ASIA PACIFIC
Shadow of Brutal ’79 War Darkens Vietnam’s View of China Relations
By JANE PERLEZ JULY 5, 2014
Ha Thi Hien along a rail line in Lang Son connecting Hanoi and Beijing. CreditJustin Mott for The New York Times
LANG SON, Vietnam — She was 14 when Chinese artillery fire echoed across the hills around her home in northern Vietnam, and hundreds of thousands of Chinese soldiers swarmed across the border. She remembers sprinting with her parents through the peach trees, her waist-length hair flying, as they fled the invaders. They ran straight into the enemy.
Her mother was shot and killed in front of her; minutes later, her father was wounded. “I was horrified. I didn’t think I would survive. The bullets were flying all around. I could hear them and smell the gunfire,” said Ha Thi Hien, now 49, fluttering her hands so they grazed her head to show how close the bullets came on the first day of the short, brutal war.
The conflict between China and Vietnam in 1979 lasted less than a month. But the fighting was so ferocious that its legacy permeates the current sour relations between the two Communist countries now at odds over hotly contested waters in the South China Sea.
Both sides declared victory then, though neither side prevailed, and both armies suffered horrendous losses.
The gravestone of Ms. Hien’s mother, who was killed in the 1979 conflict with China. Ms. Hien’s father was wounded. CreditJustin Mott for The New York Times
If a war erupted over territorial rights and the recent positioning of a Chinese oil rig off the coast of Vietnam in the South China Sea, China, with its increasingly modernized navy, would likely win, military experts say. So in a situation some liken to that of Mexico astride the United States, Vietnam must exercise the art of living alongside a powerful nation, a skill it has practiced over several thousand years of intermittent occupation and more than a dozen wars with China.
But with China, far richer, militarily stronger and more ambitious than at any time the two countries have faced each other in the modern era, how far to needle Beijing, when to pull back, and how to factor in the United States are becoming trickier.
During the current tensions, the anti-Chinese sentiments of the Vietnamese people seem to have run ahead of the country’s ruling Politburo.
“People in Vietnam want to be outside China’s grip,” said Pham Xuan Nguyen, chairman of the Hanoi Literature Association, who protested against the oil rig outside the Chinese Embassy in Hanoi. “But the Vietnamese people are wondering what is the strategy of the government, and wondering if the government is really against China or compromising.”
In 2012, the United States secretary of defense, Leon E. Panetta, visited Cam Ranh Bay, the site of a major American base during the Vietnam War, but so far the Vietnamese military, still mindful of that war and years of antagonistic relations after it ended in 1975, has kept its distance.
Part of the aloofness is the result of a United States executive order that prohibits the sale of American weapons to Vietnam, a vestige of the Vietnam War. But Washington is showing increasing interest in lifting the ban, and the expected new United States ambassador to Vietnam, Ted Osius, who is awaiting confirmation from the Senate, said in testimony last month that easing the embargo should be considered.
For the moment, Vietnam buys weapons mainly from Russia, Israel and India. It has taken delivery of two Kilo-class submarines from Russia, and has ordered four more. Japan has pledged to provide coast guard vessels. In a move intended to encourage Vietnam to accept more from Washington, Secretary of State John Kerry announced $18 million in nonlethal aid for Vietnam’s maritime security during a visit in December.
Vietnam does not expect, or want, intervention by the United States, said Dang Dinh Quy, president of the Diplomatic Academy of Vietnam. “We don’t expect help from anyone,” he said. “We are confident we can do it ourselves. We will keep to current strategies of trying to prevent a clash, and if it happens we will try to deal with it. We welcome all users of the South China Sea as long as they are conducive to preserving peace, stability and a legal order in the region.”
The shadow of the 1979 war, ordered by the Chinese leader Deng Xiaoping to punish Vietnam for its invasion of Cambodia, endures in places along the border. The memories are strong not only because of the death toll but also because the Chinese pummeled towns and villages as they withdrew, destroying schools and hospitals, in what the Chinese military later called a “goodbye kiss.”Continue reading the main story
Territorial Disputes in the Waters Near ChinaChina has recently increased its pursuit of territorial claims in nearby seas, leading to tense exchanges with neighboring countries. A map of some of the most notable disputes.
OPEN MAP
Lang Son has since been rebuilt, and modest high-rises emblazoned with neon give it the feel of a prosperous trading post. But people here still remember a river full of bodies, both Vietnamese and Chinese, and how long it took for the terrible smell to go away. The combined death toll has been estimated at least 50,000 troops, along with 10,000 Vietnamese civilians.
The Chinese soldiers were instructed to be merciless and resorted to a “frenzy of extreme emotions,” according to a former Chinese intelligence officer, Xu Meihong, who immigrated to the United States and whose account appears in a history of the war, “Chinese Military Strategy in the Third Indochina War” by Edward C. O’Dowd.
The Chinese decision to destroy Lang Son left a deep impression on a high school student named Luong Van Lang, who now works as a security guard.
“My heart was full of hatred, all the city was destroyed, everything was rubble,” he said. Two years after the Chinese left, he was selected for sniper training in a local defense militia to counter Chinese hit-and-run attacks that continued for most of the 1980s.
“I would get up at 2 a.m., positioned on a high ridge, and I could see the Chinese digging tunnels,” he said. “Their hill was lower than ours, and sometimes they would move higher. We would wait for that moment when they moved and shoot at them.” He killed six Chinese in 10 days, he said proudly.
For his bravery and accuracy, Mr. Lang won three medals that he keeps in a satin-lined box.
After China and Vietnam normalized relations in 1991, the government erased all official commemorations of the 1979 fighting, a contrast to the copious memorials to Vietnam’s wars against the French and the Americans in which the Chinese gave vital assistance.
Relations between the fraternal Communist parties thawed, cross-border business flourished and memories were eclipsed.
Those memories resurfaced two months ago with the arrival of the Chinese oil rig in waters claimed by both countries off Vietnam’s coast. There were daily skirmishes between Chinese and Vietnamese coast guard vessels, which led to anti-Chinese riots in Vietnam that left four Chinese citizens dead and damaged foreign-owned factories.
Ms. Hien, who now runs a guesthouse and welcomes Chinese clients, says she still lives with the memories of her teenage terror. After her mother was killed, soldiers found an older woman to look after her, and then told the two lost souls to shelter with others in a limestone cave.
“But several hundred people had been killed in there,” she said. “I saw a woman with her legs cut off, lying on the ground. You could tell from her eyes she was still alive and wanted help, but there was nothing we could do. I will never forget it.”
Cuộc chiến tàn bạo năm 1979 vẫn phủ bóng lên mối quan hệ Việt- Trung.
-----------------------------------------------------
Dịch theo JANE PERLEZ, 05/07/2014 trên tờ New York Times
-----------------------------------------------------
New York Times
Tác giả: JANE PERLEZ
5-7-2014
Hà Thị Hiền đi dọc đường ray xe lửa ở Lạng Sơn, nơi nối liền giữa Hà Nội và Bắc Kinh
LẠNG SƠN, Việt Nam – Chị mới 14 tuổi khi hỏa lực pháo binh Trung Quốc giã liên tục lên những ngọn đồi xung quanh nhà của chị ở miền Bắc Việt Nam, và hàng trăm ngàn lính Trung Quốc tràn qua biên giới. Chị nhớ lại cảnh chạy loạn cuống cuồng cùng cha mẹ của mình xuyên qua những cây đào, mái tóc dài ngang lưng xõa bay khi họ chạy trốn những kẻ xâm lược. Thật không may, họ chạy thẳng về phía quân thù.
Mẹ chị bị bắn chết trước mặt chị; liền phút sau, cha chị đã bị thương. “Tôi kinh hoàng. Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ sống sót. Đạn bay loạn xung quanh. Tôi có thể nghe thấy và ngửi thấy tiếng súng, “Hà Thị Hiền, bây giờ 49 tuổi, dùng tay miêu tả những viên đạn đã bay gần xung quanh đầu chị đến mức nào vào ngày đầu tiên của cuộc chiến tàn bạo ngắn ngủi.
Cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979 kéo dài chưa đầy một tháng. Nhưng cuộc chiến thật hung tàn tới mức di sản của nó hôm nay vẫn thấm đẫm vào mối quan hệ chua chát hiện nay giữa hai nước Cộng Sản mà giờ đây đang đối đầu trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Cả hai bên sau đó đều tuyên bố chiến thắng, mặc dù không bên nào chiếm ưu thế, và cả hai quân đội đều chịu tổn thất khủng khiếp.
Nếu một cuộc chiến nữa nổ ra bởi tranh chấp lãnh thổ quanh giàn khoan dầu của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển của Việt Nam ở Biển Đông, thì Trung Quốc, với lực lượng hải quân ngày càng hiện đại hóa của nó, có khả năng sẽ giành chiến thắng, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự . Vì vậy, trong một tình huống phần nào giống việc Mexico nằm sát Hoa Kỳ, Việt Nam phải thực hiện nghệ thuật sống cùng với một quốc gia quyền lực, một kỹ năng mà Việt Nam đã thực hành qua hàng ngàn năm liên tục bị xâm lược, đô hộ và hàng chục cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Ngôi mộ của mẹ chị Hiền, đã bị quân Trung Quốc bắn chết ngày 17-2-1979, trong khi cha chị bị thương
Nhưng đối đầu với một Trung Quốc, ngày nay giàu có hơn nhiều, quân đội mạnh mẽ hơn và đầy tham vọng hơn bất cứ thời điểm nào mà hai nước đã từng đối mặt nhau trong kỷ nguyên hiện đại, việc làm thế nào để chọc tức Bắc Kinh vừa đủ, khi nào cần giảm áp lực, và làm thế nào để sử dụng nhân tố Hoa Kỳ đang trở nên phức tạp hơn .
Trong tình trạng căng thẳng hiện nay, những tình cảm chống Trung Quốc của người Việt Nam dường như đã đi trước dự trù của Bộ Chính trị, hiện đang trị vì đất nước.
“Toàn dân Việt muốn được thoát khỏi tầm tay của Trung Quốc”, ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hiệp hội Văn học Hà Nội, một trong những người phản đối các giàn khoan dầu ở bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cho biết. “Nhưng người dân Việt Nam đang tự hỏi chiến lược của chính phủ là gì, và tự hỏi liệu chính phủ có thực sự chống lại Trung Quốc hay là đang thỏa hiệp.”
Trong năm 2012, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Leon E. Panetta đã đến thăm vịnh Cam Ranh, một căn cứ lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nhưng cho đến nay quân đội Việt Nam, vẫn còn lưu tâm đến chiến tranh và những năm tháng duy trì quan hệ đối kháng giữa hai nước sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, vẫn giữ khoảng cách với Mỹ.
Một phần của xa cách là kết quả của một điều luật của Mỹ cấm bán vũ khí cho Việt Nam, một di tích của chiến tranh Việt Nam. Nhưng Washington đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong quá trình dỡ bỏ lệnh cấm, và dự kiến mới đại sứ Hoa Kỳ đến Việt Nam, Ted Osius, người đang chờ xác nhận của Thượng viện, cho biết trong phiên điều trần tháng trước rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận cần được xem xét.
Cho tới thời điểm này, Việt Nam mua vũ khí chủ yếu từ Nga, Israel và Ấn Độ. Việt Nam đã nhận hai tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, và đã đặt đơn hàng cho bốn chiếc nữa. Nhật Bản đã cam kết cung cấp một số tàu bảo vệ bờ biển. Trong một động thái nhằm khuyến khích Việt Nam chấp nhận sự thân cận với Washington hơn, Ngoại trưởng John Kerry công bố 18 triệu đôla viện trợ không gồm vũ khí cho an ninh hàng hải của Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Mười Hai năm ngoái.
“Việt Nam không mong đợi, hoặc muốn, sự can thiệp của Hoa Kỳ”, ông Đặng Đình Quý, hiệu trưởng của Học viện Ngoại giao Việt Nam bày tỏ. “Chúng tôi không mong đợi sự giúp đỡ từ bất cứ ai,” ông nói. “Chúng tôi tin tưởng chúng tôi có thể tự làm điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục các chiến lược hiện tại , nỗ lực nhằm ngăn chặn một cuộc đụng độ, và nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng để tự đối phó với nó. Chúng tôi chào đón tất cả các bên ở Biển Đông như miễn là họ có thiện chí giữ gìn hòa bình, ổn định và trật tự pháp lý trong khu vực. “
Cuộc chiến năm 1979, theo lệnh của lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nhằm trừng phạt Việt Nam đã xâm lược Campuchia, diễn ra dọc đường biên giới giữa hai nước. Những ký ức còn hằn sâu không chỉ vì số người chết mà còn vì lính Trung Quốc đốt phá tan hoang các thị trấn và làng mạc khi rút chạy, phá hủy các trường học và bệnh viện, những thứ mà về sau lính Trung Quốc gọi là “ nụ hôn tạm biệt”.
Lạng Sơn, sau đó được xây dựng lại, và những tòa nhà cao tầng khiêm tốn được trang trí với đèn neon tạo cho cảm giác một địa điểm buôn bán thịnh vượng. Nhưng người dân ở đây vẫn còn nhớ tới con sông đầy những xác người, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, và đã mất biết bao lâu để thứ mùi khủng khiếp ấy phai nhạt. Tổng số người chết của cả hai bên được ước tính ít nhất 50 nghìn lính, cùng với mười ngàn thường dân Việt Nam.
Những người lính Trung Quốc được ra lệnh là phải thật tàn bạo và đã phải viện đến sự “điên cuồng của những cảm xúc cực đoan”, theo một cựu sĩ quan tình báo Trung Quốc, Xu Meihong, người di cư đến Hoa Kỳ và xuất hiện trong cuốn sách lịch sử chiến tranh, “Chiến lược quân sự của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương lần thứ ba” của Edward C. O’Dowd.
Quyết định của Trung Quốc tiêu diệt Lạng Sơn đã để lại dấu ấn vĩnh viễn đối với một học sinh trung học lúc đó, tên là Lương Văn Lang, hiện đang làm nhân viên bảo vệ.
“Trái tim tôi đầy hận thù, toàn bộ thành phố đã bị phá hủy, tất cả mọi thứ là đống đổ nát”, ông nói. Hai năm sau khi Trung Quốc rút đi, ông được chọn để đào tạo bắn tỉa trong lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương nhằm chống lại các cuộc tấn công lẻ tẻ của Trung Quốc còn tiếp diễn cho tới cuối những năm 1980.
“Tôi thường thức dậy lúc 2 giờ sáng,chọn vị trí trên một sườn núi cao, và tôi có thể thấy lính Trung Quốc đào đường hầm”, ông nói. “Đồi của họ thấp hơn so với chúng tôi, và đôi khi họ sẽ di chuyển cao hơn. Chúng tôi sẽ chờ đợi cho đến thời điểm khi họ di chuyển và khai hỏa. “Ông đã giết chết sáu lính Trung Quốc trong mười ngày, ông tự hào nói.
Để tưởng thưởng cho sự dũng cảm và độ chính xác của mình, ông Lang giành được ba huy chương mà ông cất giữ trong một hộp lót xa tanh.
Sau khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, chính phủ xóa bỏ tất cả các kỷ niệm chính thức của cuộc chiến năm 1979, một sự tương phản với vô số các đài tưởng niệm chiến tranh thời chống Pháp và Mỹ, mà trong đó Trung Quốc đã cung cấp những hỗ trợ quan trọng.
Khi quan hệ giữa hai đảng cộng sản anh em tan băng, kinh doanh qua biên giới phát triển mạnh mẽ và những ký ức đã bị lu mờ.
Những ký ức ấy lại nổi lên hai vài tháng trước đây với sự xuất hiện của các giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển của Việt Nam. Đã có những cuộc đụng độ hàng ngày giữa các tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và Việt Nam, dẫn đến cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại Việt Nam để lại bốn công dân Trung Quốc bị chết và làm hư hỏng các nhà máy nước ngoài.
Chị Hiền, hiện đang điều hành một nhà khách và đón chào khách hàng Trung Quốc, nói rằng chị vẫn sống với những ký ức kinh hoàng thời thơ ấu. Sau khi mẹ chị bị giết, những người lính tìm một người phụ nữ lớn tuổi để chăm sóc chị, và sau đó chỉ cho hai người phụ nữ đau thương ấy tới chỗ trú ẩn cùng với những ngườ sống sót khác trong một hang động đá vôi.
“Nhưng hàng trăm người đã bị giết chết “, chị nói. “Tôi thấy một người phụ nữ với đôi chân của cô bị đứt lìa, nằm trên mặt đất. Nhìn vào đôi mắt của cô, chúng tôi biết cô vẫn còn sống và muốn giúp đỡ, nhưng chúng tôi chẳng có thể làm gì cả. Chúng tôi chẳng có gì cả. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh ấy”.
No comments:
Post a Comment