TTO -
Ngày 28-3, tại cuộc tọa đàm về dự án bôxít, nhiều ý kiến chuyên gia cho
rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ
của phía Trung Quốc.
TS. Nguyễn Thành Sơn trình bày tại tọa đàm |
Tọa đàm do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức.
Theo TS. Nguyễn Thành Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự
án than Đồng bằng sông Hồng - TKV, qua đánh giá sơ bộ hiện nhà máy
alumin Tân Rai có khoảng 1.000 lao động. Điều này cho thấy trình độ tự
động hóa ở đây rất thấp.
Đội giá gói thầu tư vấn
Lý do, theo nguyên lý nhà máy alumina có công suất 630.000
tấn/năm và có mức độ tự động hóa thấp nhất cũng chỉ cần 3,15 triệu giờ
công/năm. Nếu thời gian làm việc 300 ngày/năm, 3 ca/ngày và 8 giờ/ca,
tổng nhu cầu lao động cần có mặt tối đa 438 người.
Trong khi đó, ở Tân Rai nhu cầu lao động lớn hơn nhiều lần,
chứng tỏ trình độ công nghệ của nhà thầu và mức độ cơ giới hóa, tự động
hóa của dự án rất thấp.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Thành Sơn, chủ đầu tư bị “sập bẫy”
đấu thầu giá rẻ. Theo Luật Đấu thầu của VN, ngay cả khi chọn thầu, chủ
đầu tư phải soạn thảo đầu bài, hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm
quyền phê duyệt.
Thường phải thuê tư vấn từ làm hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ. Nhưng Tân Rai và Nhân Cơ TKV tự làm hết.
Thông thường, các gói thầu tư vấn chỉ chiếm 5% tổng giá trị
gói thầu, tương đương khoảng 695 tỉ. Nhưng tháng 5-2014, phí tư vấn quản
lý dự án được TKV công bố lên tới gần 800 tỉ. Trong giải trình của TKV,
tại sao vốn đầu tư dự án Tân Rai tăng, có tăng chi phí quản lý dự án,
tư vấn.
“Điều này có nghĩa TKV tưởng làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng
lại không rẻ” - ông Sơn nói. Lý do đơn giản, ông Sơn nêu ở VN chưa có
đơn vị nào có kinh nghiệm làm nhà máy alumin cả.
Ngoài ra, theo ông Sơn, TKV mắc cả “bẫy của nhà thầu”. Về
nguyên tắc, hồ sơ mời thầu, bao giờ cũng nêu phạm vi khối lượng, giá trị
chất lượng công việc và tiến độ thực hiện, xác định các sai lệch...
Sản xuất đủ 660.000 tấn, lỗ 37,4 triệu USD.
Theo phụ lục trong Hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa
TKV và nhà thầu Chalieco ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, ông Sơn nêu
cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với
công bố của TKV.
Mà giá trị 20.000 tấn/năm nhân với suất đầu tư bình quân
khoảng 1.000 USD/tấn công suất thì mức thiệt hại của VN lên tới 20 triệu
USD. Doanh thu giảm hàng năm sẽ khoảng 5 triệu USD/năm.
Lấy 4 sai lệch chính, ông Sơn cho biết dự án Tân Rai “thiệt
hại” khoảng 343 triệu USD. Số tiền này, theo ông Sơn, đáng ra phải cộng
vào giá nhà thầu Chalico đưa ra để so sánh với nhà thầu khác.
Nên giá VN trả cho nhà thầu Trung Quốc có thể nói đã mua đắt
hơn giá trị thật 343 triệu USD. “TKV sập bẫy giá rẻ” - ông Sơn kết
luận.
Mới đây, TKV tự hào nêu dự án bôxít Tây Nguyên sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. Vậy 2015 dự án bôxít lỗ bao nhiêu?
Phân tích trên chính số liệu của TKV, ông Nguyễn Thành Sơn
nêu kế hoạch năm 2015 được TKV công bố cả Tân Rai và Nhân Cơ sẽ sản xuất
được 660.000 tấn, tổng doanh thu trên 4900 tỷ.
Như vậy giá bán sẽ khoảng 7,4 triệu đồng/tấn, tức 346
USD/tấn. Cứ cho chi phí từ 2013 không tăng, chỉ cộng thêm chi phí vận
tải, khấu hao thì giá thành phải là 8,6 triệu/tấn, tức khoảng 403
USD/tấn. Vậy lỗ 56,7 USD/tấn.
Nếu công suất đạt thấp hơn thì lỗ sẽ lớn hơn. Như vậy, tổng lỗ 2015 nếu sản xuất đủ 660.000 tấn sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD.
Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban Alumin, Tổng công ty
Khoáng sản VN thì cho rằng khi Trung Quốc bỏ thầu, giá rất thấp. Nhưng
sau khi bỏ thầu xong, VN chọn thì khi làm việc để ký EPC, giá hợp đồng
lại tăng lên.
Theo ông Đoàn Văn Kiển, nguyên Chủ tịch TKV lúc đó giải
thích thì phía Trung Quốc nêu giá bỏ thầu trên chưa tính đến thiết bị dự
phòng. “Đây mới là bẫy” - ông Ban nói.
C.V.KÌNH
No comments:
Post a Comment