Saturday, February 7, 2015

Is ‘Chinawood’ the new Hollywood? - Hoành Điếm sẽ vượt qua Hollywood?

BBC Culture


Is ‘Chinawood’ the new Hollywood?

By Clarissa Sebag Montefiore

(Clarissa Sebag-Montefiore)

The world’s largest film studio isn’t in the US but in China and is one of the country’s biggest tourist attractions. Clarissa Sebag-Montefiore takes a look. 

On a sunny winter’s afternoon in eastern China chickens scratch and scuffle on a busy market street. Men and women in flowing robes sell their wares: large straw hats and baskets, woven fans and red lanterns. Behind them stretch the mountains and red imperial wooden gates. All eyes are on Youyou, a pretty young protégée of Jackie Chan, who feigns an argument with a handsome male companion under the watchful lens of a roving camera.

Youyou is shooting a kung fu television series in Hengdian World Studios, the largest outdoor film studio in the world. Nestled in the hills of Zhejiang province, a five-hour drive south from Shanghai, Hengdian spans over 2,500 acres – more than Paramount Studios and Universal put together. Its vast life-like sets – ranging from the dusty grandeur of Beijing’s Forbidden City to the lush tropical jungle of colonial-era Hong Kong – have been used to film over a thousand Chinese TV shows and films, including Hero and Crouching Tiger, Hidden Dragon.

Farmer-turned-entrepreneur Xu Wenrong first began to build Hengdian in the 1990s. Xu, now in his late 70s, converted agricultural land into elaborate sets (construction remains ongoing). His vision was prescient. China is now the second largest film market in the world, beaten only by the United States. Last year, box office returns reached 21.7 billion Renminbi ($3.6 bn), up 48 percent from 2012. Crucially, of the top ten grossing films of 2013, seven were made in China.

‘Chinawood’, as Hengdian is also known, is cashing in. While the sets are free for film crews, Xu makes returns on the hotels, restaurants, equipment and costumes. “Hengdian used to be this random village and then this guy with a dream was like: ‘I am going to make this into the biggest movie studio in the world,’” says Jonathan Kos-Read, otherwise known by his stage name Cao Cao, an American who has acted in a hundred Chinese movies. “And he did.”

A film board in the Palace of Ming and Qing Dynasties (Clarissa Sebag-Montefiore)
A film board in the Palace of Ming and Qing Dynasties (Clarissa Sebag-Montefiore)

It is also one of China’s biggest domestic tourist attractions. Early January is low season. But, despite the cold and the high-ticket prices (access to three sets costs 480 Renminbi or $79), there is a steady trickle of visitors. They include 600 retirees who have descended on Hengdian mid-week for a two-day tour en masse. Many wear matching caps and clutch SLR cameras, as they pose with actors in period dress. (The paved streets of the Hong Kong and Guangzhou studios are also popular for wedding photographs). Shuttle buses take tourists between sets where daily performances are held. At the faux Ming and Qing dynasty palaces, Mongolian horsemen perform stunts against a backdrop of pavilions. Tourists can pay for a lap around the arena on a docile pony or buy popcorn. The entire show is executed to the dramatic tune of a famous soap opera.

Local hero

Hengdian now attracts more than 11 million tourists per year: the recreational visitors and professional film crews – have transformed the local area. In a decade this former rural backwater has ballooned, with a population riding off the back of the burgeoning film industry. Shentu Ping Ping, a wrinkled 61-year-old local, has witnessed the dramatic change. Shentu used to live in a small house with two muddy rooms that had just one bed for five people. But now she helps out in her family’s restaurant and is paid to take care of the flowers in the studio opposite. “Before we were poor and had to work in the fields,” says Shentu with a satisfied burp, sitting down after the lunch shift. “We didn’t know where our next meal was coming from. Now we are no longer considered farmers. Now Xu Wenrong is our boss. We have food, we have money to spend. We have our own business.”

Wang Xi Xie, 41, Shentu’s daughter-in-law, agrees. “We have visitors eating here not only from China but from all over the world. I have even got foreign tourists in my restaurant and famous movie stars here,” says the mother of three. Above all, Wang is happy that, unlike millions of rural Chinese, she does not have to migrate to the city. She explains: “The best thing is we get to stay here – we don’t have to leave home to work.” On the contrary, migrants have flocked to Hengdian. Many come to set up businesses or work eight-hour days as extras on film sets. Payment is only 40 Renminbi a day ($6.60) – but for many it is still better than toiling in a factory or field.

Horse-riding display in the Palace of Ming and Qing Dynasties (Clarissa Sebag-Montefiore)
Horse-riding display in the Palace of Ming and Qing Dynasties (Clarissa Sebag-Montefiore)

Others have come to follow a dream. Known as ‘hengpiao’ or ‘Hengdian drifters’ they are the equivalent of the waitresses and waiters hankering after hitting the big time in Hollywood. Tang Wei, 20, an extra on a kung fu television series, is in Hengdian against his parents’ wishes. “Almost no parents support their kids doing this kind of thing. Half of them don’t even know what they are doing − they think they are working in some factories. Parents don’t think it is realistic, that it has no future,” he explains.

Risky business

Gong Wen Biao, 26, has also come to Hengdian, where he has joined the actors’ union hoping to get a gig in a kung fu movie. But while he wants to break into the Chinese film industry, he still believes that American films – for now − are better. “Foreign films are about the future but Chinese cinema is always about the past so the Western film industry has a lot more imagination,” he says. All films shot in China must have their scripts approved by the State Administration of Radio, Film and Television, the country’s censorship body. Placing movies in the present day can be more risky. With this in mind many films and television series are set during the dynasties of the past, where there is no question of criticising the ruling Chinese Communist Party.

Despite these restrictions, domestic movies are proving more popular in China as technical know-how improves. “The props are better, the cinematographers are better, everything looks better,” says Kos-Read, the American actor who has worked in the Chinese film industry for 14 years, and was recently in Hengdian shooting a new telenovela alongside the Hong Kong star Gillian Chung. “The fact that Chinese people are going to Chinese films more than they used to doesn’t say so much about changing tastes in China,” insists Kos-Read. “It just says that domestically made films are getting better. There is a growing group of talented professionals who know how to make films for audiences. That sort of talent takes a while to grow – the American film industry had a hundred-year start.”

A poster in Hong Kong/Guangzhou street (Clarissa Sebag-Montefiore)
A poster in Hong Kong/Guangzhou street (Clarissa Sebag-Montefiore)

Hengdian is not quite Hollywood yet. Stars such as Jet Li and Jackie Chan have worked here. Increasingly, the sets are being used for Hollywood co-productions, such as The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor and Snow Flower and the Secret Fan, which are hoping to get around the government’s strict quotas for the import of foreign films. But accommodation and entertainment is still basic by American standards. While filmmakers can have barbecued sparrow eggs delivered to their hotel rooms at 2:00am there is still only one Western restaurant in town – a KFC.  

Gong Wen Biao, the aspiring actor, is unfazed. “We will rise above Hollywood,” he says in his Ming dynasty gown, gesturing his arms around the palace setting as the evening’s shadows grow. “China has only been opened up for thirty years and we are already here.”
Additional reporting by Kim Wu.


Hoành Điếm sẽ vượt qua Hollywood?


Clarissa Sebag Montefiore
  • 5 tháng 2 2015

Một buổi chiều đông có nắng ở miền đông Trung Quốc, gà bới và đá nhau trên một đường phố tấp nập nơi người dân họp chợ. Đàn ông và phụ nữ mặc khoác dài đang bán hàng. Hàng hóa của họ là những chiếc mũ và rổ rơm lớn, những chiếc quạt đan hay lồng đèn đỏ. Phía sau lưng họ là núi và những chiếc cổng gỗ sơn đỏ. Tất cả mọi cặp mắt đều hướng về Du Du, một nữ diễn viên tương đối trẻ được Thành Long dìu dắt. Cô đang diễn cảnh cãi nhau trước ống kính máy quay đang chạy.

Công trình đồ sộ

Du Du đang quay một bộ phim kiếm hiệp ở phim trường Hoành Điếm, phim trường ngoài trời lớn nhất trên thế giới.

Nằm giữa những ngọn đồi ở tỉnh Chiết Giang và cách Thượng Hải năm giờ xe chạy, Hoành Điếm trải trên một diện tích hơn 2.500 mẫu – rộng hơn hai phim trường của các hãng Paramount và Universal gộp lại.

Những bối cảnh giống như đời thực – từ Tử Cấm Thành hoành tráng của Bắc Kinh đến những khu rừng nhiệt đới sum suê của Hong Kong dưới thời thực dân – đã được sử dụng cho hơn một ngàn phim điện ảnh và phim truyền hình của Trung Quốc, trong số đó phim võ thuật nổi tiếng ‘Ngọa hổ tàng long’.

Ông Từ Văn Vinh, vốn là một nông dân sau chuyển thành doanh nhân, bắt đầu xây dựng Hoành Điếm vào những năm 1990. Bây giờ ông Từ đã gần 80 tuổi. Ông đã biến đất nông nghiệp thành những bối cảnh cầu kỳ (việc xây dựng vẫn đang tiếp tục).

Tầm nhìn của ông đã đi trước thời đại. Trung Quốc giờ đây đã trở thành thị trường phim ảnh lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Năm 2013, doanh thu phòng vé ở Trung Quốc đạt 21,7 tỷ nhân dân tệ, tương đương 3,6 tỷ đô la Mỹ – tăng 48% so với năm 2012. Điều quan trọng là trong số 10 phim có doanh thu cao nhất trong năm 2013, bảy phim được sản xuất ở Trung Quốc.


‘Chinawood’, biệt danh của phim trường Hoành Điếm, đang hái ra tiền. Mặc dù các đoàn làm phim được sử dụng miễn phí các bối cảnh, ông Từ kiếm thu nhập từ việc cho thuê khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị và trang phục.

“Hoành Điếm từng là một ngôi làng như bao ngôi làng khác rồi người đàn ông này mơ ước: ‘Tôi sẽ biến nơi này thành phim trường lớn nhất thế giới’,” ông Jonathan Kos-Read, một diễn viên Mỹ đã tham gia trong gần 100 phim Trung Quốc, nói, “Và ông ấy đã làm được.”

Thu hút du khách

Hoành Điếm cũng là một trong những điểm thu hút du khách nội địa nhiều nhất Trung Quốc. Đầu tháng Giêng là mùa thấp điểm. Tuy nhiên, bất chấp cái lạnh và giá vé đắt đỏ (vé vào ba khu chính có giá là 480 nhân dân tệ, tức 79 đô la Mỹ), du khách vẫn không ngừng đổ về.

Các chuyến xe nội bộ đưa du khách tới những điểm có những buổi trình diễn hàng ngày. Tại các hoàng cung triều Minh và triều Thanh, các kỵ binh Mông Cổ đang trình diễn trước các cung điện. Du khách có thể trả tiền để cưỡi ngựa đi một vòng thao trường này. Toàn bộ màn trình diễn được thực hiện theo sự sống động gay cấn của một bộ phim truyền hình nổi tiếng.

Giờ đây Hoành Điếm mỗi năm đón hơn 11 triệu du khách, bao gồm cả du khách và các đoàn làm phim chuyên nghiệp.


Chỉ trong vòng một thập niên ngôi làng thuần nông này đã nhanh chóng phất lên. Dân làng giờ đây đang hưởng lợi từ ngành công nghiệp điện ảnh đang bùng nổ.

Bà Thẩm Đồ, một dân làng 61 tuổi với da mặt nhăn nheo, đã chứng kiến những thay đổi lớn lao này. Bà Thẩm từng sống trong một ngôi nhà nhỏ với hai căn phòng lấm lem bùn đất chỉ có một giường ngủ cho năm người. Giờ đây bà đang phụ giúp nhà hàng của gia đình và được trả công để chăm hoa ở phim trường đối diện.

“Hồi trước chúng tôi sống nghèo khổ và phải làm lụng trên đồng,” bà Thẩm nói, “Chúng tôi ăn bữa nay không biết có được bữa mai hay không. Giờ đây chúng tôi không còn được xem như nông dân nữa. Bây giờ ông Từ Văn Vinh là chủ của chúng tôi. Chúng tôi có ăn, chúng tôi có tiền tiêu. Chúng tôi có cơ ngơi làm ăn của riêng mình.”

Người con dâu 41 tuổi họ Vương của bà Thẩm cũng đồng tình: “Thực khách đến nhà hàng của chúng tôi không chỉ có người Trung Quốc mà còn là du khách khắp thế giới. Thậm chí chúng tôi còn đón các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng.”

Trên hết, bà Vương cảm thấy hạnh phúc vì bà không phải bỏ nhà lên thành thị như hàng triệu người dân Trung Quốc sống ở thôn quê khác. Ngược lại, người dân từ các nơi khác lại đổ về Hoành Điếm. Nhiều người đến đây để lập nghiệp hay làm việc tám tiếng mỗi ngày tại các phim trường. Họ được trả chỉ 40 nhân dân tệ (tức 6,60 đô la Mỹ) mỗi ngày nhưng đối với nhiều người số tiền đó vẫn nhiều hơn làm lụng vất vả trên đồng hoặc trong các nhà máy.


Theo đuổi giấc mơ

Những người khách đến Hoành Điếm để theo đuổi giấc mơ. Họ cũng giống như những phục vụ bàn mơ ước được bước chân vào Hollywood. Anh Đường Vị, 20 tuổi, đóng một vai quần chúng trong một bộ phim kiếm hiệp trên truyền hình, đến Hoành Điếm bất chấp bố mẹ phản đối.

“Gần như không có người làm cha mẹ nào ủng hộ con cái họ làm công việc như thế này. Phân nửa trong số họ thậm chí còn không biết con cái họ làm gì. Họ nghĩ con họ đang làm việc trong các công xưởng. Các bậc phụ huynh không nghĩ rằng công việc này là thực tế. Họ cho rằng nó không có tương lai,” anh Đường giải thích.

Anh Cung Văn Bưu, 26 tuổi, đến Hoành Điếm đã gia nhập vào hội các diễn viên với hy vọng được xuất hiện trong một phim võ thuật. Nhưng trong khi anh muốn bước chân vào ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, anh vẫn tin rằng vào lúc này thì phim Mỹ hay hơn phim Trung Quốc. “Phim nước ngoài nói về tương lai trong khi điện ảnh Trung Quốc thì luôn là những câu chuyện quá khứ.

Chính vì vậy, phim ảnh phương Tây phát huy nhiều trí tưởng tượng hơn,” anh nói. Tất cả các phim được làm ở Trung Quốc phải được Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Phim ảnh, cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc, phê duyệt kịch bản.

Do đó mà các phim lấy bối cảnh Trung Quốc hiện đại sẽ nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà nhiều phim điện ảnh và phim truyền hình ở Trung Quốc lấy bối cảnh là các triều đại trong lịch sử Trung Quốc khi họ không phải lo về việc chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền.


Sẽ vượt Hollywood?

Bất chấp những hạn chế này, các bộ phim sản xuất trong nước đang ngày càng thu hút khán giả ở Trung Quốc khi mà công nghệ làm phim ngày càng phát triển. “Đạo cụ tốt hơn, quay phim giỏi hơn, mọi thứ đều tốt hơn,” ông Kos-Read, diễn viên Mỹ đã làm trong ngành công nghiệp điện ảnh của Trung Quốc được 14 năm, nói. Ông đến Hoành Điếm để quay một bộ phim truyền hình đóng chung với ngôi sao Hong Kong Chung Hân Đồng.

“Việc khán giả Trung Quốc đến rạp xem phim của họ nhiều hơn trước đây chẳng nói gì nhiều về thị hiếu đang thay đổi ở Trung Quốc,” ông nói, “Nó chỉ cho thấy các phim sản xuất trong nước ngày càng có chất lượng tốt hơn. Ngày càng có nhiều nhà làm phim chuyên nghiệp có tài năng biết cách làm phim phục vụ thị hiếu công chúng. Phải cần thời gian để những tài năng này phát triển. Điện ảnh Mỹ phải mất cả trăm năm khởi động.”

Hoành Điếm vẫn chưa được như Hollywood, nhưng những ngôi sao như Thành Long và Lý Liên Kiệt từng đóng phim ở đây. Các nhà sản xuất Hollywood cũng đã sử dụng các bối cảnh ở phim trường này, chẳng hạn như trong phim: ‘Xác ướp sống dậy – Lăng mộ Tần Thủy Hoàng’.

Có điều dịch vụ lưu trú và giải trí xung quanh thì vẫn còn ở mức rất thấp theo tiêu chuẩn của người Mỹ. Ở đây chỉ có một nhà hàng Mỹ duy nhất là nhà hàng thức ăn nhanh KFC.

Anh Cung Văn Bưu, một diễn viên triển vọng, không cảm thấy lo lắng: “Chúng tôi sẽ vượt lên Hollywood,” anh nói trong trang phục cổ trang đời Minh, “Trung Quốc chỉ mới mở cửa có 30 năm mà chúng tôi đã làm được như thế này rồi.”

Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Culture.

No comments:

Post a Comment