Tư Hoàng | |
Thứ Ba, 10/2/2015, 21:16 (GMT+7) |
(TBKTSG
Online) - Khái niệm về tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKT) rất mơ hồ đang
dẫn tới nhiều hệ lụy sau khi các doanh nghiệp nhà nước lớn đã phát triển
trở thành các tập đoàn thời gian qua.
Các nhà kinh tế lo ngại về khái niệm TĐKT còn mù mờ. Ảnh TG.
Đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 10-2.
Các nhà kinh tế lo ngại về khái niệm TĐKT còn mù mờ. Ảnh TG.
Đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 10-2.
Ông Bùi Văn Dũng, Trưởng ban cải cách và phát triển doanh nghiệp thuộc
CIEM, nhận xét rằng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, TĐKT được hiểu là
một nhóm doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân. Điều này là một
bước tiến và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo ông Dũng, vẫn theo Luật Doanh nghiệp, khái niệm TĐKT là nhóm công
ty có quy mô lớn. Điều này đã dẫn đến hai cách hiểu ở các văn bản hướng
dẫn luật.
Theo Nghị định 39, TĐKT là một nhóm công ty có số lượng lớn, dù có thể quy mô các công ty không lớn.
Bên cạnh đó, Nghị định 102 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp quy định TĐKT là
nhóm công ty chỉ gồm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân
độc lập.
Trong khi đó, chuẩn mực kế toán 25 xác định TĐKT bao gồm công ty mẹ và
các công ty con, dẫn đến cách hiểu TĐKT chỉ có hai cấp doanh nghiệp.
“Rõ ràng, chưa có sự thống nhất trong nhận thức, trong khung pháp luật về khái nhiệm TĐKT,” ông Dũng nói.
“Như vậy, câu hỏi hiện tại Việt Nam có bao nhiêu TĐKT cũng không trả
lời được. nếu không rõ khái niệm thì khó đề ra cơ chế giám sát, đánh giá
hoạt động cũng như bảo vệ lợi ích các bên có liên quan,” ông nói.
Ông Trần Tiến Cường, một chuyên gia hàng đầu về DNNN, bổ sung thêm:
“Hơn 10 năm nay chúng ta vẫn cứ luẩn quẩn và rất rối về khái niệm, về
nhận thức về TĐKT, nên tái cơ cấu cũng chỉ đến thế.”
“Có gỡ được lý luận về tập đoàn mới có cơ may giải quyết được mớ rối về TĐKT, tổng công ty Nhà nước,” ông Cường nói.
Theo báo cáo của CIEM, quy mô của các TĐKT nhà nước vẫn tăng khá nhanh
và chiếm tỷ lệ áp đảo trong nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn nhất. Trong
top 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thì 15 là TĐKT nhà nước.
Các TĐKT vẫn giữ vị trí thống lĩnh theo ngành, lĩnh vực then chốt của
nền kinh tế: chiếm 99% trong sản xuất phân bón, 97% khai thác than, 94%
trong sản xuất điện-gas, 91% trong truyền thông và 88% trong lĩnh vực
bảo hiểm.
Ông Dũng của CIEM nhận xét, Luật Cạnh tranh quy định nhóm bốn doanh
nghiệp có thị phần từ 75% trở lên trên thị trường sẽ đươc coi là có vị
trí thống lĩnh thị trường. Như vậy, luật này chưa bao quát được thực tế
là phần lớn các TĐKT đều có trên 4 doanh nghiệp thành viên, và chiếm
lĩnh thị trường; gây khó khăn cho việc đề ra các biện pháp kiểm soát độc
quyền ở các TĐKT.
Tiến sỹ Đinh Quang Ty, Hội đồng Lý luận Trung ương, nhận xét: “Đã có
hội chứng TĐKT mà chúng ta đã biết như Vinashin, Vinalines. Nhiều người
nói nếu sờ đến các TĐKT thì tất cả đều có vấn đề. Tại sao 10 năm gần đây
nền kinh tế có những trục trặc lớn như vậy và những trục trặc lớn liên
quan gì với các TĐKT. Chúng ta chưa có câu trả lời.”
Ông Ty nói: “Câu chuyện lợi ích nhóm, sân sau có hay không? CIEM phải
chỉ ra được những bất cập lớn nhất của các TĐKT liên quan đến bất lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội.”
Theo Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung, cách Bộ Công thương đang bảo vệ
EVN cho thấy Bộ này đang toàn đứng ở vai chủ sở hữu để ứng xử chứ không
phải là cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế, trật tự thị trường không được
quản lý, không cạnh tranh lành mạnh, tạo ra dư địa cho địa tô, cho lợi
ích nhóm.
Hội thảo này nhằm giúp CIEM hoàn thiện một báo cáo về TĐTK do Hội đồng
Lý luận Kinh tế Trung ương đặt hàng để làm cơ sở báo cáo cho Đại hội
Đảng 12 năm 2016.
(TBKTSG Online) - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang bị đối xử
như những "công dân hạng ba" so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước, và gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động, đặc biệt là trong tiếp cận vốn.
Lãi suất cho vay của cách ngân hàng đang gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước, ảnh chụp tại Công ty TNHH SX-TM Hương Mi - Hami. Ảnh: Thành Hoa
Phát biểu tại hội thảo "Doanh nghiệp vừa và nhỏ và giải pháp đầu tư hiệu quả cho thế hệ tương lai" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm nay 30-1 tại TP.HCM, tiến sĩ Trần Vinh Dự, Tổng giám đốc TNK Capital, nhận định rằng doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang mất lợi thế ngay tại sân nhà.
Cho dù Nhà nước có nhiều chính sách và nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng theo ông Dự, những chính sách của nhà nước khá xa vời với các doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn để đi vay được thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có thể chấp và những điều kiện khác.
Hơn nữa, mức lãi suất hiện nay là quá cao so với lạm phát của nền kinh tế. Trong năm 2014 lạm phát chưa đến 2%, nhưng lãi suất doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vay của các ngân hàng nhìn chung trên 10%/năm, may mắn mới có doanh nghiệp vay được ở mức 8%.
“Đây là mức lãi suất giết người,” ông Dự nói, và nhấn mạnh rằng nếu so với lãi suất của nhiều nước trong khu vực thì mới thấy doanh nghiệp trong nước chịu nhiều thiệt thòi. Chẳng hạn lãi suất của Malaysia là 4,9%, Trung Quốc là 6,6%, Thái Lan là 6,9%.
Tại các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI nhiều ở Việt Nam, lãi suất luôn ổn định ở mức thấp, chẳng hạn Nhật Bản là 1,5%, Đài Loan là 2,9%, Mỹ là 3,3%/năm, Hàn Quốc là 4,7%. Khi so sánh mức lãi suất này, các doanh nghiệp FDI không dại gì chọn cách vay vốn của ngân hàng Việt Nam.
Việc phải chịu lãi suất vay cao hơn các nước rõ ràng đang làm yếu đi các doanh nghiệp Việt Nam, ông Dự nói.
Sự chênh lệch về lãi suất này đã làm cho doanh nghiệp FDI có lợi thế ngay trên sân nhà của Việt Nam khi họ có sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa.
Trong khi đó, các doanh nghiệp quốc doanh trong nước cũng có những lợi thế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng so với doanh nghiệp tư nhân.
Không chỉ chịu thiệt về lãi suất cho vay, theo ông Dự các doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chịu thiệt về sự minh bạch.
Dù theo luật pháp, các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng như nhau, nhưng thực tế không hoàn toàn được như vậy.
Doanh nghiệp nhà nước luôn có lợi thế và được nhiều ưu đãi, ít khi bị hoạnh họe. Với doanh nghiệp FDI, chính sách là minh bạch nhất, vì "loạng quạng là họ lên tiếng ngay, sẽ mất điểm trong việc thu hút đầu tư."
Đối tượng bị hoạnh họe nhiều nhất trên thực tế là doanh nghiệp tư nhân. Và họ như “công dân hạng ba,” ngay tại đất nước mình.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 495 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 96%.
Mời xem thêm
Đứa con bị hất hủi
Kinh tế tư nhân vẫn bị hắt hủi
Doanh nghiệp tư nhân bị đối xử như "công dân hạng ba" Thái Ngọc |
|
Thứ Sáu, 30/1/2015, 15:44 (GMT+7) |
Lãi suất cho vay của cách ngân hàng đang gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước, ảnh chụp tại Công ty TNHH SX-TM Hương Mi - Hami. Ảnh: Thành Hoa
Phát biểu tại hội thảo "Doanh nghiệp vừa và nhỏ và giải pháp đầu tư hiệu quả cho thế hệ tương lai" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm nay 30-1 tại TP.HCM, tiến sĩ Trần Vinh Dự, Tổng giám đốc TNK Capital, nhận định rằng doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang mất lợi thế ngay tại sân nhà.
Cho dù Nhà nước có nhiều chính sách và nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng theo ông Dự, những chính sách của nhà nước khá xa vời với các doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn để đi vay được thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có thể chấp và những điều kiện khác.
Hơn nữa, mức lãi suất hiện nay là quá cao so với lạm phát của nền kinh tế. Trong năm 2014 lạm phát chưa đến 2%, nhưng lãi suất doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vay của các ngân hàng nhìn chung trên 10%/năm, may mắn mới có doanh nghiệp vay được ở mức 8%.
“Đây là mức lãi suất giết người,” ông Dự nói, và nhấn mạnh rằng nếu so với lãi suất của nhiều nước trong khu vực thì mới thấy doanh nghiệp trong nước chịu nhiều thiệt thòi. Chẳng hạn lãi suất của Malaysia là 4,9%, Trung Quốc là 6,6%, Thái Lan là 6,9%.
Tại các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI nhiều ở Việt Nam, lãi suất luôn ổn định ở mức thấp, chẳng hạn Nhật Bản là 1,5%, Đài Loan là 2,9%, Mỹ là 3,3%/năm, Hàn Quốc là 4,7%. Khi so sánh mức lãi suất này, các doanh nghiệp FDI không dại gì chọn cách vay vốn của ngân hàng Việt Nam.
Việc phải chịu lãi suất vay cao hơn các nước rõ ràng đang làm yếu đi các doanh nghiệp Việt Nam, ông Dự nói.
Sự chênh lệch về lãi suất này đã làm cho doanh nghiệp FDI có lợi thế ngay trên sân nhà của Việt Nam khi họ có sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa.
Trong khi đó, các doanh nghiệp quốc doanh trong nước cũng có những lợi thế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng so với doanh nghiệp tư nhân.
Không chỉ chịu thiệt về lãi suất cho vay, theo ông Dự các doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chịu thiệt về sự minh bạch.
Dù theo luật pháp, các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng như nhau, nhưng thực tế không hoàn toàn được như vậy.
Doanh nghiệp nhà nước luôn có lợi thế và được nhiều ưu đãi, ít khi bị hoạnh họe. Với doanh nghiệp FDI, chính sách là minh bạch nhất, vì "loạng quạng là họ lên tiếng ngay, sẽ mất điểm trong việc thu hút đầu tư."
Đối tượng bị hoạnh họe nhiều nhất trên thực tế là doanh nghiệp tư nhân. Và họ như “công dân hạng ba,” ngay tại đất nước mình.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 495 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 96%.
Mời xem thêm
Đứa con bị hất hủi
Kinh tế tư nhân vẫn bị hắt hủi
No comments:
Post a Comment