ruộng đất đầy đủ cho nông dân.
“Tư nhân hóa đất đai là vấn đề chủ chốt, nhưng cũng lại là một cấm kỵ”, Tao Ran, chuyên gia nông nghiệp tại Đại học tổng hợp Nhân Dân ở Bắc Kinh nói.
Ở Dương Lăng, một huyện với dân số 155.000 người, những nỗ lực của chính quyền trong việc ngăn lại làn sóng tư nhân hóa ruộng đất đã gặp phải nhiều vấn đề. Bởi vì nông dân không sở hữu ruộng đất, họ không thể bán đi, lấy tiền gây dựng một cuộc sống mới. Họ cũng không thể thế chấp để lấy tiền đầu tư vào chính nông trại của họ hoặc những công việc làm ăn khác.
Yang Tewang, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Dương Lăng, nói ông đã phê các khoản vay trị giá 3 triệu USD theo kiểu có “thế chấp” kể từ khi chính sách “lưu chuyển” được thực thi.
Nhưng Yang nói đó không thực sự là thế chấp bởi ngân hàng không thể sở hữu và xử lý như tài sản nếu nông dân không trả được nợ, bởi họ không sở hữu đất đai mà là nhà nước. Và do vậy, ông Yang nói ông giảm nguy cơ bằng cách chỉ cho nông dân trồng rau và trái cây quy mô lớn vay. Có nghĩa là nông dân nuôi trồng thứ khác không thể tiếp cận vốn ngân hàng theo cách này.
Vấn đề khác là định giá thuê đất ra sao nếu nông dân muốn “lưu chuyển” quyền sử dụng đất cho người khác. Một ngân hàng đất đai được lập ở Dương Lăng đã định giá thuê là 750 USD/0,4ha/năm. Nông dân có thể chọn từ bỏ ruộng đất để lấy tiền thuê, hoặc thuê lại ruộng đất từ nhà nước. Nhưng giá thuê có thể khiến thị trường méo mó. Ví dụ, nông dân có thể sẽ thích cho thuê ruộng hơn là trồng lúa vì trồng lúa không có lãi bằng, nhưng do vậy sản lượng lúa sẽ giảm. Nông dân Li Haiwen nói 0,4 ha trồng lúa chỉ mang về khoảng 500 USD/năm. “Càng trồng lúa, càng nghèo”, Li nói.
Thay vì làm lúa, nông dân Li trồng hoa mộc lan phục vụ những cơ sở bào chế thuốc Đông y. Nhưng anh nói làm nông chỉ là thứ phụ. Thu nhập chính của anh là đi xây vườn cảnh.
Đang có những tranh luận về lý do vì sao giá thuê đất lại cao. Ở một số vùng của Trung Quốc, giá thuê đất còn cao hơn ở Dương Lăng, lên đến 1.200 USD/0,4 ha/năm. Trong khi đó, giá thuê ở Mỹ là 136 USD, mức giá của năm 2013. Một số chuyên gia nói đây là hậu quả của hiện tượng đầu cơ đất đai, diễn ra khắp nơi.
Trong những tháng gần đây, nhiều ngân hàng Trung Quốc mua lại quyền sử dụng đất với giá cao. Có chuyên gia cho rằng đây là bước để chuyển đổi đất nông nghiệp cho các dự án căn hộ, khu công nghiệp.

Anh Minh

No comments:

Post a Comment