Sunday, June 8, 2014

Amid Hacking Charges, China Retaliates Against US Businesses - Bị Buộc Tội Gián Điệp Mạng, Trung Quốc Trả Đũa Giới Kinh Doanh Mỹ


China has launched a series of actions in response to charges unsealed by the FBI and U.S. Department of Justice (DOJ) on May 19 against five officers in the Chinese military.

The Chinese regime is pushing its banks to remove IBM server computers and replace them with Chinese products. China’s state-run media began sharply criticizing network equipment manufacturer Cisco Systems. And on the same day, on May 27, the Chinese regime released a report accusing the United States of spying.

The charges by the United States send a message that China’s use of espionage for economic gain will not be tolerated.

China had two responses—one for the general public, and another for private industry.

For the public, they denied the charges and are trying to draw equivalence between U.S. spying for security purposes, and China’s spying for economic gain.

For private industry, the Chinese regime is sending warnings. It started by banning Microsoft’s Windows 8 from use in the Chinese government on May 20, then ordered state-run companies to cut ties with U.S. consulting firms on May 25. The ban on IBM and the smearing of Cisco followed soon after.

The message is simple: If you want to do business, keep quiet.

The recent actions are what U.S. companies feared. Initial reports on how the FBI and DOJ gathered evidence against China’s hackers show that many companies would not step forward, as they feared it would impact their business with China.

The approach being taken by the Chinese regime is the same as what it used against U.S. news media companies. In December 2013, Chinese authorities denied or delayed visas of 24 journalists from The New York Times and Bloomberg as retaliation against a string of investigative reports.

Chinese authorities took an extra step in pressuring Bloomberg, as officials began to cancel subscriptions to Bloomberg’s financial terminals.

Bloomberg’s decision was to cancel investigative articles about China—particularly one about senior Chinese officials getting jobs at foreign banks, and another about financial ties of top Chinese leaders. The reporter who made Bloomberg’s decisions public, Michael Forsythe, was placed on “unpaid leave.”

The recent steps the Chinese regime is taking against U.S. companies—whether intentionally or not—will cause psychological pressure to make them think twice about coming forward about attacks from China.

If the U.S. strategy is to “speak softly and carry a big stick,” the Chinese regime’s strategy is to “make threats and carry a big sack of money.”

A Play on Words

China is facing a crisis in its international image, not only in its disputes with the United States over economic espionage, but also with numerous disputes both internal and external.

The Chinese regime’s strategy for dealing with public pressure has typically been to point somewhere else—often the United States. Its common approach is to draw equivalence between its own shortcoming and the actions of others.

When China gets accused of torturing its own people, it compares it to use of waterboarding by the United States. When it is called out for its crackdown on Tibet and Xinjiang, it points to U.S. wars in Iraq and Afghanistan.

Now that China is being called out very openly for using espionage for economic theft, Chinese leaders are trying to draw equivalence with U.S. spying.

The approach is one that sounds reasonable until you look more carefully at the details.

With torture, waterboarding used by the United States is far different from the Chinese regime using political prisoners as living sources for organ transplants, raping women with electric batons, and using all sorts of other torture methods seemingly out of the Spanish Inquisition.

The U.S. wars to overthrow Saddam Hussein in Iraq and Taliban rule in Afghanistan are far different from Chinese authorities beating and killing unarmed Buddhist monks, or arresting and killing Chinese Muslims who at the very worse may own knives.

In the same light, U.S. spying on Chinese leaders and China’s state-run enterprises for security purposes is qualitatively different from China’s use of espionage for economic gain. Charges against China’s military hackers include stealing intellectual property from foreign businesses and passing intelligence to its state-owned businesses so they can outbid competition.

“Disinformation” is the technical term for the approach China is using to sway public opinion. It is a tactic deployed by the Soviets, often mixing truth, partial truths, and falsehoods to support a false conclusion.

Yet, China is in a funny spot. It was getting by just fine by leveraging public opinion against U.S. spying to deflect criticism. The new U.S. approach, however, seems poised to break this strategy.

 

Bị Buộc Tội Gián Điệp Mạng, Trung Quốc Trả Đũa Giới Kinh Doanh Mỹ




Mọi người đi qua gian hàng IBM tại hội chợ công nghệ CeBIT năm 2014 ngày 9/3, tại Hanover, Đức. Trung Quốc đang thúc giục các ngân hàng loại bỏ các máy chủ của IBM en.wikipedia.org

Trung Quốc bắt đầu một loạt hành động đáp trả những cáo buộc của FBI và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (DOJ) vào ngày 19 tháng 5 nhắm vào 5 sỹ quan của quân đội Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đang thúc giục các ngân hàng loại bỏ máy chủ, máy tính IBM  khỏi hệ thống và thay bằng các sản phẩm Trung Quốc. Còn truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu chỉ trích mạnh mẽ hãng thiết bị mạng Cisco System. Và cùng ngày 27 tháng 5, chính quyền Trung Quốc cho đăng bài tố cáo Mỹ có các hoạt động gián điệp.

Những cáo buộc của Mỹ cho thấy thông điệp rằng Trung Quốc không được tha thứ khi sử dụng tình báo kinh tế. Trung Quốc liền có 2 đáp trả – một dành cho công luận, và một dành cho ngành kinh doanh đặc thù. Với công luận, họ phủ nhận các cáo buộc và cố tạo cân bằng bằng cách chứng minh Mỹ cũng đang sử dụng gián điệp với mục đích an ninh, còn Trung Quốc sử dụng gián điệp cho kinh tế.

Với ngành kinh doanh đặc thù, chính quyền Trung Quốc đang gửi đi những lời cảnh báo. Họ bắt đầu cấm sử dụng Windows 8 của hãng Microsoft trong các cơ quan chính quyền từ ngày 20 tháng 5, sau đó ra lệnh cho các công ty nhà nước cắt đứt quan hệ với các hãng tư vấn Mỹ từ ngày 20 tháng 5. Lệnh cấm dùng máy IBM và bôi nhọ Cisco là các đáp trả tiếp theo. Thông điệp của Trung Quốc rất đơn giản: “nếu anh muốn kinh doanh thuận lợi, phải biết giữ mồm giữ miệng”.

Các hành động gần đây của Trung Quốc chính là điều các công ty Mỹ lo ngại. Các báo cáo ban đầu về cách FBI và DOJ thu thập chứng cứ tin tặc Trung Quốc cho thấy nhiều công ty sẽ không tiến xa hơn, vì họ sợ điều này ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc.

Cách tiếp cận đáp trả của chính quyền Trung Quốc giống như điều họ làm để chống lại các công ty truyền thông của Mỹ. Tháng 12 năm 2013, chính quyền Trung Quốc từ chối hoặc trì hoãn cấp thị thực cho 24 nhà báo của Thời báo New York và Bloomberg như là cách trả đũa các báo cáo điều tra.

Chính quyền Trung Quốc tiến thêm một bước nữa để gây áp lực cho Bloomberg, khi các quan chức bắt đầu hủy bỏ mua tin tức tài chính Bloomberg.

Bloomberg đã phải quyết định hủy bỏ các bài viết điều tra về Trung Quốc – đặc biệt một bài về các quan chức cao cấp Trung Quốc công tác trong các ngân hàng nước ngoài, và bài khác về các mối quan hệ tài chính của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Người phóng viên tiết lộ quyết định này của hãng, Michael Forsythe, bị rơi vào tình trạng “nghỉ không lương”.

Các hành động chống lại các công ty Mỹ của chính quyền Trung Quốc – cho dù cố ý hay không – sẽ gây ra áp lực tâm lý khiến các công ty Mỹ suy nghĩ lại về việc có nên tiếp tục đương đầu với Trung Quốc không.

Nếu chiến lược của Mỹ là “nói nhẹ và đánh thẳng tay” thì chiến lược của chính quyền Trung Quốc là “đe dọa và thu lợi” 

Hiệu ứng ngôn từ 

Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng hình ảnh trên trường quốc tế, không chỉ trong các tranh chấp với Mỹ về gián điệp kinh tế, mà còn nhiều mâu thuẫn đối ngoại, đối nội khác. Chiến lược được chính quyền tin dùng để đối phó với áp lực dư luận là chuyển hướng sang vấn đề khác – thường là Mỹ. Cách tiếp cận phổ biến này của họ nhằm cân bằng nhược điểm của mình và hành động của các bên.

Khi Trung Quốc bị tố cáo tra tấn người dân, họ liền so sánh việc này với việc Mỹ dùng tra tấn nước (waterboarding). Khi dư luận phê phán Trung Quốc trấn áp Tây Tạng và Tân Cương, họ chỉ trích Mỹ đã gây chiến tranh ở Irag và Afghanistan. Giờ đây Trung Quốc bị công khai nêu đích danh vì dùng gián điệp để lấy cắp thông tin kinh tế, thì các lãnh đạo Trung Quốc cố tạo thế cân bằng bằng các báo cáo về gián điệp Mỹ.

Cách tiếp cận này nghe có vẻ hợp lý, nhưng sẽ khác nếu bạn nhìn kỹ vào chi tiết. Với việc tra tấn, Mỹ sử dụng tra tấn nước khác xa so với chính quyền Trung Quốc dùng các tù nhân chính trị làm nguồn cung cấp cho ghép nội tạng sống, hãm hiếp phụ nữ bằng dùi cui điện, và dùng tất cả các cách tra tấn khác như thời Trung Cổ.

Mỹ tiến hành chiến tranh để lật độ Saddam Hussein ở Iraq và Taliban ở Afghanistan, khác xa so với chính quyền Trung Quốc đánh đập và giết hại những nhà sư Phật giáo tay không tấc sắt, hoặc bắt giữ và giết những người Hồi giáo ở Trung Quốc, những người cùng đường lắm mới cầm dao.

Tương tự vậy, Mỹ do thám các lãnh đạo Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vì mục đính an ninh, cũng khác xa so với việc Trung Quốc dùng tình báo kinh tế để thu lợi. Các cáo buộc tin tặc quân đội Trung Quốc bao gồm lấy cắp sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài và chuyển cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, qua đó họ cạnh tranh vượt trội hơn.

“Đánh lạc hướng” là thuật ngữ diễn tả cách tiếp cận của Trung Quốc vốn dùng để chuyển hướng dư luận. Đây là thủ thuật mà chính quyền Xô-viết đã từng dùng, thường trộn lẫn sự thật, một phần sự thật và sự dối trá để tạo ra một kết luận sai.

Nhưng, Trung Quốc có thể thành ra lố bịch. Họ kích động dư luận chống lại gián điệp Mỹ để làm lệch hướng chỉ trích. Dù vậy, Mỹ có cách tiếp cận mới, dường như sẵn sàng bẻ gẫy chiến lược này.

No comments:

Post a Comment