Saturday, February 7, 2015

The world’s most spectacular new airports - Những sân bay mới tráng lệ nhất thế giới

20 January 2015
BBC Culture

Architect Moshe Safdie – who designed the iconic Habitat 67 housing complex in Montreal – began construction on a new development at Singapore’s Changi airport in December 2014. Featuring a ‘Forest Valley’, ‘Jewel Gardens’ and a 130ft-high (40m) waterfall called a ‘Rain Vortex’, it looks more like the Land of Oz than an air hub; trees, palms and ferns are enclosed within a 134,000sq m glass dome. Scheduled for completion in 2018, the Jewel complex will be linked by pedestrian bridges to existing terminals, offering space for shops and restaurants alongside the foliage. Safdie has said that the project is “the prototype of a new kind of urban place”. (Safdie Architects)

Sân bay Changi, Singapore (khánh thành năm 2018)

Kiến trúc sư Moshe Safdie, người thiết kế khu Habitat 67 ở Montreal, đã bắt đầu thi công sân bay Changi của Singapore trong tháng 12/2014. “Thung Lũng Rừng”, “Vườn Ngọc Quý” và với thác nước cao 40m được gọi là ‘Cơn Lốc Mưa Xoáy’ là một số nét khiến sân bay trông như Cảnh Thần Tiên hơn là một điểm nút của hàng không; nằm trong khoảng 134.000 m2 của vòm thủy tinh là các cây cao, cọ và dương xỉ.
Được dự kiến hoàn thành vào năm 2018, tổ hợp Jewel được nối với nhà ga cũ bằng các cầu bộ hành, nó tạo ra diện tích cho các cửa hàng và tiệm ăn dọc theo cảnh xanh ngát của cây cối. Kiến trúc sư Safdie nói rằng dự án này là một kiểu mẫu mới của không gian đô thị.”

Mexico City international airport, Mexico (opening 2018)

In September 2014, British architecture firm Foster and Partners won a competition to design what will be one of the world’s largest airports when it is completed in 2018. Working with Mexican firm Fernando Romero Enterprise, Foster and Partners unveiled plans for a 555,000 sq m terminal enclosed within a lightweight shell. The new international airport for Mexico City has been designed to accommodate increasing passenger numbers and has echoes of Foster’s plans for the world’s first private spaceport in New Mexico. The structure is pre-fabricated, allowing for rapid construction without scaffolding. The new building will harness the sun’s energy as well as collecting rainwater and maintaining interior temperatures using natural ventilation. (DBOX for Foster and Partners)

Sân bay quốc tế Thành Phố Mexico, Mexico (khánh thành năm 2018)

Tháng 9/2014 hãng kiến trúc AnhFoster và Partners đã thắng cuộc thi thiết kế một trong những sân bay lớn nhất thế giới khi hoàn thành vào năm 2018. Cùng hợp tác với hãng Fernando Romero, hãng Foster và Partnerscho biết kế hoạch xây dựng một nhà ga rộng 555.000 m2 nằm gọn trong một kết cấu nhẹ hình vỏ sò.
Sân bay quốc tế mới này cho thành phố Mexico được thiết kế để đáp ứng lượng hành khách đang tăng nhanh và nó thể hiện các kế hoạch của Foster xây dựng sân bay vũ trụ tư nhân lần đầu tiên trên thế giới ở New Mexico. Kết cấu được chế tạo trước ở xưởng, nó cho phép xây dựng nhanh không cần đến dàn giáo. Công trình mới này sẽ khai thác năng lượng mặt trời cũng như thu gom nước mưa và ổn định nhiệt độ trong nhà bằng thông gió tự nhiên.

 Mumbai’s Chhatrapati Shivaji international airport, India (opened 2014)

Designed to reference the feathers in a peacock’s tail – and mirror traditional Indian open-air pavilions – the concrete canopy on this new terminal is part of a wider trend to reflect local architecture within airports. This addition to Mumbai airport was opened in February 2014 and is the vision of US firm SOM, whose website says that “just as the terminal celebrates a new global, high-tech identity for Mumbai, the structure is imbued with responses to the local setting, history, and culture”. (Robert Polidori/SOM)

Sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji ở Mumbai, Ấn Độ (đã hoàn thành năm 2014)

Sân bay được thiết kế theo hình đuôi công và phỏng theo sảnh đường ngoài trời truyền thống của Ấn Độ, vòm mái bê tông trên nhà ga mới này là một phần của xu hướng thể hiện kiến trúc địa phương ở sân bay. Phần làm thêm này cho sân bay Mumbai đã được đưa vào sử dụng tháng 2/2014 và nó là hình ảnh mơ ước của hãng SOM của Mỹ, website của hãng có viết “Cũng giống như việc sân bay chào mừng một bản sắc mới mang tính kỹ thuật cao và quốc tế cho Mumbai thì cấu trúc của sân bay cũng thấm nhuần cách thức bố trí, lịch sử và văn hoá của địa phương.

Shenzhen Bao’an international airport, China (opened end of 2013)

Covered with a honeycomb pattern and a whopping 1.5km (0.9 miles) long, the new terminal at Shenzhen Bao’an was designed to evoke the shape of a manta ray, according to its architects Studio Fuksas. The architects rather poetically describe it as “a fish that breathes and changes its own shape, undergoes variations, turns into a bird to celebrate the emotion and fantasy of a flight”. The design continues into the interiors, its hexagonal skylights allowing natural light in with a dappled effect. (Archivio Fuksas)

Sân bay quốc tế Thâm Quyến Bảo An, Trung Quốc (hoàn thành cuối năm 2013)

Được bao bằng mẫu tiết hình tổ ong và dài tới 1,5 km, nhà ga mới ở Thâm Quyến Bảo An được thiết kế theo hình con cá đuối, các kiến trúc sư của Studio Fuksas nói vậy. Họ mô tả khá văn thơ là sân bay như là “một con cá thở và thay đổi hình dạng, bị biến thể và biến thành con chim để đón mừng những cảm xúc và ảo tưởng kỳ lạ của một chuyến bay”. Thiết kế này được triển khai tiếp vào phần nội thất, các cửa kính hình lục giác đưa ánh sáng tự nhiên có dạng lốm đốm vào nhà ga.

Chongqing Jiangbei international airport, China (opening 2015)

Architects ADPI continue the trend towards green space in airports in their plans for a new terminal at Chongqing Jiangbei. With two wings referencing Chongqing’s two rivers, the structure is set within a park: once completed, the terminal will be able to handle 55m passengers a year, ranking the airport among the world’s 15 largest. (ADPI)

Sân bay quốc tế Trùng Khánh Bắc Giang, Trung Quốc (Khánh thành năm 2015)

Các kiến trúc sư ADPI tiếp tục xu thế tạo không gian xanh ở các sân bay trong những kế hoạch của họ cho một nhà ga mới ở Trùng Khánh Bắc Giang. Với hai cánh gà tượng trưng cho 2 con sông của Trùng Khánh, công trình kiến trúc nằm trong khuôn viên một công viên: sau khi hoàn thành thì nhà ga có thể tiếp nhận 55 triệu hành khách một năm, nằm trong số 15 sân bay lớn nhất thế giới.

Pulkovo International Airport, Russia (opened 2014)

Designed by Grimshaw architects to work with the extremes of climate in St Petersburg, the new terminal at Pulkovo airport features monumental folded ceilings clad in metal panels that recall the gilded spires of churches in the city. A series of linked zones is intended to reflect St Petersburg’s landscape of islands and bridges. Opening in February 2014, the building has a large flat roof with folded structures beneath that distribute weight away from the middle to offer support during heavy snowfall. Once construction on a second and final phase of the project is completed in 2015, the airport will cater for 17m passengers a year. (Grimshaw)

Sân Bay Quốc Tế Pulkovo, Nga (Hoàn thành năm 2014)

Do công ty kiến trúcGrimshaw architectsthiết kế để thích ứng với khí hậu khắc nghiệt ở St Petersburg, nhà ga của sân bay Pulkovo nổi bật với các trần mái hình gấp khúc hoành tráng được bao phủ bằng kim loại làm gợi nhớ tới các mái chóp mạ vàng của các nhà thờ trong thành phố. Một loạt các khu liên kết được thiết kế để phản ánh phong cảnh của đảo và cầu ở St Petersburg.
Được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 2/2014, tòa nhà có một mái rộng và phẳng với những kết cấu gấp khúc để phân tán tải trọng ra khỏi khu vực ở giữa, tạo sức chịu lực trong thời gian tuyết rơi nhiều. Khi mà công trình ở giai đoạn hai, và cũng là giai đoạn cuối của dự án, được hoàn thành vào năm 2015 thì sân bay sẽ phục vụ được 17 triệu lượt hành khách một năm.

Istanbul New Airport, Turkey (opening 2019)

Grimshaw is also in charge of a team designing a new six-runway airport in Istanbul which aims to accommodate 90m passengers a year once it opens in 2019, before increasing its capacity to 150m after completion. Featuring a vaulted canopy, the airport’s Terminal One will cover a site of nearly 100 hectares (0.4 sq miles) – the architects say it will become the “world’s largest airport terminal under one roof” once finished. “We were inspired by the local use of colours and patterns, the quality of light and how it penetrates buildings, as well as by traditional architecture such as the Süleymaniye Mosque,” claims Tomas Stokke, the director of Haptic, which is collaborating with Grimshaw and Nordic Office of Architecture on the project. (Grimshaw/Nordic Office of Architecture/Haptic) 

Sân Bay Mới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (khánh thành năm 2019)

Hãng Grimshaw cũng có một nhóm thiết kế một sân bay mới với 6 đường băng ở Istanbul nhằm phục vụ 90 triệu hành khách một năm sau khi đưa vào sử dụng năm 2019 để rồi nâng khả năng phục vụ lên tới 150 triệu sau khi hoàn tất. Với đặc điểm mái che hình vòm, Nhà ga Số 1 của sân bay sẽ chiếm diện tích gần 100 ha; các kiến trúc sư nói rằng sau khi hoàn thành nó sẽ trở thành “nhà ga lớn nhất thế giới dưới một mái che”.
“Chúng tôi lấy cảm hứng từ việc sử dụng mầu sắc và hoa văn ở địa phương, chất lượng ánh sáng và cách mà ánh sáng rọi vào tòa nhà, cũng như từ kiến trúc truyền thống như ở nhà thờ hồi giáo Süleymaniye ,” ông Tomas Stokke xác nhận, ông là Giám Đốc Cty Haptic, coonh ty có hợp tác với Grimshaw and Nordic Office of Architecture để làm dự án.

Mount Fuji Shizuoka airport, Japan

Pritzker Prize-winner Shigeru Ban is designing a terminal for the airport at the base of Mount Fuji. Inspired by the tea plantations surrounding the mountain, his plans include green barrel vaults. Inside, natural light is diffused by a roof canopy made out of twisted laminated wood – latticing being a signature style of the Japanese architect. (Shigeru Ban)

Sân bay Núi Phú Sĩ Shizuoka, Nhật Bản

Kiến trúc sư Shigeru Ban, được giải thưởng Pritzker, đang thiết kế nhà ga cho sân bay ở chân núi Phú Sĩ. Lấy cảm hứng từ các đồn điền chè bao quanh núi, các kế hoạch của ông có bao gồm các vòm hình thùng màu xanh lam. Ở phía bên trong, ánh sáng tự nhiên được khuếch tán qua một vòm nóc làm bằng các phiến gỗ mỏng đan chéo; việc đan mắt cáo là dấu ấn của kiến trúc Nhật Bản.


Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Culture.

No comments:

Post a Comment