Blog Huỳnh Ngọc chênh
Sunday, June 22, 2014
NƯỚC MỸ CÓ THỂ MẤT BẤT CỨ
LÚC NÀO
Nguyễn Tường Thụy
Hôm đến thăm tòa soạn báo Người Việt ở California, một chị trong Ban biên tập
hỏi mình: “Cảm tưởng của anh từ khi sang Mỹ?”, mình trả lời luôn:
-Tôi có cảm giác như nước Mỹ mất bất cứ lúc nào.
Mọi người hoảng sợ và chờ mình giải thích. Không phải mình rủa cho thằng đế quốc này nó chết đi mà nói có cơ sở hẳn hoi nhé.
Nguy cơ của nước Mỹ bắt đầu ngay từ khâu tuyên truyền. Ai đời một quốc gia to tổ bố mà chỉ nhõn cái tên: Mỹ. Ít ra, phải có chữ mỹ miều nào đó đi kèm như “Nhân Dân” trong quốc hiệu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, “Dân chủ” trong Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên hoặc “Xã hội chủ nghĩa” trong Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ.
-Tôi có cảm giác như nước Mỹ mất bất cứ lúc nào.
Mọi người hoảng sợ và chờ mình giải thích. Không phải mình rủa cho thằng đế quốc này nó chết đi mà nói có cơ sở hẳn hoi nhé.
Nguy cơ của nước Mỹ bắt đầu ngay từ khâu tuyên truyền. Ai đời một quốc gia to tổ bố mà chỉ nhõn cái tên: Mỹ. Ít ra, phải có chữ mỹ miều nào đó đi kèm như “Nhân Dân” trong quốc hiệu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, “Dân chủ” trong Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên hoặc “Xã hội chủ nghĩa” trong Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ.
Không có những chữ ấy đã đành, còn không có cả mục tiêu, kiểu như hướng tới
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nữa. Sợ à? Thì cứ hô
lên, thiên hạ không tin thì cũng có vài thằng tin. Vài thằng còn hơn không. Cứ
nói đại, còn dân không giàu, nước không mạnh, cũng chẳng có độc lập, không có tự
do hạnh phúc thì đã chết ai. Hình như Mỹ chẳng thuộc câu: “điều gì không đúng,
nói mãi rồi người ta cũng tin”
Ở các đường phố Mỹ, người ta không biết trương lên các biểu ngữ như “Nước Mỹ
muôn năm”, “đảng (đảng gì nhỉ, hi hi) quang vinh muôn năm” hay “Tổng thống
Washington sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Cờ Mỹ chỉ treo ở công sở,
cấm có mang phơi bày ra giữa các dải phân cách trên đường giao thông để nhắc
nhở đây là nước Mỹ bao giờ.
Thời gian mình ở Mỹ, cả 3 buổi sáng, chiều, tối, không làm việc thì giao tiếp
nên thường xuyên long nhong trên đường. Mặc dù trước khi sang đây mình ra sức
hình dung nhưng không tránh khỏi những điều lạ, nó chẳng giống như môi trường
quen thuộc mình đã sống. Vì thế, mình càng lo cho nước Mỹ.
Đất nước gì mà ngay cả thủ đô cũng chẳng trông thấy mống cảnh sát nào, cứ như
là một vùng đất hoang không có ai quản lý vậy. Lúc anh lái xe chở mình từ sân
bay về chỗ ở, chỉ thấy xe hơi là xe hơi. Dân cứ thế lái, chẳng có ai chỉ đường,
phân luồng hay giám sát giao thông. Mình căng mắt ra nhìn vào lề đường với hy
vọng túm được chú cảnh sát nào đó đang núp lùm. Nhưng hỡi ôi, cây thì nhiều
nhưng toàn là cây thưa lá, thì núp ở đâu. Nhưng mãi rồi cũng thấy có một chỗ
khuất. Mình nhắc anh lái xe:
-Chầm chậm thôi anh, coi chừng lùm cây, chú ý cảnh sát…
Anh quay sang mình 1 giây như không hiểu gì rồi lại chăm chú vào tay lái.
Mãi rồi quen. Đúng là ở Mỹ, họ không cho cảnh sát đứng đường thật. Mà không cho
đứng đường thì làm gì có thu nhập thêm. Không có thu nhập thêm thì làm sao
khuyến khích được sự tận tụy của nhân viên cộng lực. Cảnh sát sẽ sinh ra trễ
nải với công việc thì bảo vệ chế độ làm sao. Lẽ ra phải có chính sách kích
thích họ sao cho ngày nghỉ cũng tranh nhau đi làm nhiệm vụ, lăm le trực thay
đồng nghiệp khi đồng nghiệp mới chỉ nhức đầu, sổ mũi. Chiến sĩ không có thu
nhập thêm thì lấy chi cống nạp, sếp tiêu bằng cái gì ngoài lương, chỉ đạo cấp
dưới phá án làm sao mà sáng suốt được. Ở Việt Nam, ấy chết, nói nhầm, ở nước
khác á, điều một cảnh sát ra đứng đường sếp thu ít ra cũng dăm nghìn đô. Tiêu
hết, sếp lại “luân chuyển cán bộ”, thu thêm. Mới biết Mỹ to xác nên ngờ nghệch,
làm sao nghĩ ra được những cái mẹo ấy.
Cảnh sát đã vậy còn tình hình dân phòng cũng không khá hơn. Vào các khu thương
mại và ở cả những chỗ hàng quán quây ra vỉa hè nữa, chẳng thấy dân phòng vung
vẩy dùi cui đuổi chợ. Mà lực lượng này cần gì phải trả lương vì nó tự trang
trải được. Nó đói thì bắt trứng lộn, trái cây mà ăn, khát thì bắt cô ca, pep si
mà uống, no rồi thì chia nhau mang về cho vợ tuồn sang chợ khác. Hôm nào dân sợ
quá, không dám bày hàng ra, không thu được gì thì cũng giải quyết được khâu
oai, tăng cường nỗi sợ hãi từ dân đối với chính phủ. Không nuôi dưỡng lực lượng
này, nếu có biến xảy ra thì huy động sao đây. Cái đám lúc nhúc ấy, nếu sử dụng
vào việc dẹp biểu tình, giải tán đám đông, cưỡng chế đất cũng được việc đáo để
chứ.
Mình nhập cảnh vào Mỹ cũng chẳng ai thèm để ý. Ít ra, mình cũng từ nước cộng
sản sang nước đế quốc. Cộng sản với đế quốc là kẻ thù của nhau, một mất một
còn. Mặc dù kiểm tra an ninh rất kỹ, không phát hiện ra vũ khí, vật dụng kim
loại nhưng làm sao biết đầu óc mình đang nghĩ gì. Lẽ ra, ngay từ sân bay, họ
phải cho người theo dõi xem thằng cha Việt cộng ấy hành tung ra sao, ẩn náu ở
đâu, móc nối cấu kết với thế lực thù địch nào chứ.
Hai ngày đầu tiên, mình được bố trí ở một nhà ngoại thành. Chủ nhà giành cho
mình một phòng riêng, đầy đủ tiện nghi. Mỗi lần ra khỏi phòng, mình chỉ khư khư
tấm hộ chiếu như lá bùa hộ mệnh, lại còn kẹp sẵn hai tờ 20 đô la vào nữa, phòng
khi công an hay tổ trưởng dân phố đến hỏi thì nhanh nhảu trình ngay để gây
thiện cảm.
Chiều tối, mọi người đến chơi đông lắm. Nhưng mình miệng vẫn nói chuyện còn
lòng dạ thì không yên. Nhớ hôm nhà mình tụ tập đông người, nhờ có “tai mắt của
nhân dân” mà bọn chúng biết Thúy Nga đang ở đây nên mới mai phục đánh cho mẹ
con Nga một trận khi mới ra khỏi nhà mình chừng dăm phút. Nghĩ thế, thỉnh
thoảng mình ra ngoài nhìn quanh xem có thấy hàng xóm rình rập gì không. Khách
đến chơi, ô tô để đầy phía trước tức là rất bất thường sao lại không có người
rình cơ chứ. Phát hiện thấy một phần tử người nước ngoài, lại thuộc quốc gia
cộng sản đang ẩn náu ở đây mà trình báo, nếu không được thưởng thì cũng tăng
thêm uy tín với chính quyền. Nơi mình sống, nhà nào có người làm cán bộ chính quyền,
công an, hay dân phòng thì tự hào và yên tâm lắm, khối người nhờ vả. Nếu không
có thì tìm cách quen thân. Nhà mình không thân được ai nên đành chịu.
Cuối cùng, mình lén chốt chặt cửa lại nhưng thỉnh thoảng vẫn đánh mắt ra phía
ngoài, chỉ sợ công an đến kiểm tra đột xuất. Nghĩ lại hôm 25/9/2013 công an phá
cửa nhà mình xông vào bắt Phương Uyên rồi bắt luôn cả 9 người khác mà kinh hãi
đến tận bây giờ. Nhỡ ra công an Mỹ lấy lý do kiểm tra hộ khẩu, xông vào bắt
mình nện cho một trận rồi tống lên máy bay áp giải về Việt Nam thì hỏng hết
việc, chưa ra trận mà đã thành tù binh.
Khách đã về hết, chỉ còn mình với chủ nhà. Lúc này đã 10 giờ nhưng không thấy
anh có vẻ gì lo đến việc khai báo lưu trú. Định nhắc, lại sợ anh cho mình là
nhà quê. Đành gợi ý khéo bằng cách tỏ ra rằng mình có thể là đối tượng cảnh sát
quan tâm để anh đừng quên việc trình báo, mình bảo:
-Ngày xưa tôi có 5 năm ở chiến trường…
Có vẻ như anh chẳng để ý gì, mình tỏ ra nguy hiểm hơn:
-Tôi ra trận, đánh nhau hăng lắm, cũng được mấy danh hiệu dũng sĩ.
Nhưng anh chỉ bảo:
-Từ chiều đến giờ, mải nói chuyện, anh chưa ăn, tôi làm cái gì cho anh ăn nhé.
Mãi rồi mình cũng biết, ở đây không có qui định khai báo tạm trú lưu trú gì ráo
trọi. Tóm lại, hộ chiếu của mình chỉ phải chìa ra mấy lần khi xuất, nhập cảnh,
ngoài ra chẳng ma nào thèm hỏi đến. Quản lý lỏng lẻo thế này, làm sao tránh
khỏi thế lực thù địch trà trộn vào dân phá hoại cơ chứ.
Tuy vậy cái dở nhất của nước Mỹ là làm cho dân nhờn. Quốc hội gì mà ai ra vào
tùy thích, sao tránh khỏi mất thiêng. Lại còn rồng rắn mang theo mỗi người cốc
cà phê hay nước uống vào Quốc hội nữa chứ. Đi cũng uống, ngồi cũng uống, mỏi
tay thì để cả lên bàn toàn tài liệu, chẳng ra cái vẻ uy nghiêm của cơ quan
quyền lực cao nhất nước gì cả. Không có hàng rào cảnh sát gườm gườm, đầy sát
khí mỗi khi thấy ai có vẻ dân thường mon men đến gần. Mình ra vào nhà Quốc Hội
mấy lần, chỉ họ thấy kiếm tra xem những thứ mang theo có gì có thể gây ra nguy
hiểm thôi chứ hoàn toàn không kiểm tra giấy tờ xem là ai, quan hay dân thường,
có ai là đối tượng theo dõi không, chủ quan đến thế là cùng.
Hôm đầu, mình cứ nem nép đi theo mấy cháu, thấy chúng nó vào đâu, mình mới dám
vào. Sau quen dần, mình xông khắp nơi, vào cả phòng tổng thống cầu nguyện, đứng
ở nơi tổng thống tuyên thệ nhậm chức chụp ảnh, chụp chán rồi nằm khèo lên đi
văng hóng cái không khí thoáng đãng, chẳng thấy ai thèm nhắc nhở
Buổi điều trần ở quốc hội, khi một ông nghị phát biểu, mình thấy bà Sanchez
đứng nép sang một bên vui vẻ chờ đến lượt mình. Nghe nói bà có nhiều người giúp
việc, thế mà không có đứa nào chạy đi bê ghế xun xoe đặt vào mông bà. Nếu ở
ngoài trời chắc cũng chẳng đứa nào chịu cầm ô che. Hình như đám giúp việc chẳng
hãi bà tí nào, chẳng sợ bà đuổi việc hay sao ấy.
À, còn ở Hollywood, dân chúng nặn cả tượng tổng thống đương nhiệm bằng sáp mới
táo tợn chứ. Obama đứng, cười nhăn nhở, chìa tay ra cho ai muốn bắt thì bắt.
Nhạo báng lãnh tụ đến thế là cùng, hỏi sao dân không nhờn. Mình bắt tay chụp
hình xong, xoa đầu gã một cái để thử phản ứng nhưng không thấy cảnh sát nào
chạy đến xốc nách dong đi.
Tóm lại, ở Mỹ, hệ thống chuyên chính vô sản, à quên, chuyên chính… tư sản tê
liệt, không thấy hoạt động, quan và dân đều như nhau, thậm chí quan còn khổ
hơn. Đó là điểm yếu chết người của Mỹ. Nếu không biết làm cho dân sợ thì sao
tránh khỏi chuyện biểu tình không theo định hướng, rồi cứ đà này, dần dần dân
chúng nó lật nhào chế độ lúc nào không biết ấy chứ.
21/6/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Nhân bài viết của blogger Việt Cộng Nguyễn
Tường Thụy cảnh báo về nguy cơ mất nước của đế quốc Hoa Kỳ, xin chia sẻ một bài
cảnh báo tương tự của một blogger Trung Cộng:
HOA KỲ - MỘT QUỐC GIA NGU NGỐC VÀ LẠC HẬU
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật
đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây
đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại ! Tôi đã từng ôm
giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất
đáng thất vọng !
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ
chậm phát triển !
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng,
công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp
tất phải có nhiều ống khói,nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng
của sự công nghiệp hóa ! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không có một cái ống
khói nào ! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa
thôi !
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong
sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông !
Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì
nữa ! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả !
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế ! Bạn
biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng
mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào ! Thế là mất toi cả núi
vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu
phí nhỉ ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra
Đại Tây Dương ấy chứ !
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh
lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng,
không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có
đầu óc kinh tế tí tẹo nào !
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai
lắm.Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn
rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng
gỗ và vài thứ vật liệu khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn
được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại
bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ !
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và
khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý
giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô
la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa ! Người Mỹ
cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không ? Thế đấy
!
Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi
Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi - còn bây giờ lối cư xử
đó quá ư lạc hậu. ( Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như
một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống “ đạo đức giả
”nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng
trần trụi, đó mới là hiện đại chứ ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta
hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta
cả !
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt
thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe
đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi
lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này
có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử
lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy !
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú
rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại
thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này
để kiếm bộn tiền ! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí
còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá
sơ khai !
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng !
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề
ngoài , họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn, là
một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn
bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ
về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có
phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm !
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không
bao giờ ghi hai chữ PhD. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết
cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy
nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng
bộ lệ đây !
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường
như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị
giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng
Thống Mỹ cơ đấy ! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công
dân hạng nhất của Mỹ là vậy !
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa
gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành
ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch,
bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em
không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh
Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước
hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách , sau đó mới
tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư ? Một quan
niệm nghe mới cổ hủ làm sao !
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi
có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ
kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn
sử dụng …ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc …Tôi chả hiểu
tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc … mà lẽ ra nên
tách rời lợi nhuận với trách nhiệm !
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà ! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ ? … chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà ! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác , rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi !
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà ! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ ? … chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà ! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác , rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi !
9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao
!
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự
ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ . Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài
truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này : Hóa ra
Trung Quốc cũng có báo chí à ? Nghe mà bực !
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ
Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ . Báo
của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công
chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “ chưởi ” cả tổng thống
nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ !
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ !
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị
nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại
lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo : Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Thật là buồn cười quá đi : Nếu Chúa phù hộ
nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này ? Cầu
Chúa có ich lợi gì chứ ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ
trưởng !
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ !
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian .
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều
ngoan ngoản đứng vào hàng chờ đợi … Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn
biết đấy - khôn hơn nhiều !
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có
kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mõi
khi đứng chờ ! Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn
tuyệt hơn nữa.
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết
đến những điều hay ho đó cơ chứ !
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn
bán hết sức vô lý : bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí
cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò
hét quát tháo nhau ra trò chứ !
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn ! Tôi nói điều này bởi
có tới 95 % nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là :
chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ ?
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy
không biết !
Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95 % tài xế
không dám vượt đèn đỏ !'
Và mặc dầu 99 % dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách
lái xe của họ thật lạ : bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe
tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa,
làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ !
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc .
Có tới 95 % nhân viên không nghĩ tới việc
phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để
chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm
sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không ? Hãy xem,
người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh
đạo !
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào !
99% người Mỹ đi học, đi làm , thăng quan tiến
chức, mà không hề biết sự cần thiết của “ phong bì ” để có thể mở ra một cánh
cửa ..sau !
Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ
------------
NGUYÊN TÁC
NGUYÊN TÁC
[ 'Foolish and Backward Nation': A
Self-Effacing Chinese Satire of America
On the eve of U.S. Secretary of State Hillary
Clinton's diplomatic visit to the Middle Kingdom, a tongue-in-cheek critique of
Americans has gone viral on Sina Weibo, China's Twitter, with over 44,000
retweets and 5,400 comments. This piece, of uncertain author and origin,
laughingly criticizes Americans as foolish, primitive, and naive. Lest American
readers be offended, it soon becomes apparent that the essay is in fact a
sharp, backhanded critique of China.Tea Leaf Nation has translated the juiciest
parts (which happen to constitute most of the essay). Please enjoy. ]
Don't Go to the U.S., A Foolish and Backward
Nation
I've already been in the U.S. for a long
time. I regret that choice. We've been [fooled] by Western media the whole
time, making us think that the U.S. is a modernized country. Harboring hopes of
studying American modern science in order to serve my motherland, I moved
heaven and earth in order to make it over to this "superpower." But
the result has been very disappointing!
(1) The U.S. is actually a giant, undeveloped
farming village. In middle school, teachers teach students that the more
developed industry gets, the greater harm the natural environment suffers. For
example, in an industrial city you should find chimneys everywhere, large
factories everywhere, dust everywhere. That's the symbol of industrialization!
But the U.S.? You hardly ever see chimneys, occasionally you'll see a few small
ones but they're just decorations for houses. Instead there are clear rivers
and lakes everywhere, and there aren't even paper factories or steel smelters
by the riverbanks. The clean and fresh air is a symbol of primitive society.
There's not even a trace of industrialization!
(2) Americans don't understand economics.
Highways extend in all directions, seemingly reaching every village, but there
are hardly any toll stations! What a tremendous waste of a gigantic business
opportunity! I can barely keep myself from grabbing some cement and building a
few toll stations; within one month I'll definitely make enough money to buy a
house with a view of the Atlantic Ocean. Also, by the side of the highway you
can see quiet and undeveloped lakes. The government allows waterbirds to freely
settle and poop wherever they want, neglecting even to open a scenic garden
with a lake view in order to make some serious money. It's clear Americans have
no head for economics.
(3) American construction is too primitive.
Besides [what you find in] a small number of large cities, there are no big
cement and concrete skyscrapers. ... I can scarcely believe that the U.S.
seemingly has no concrete buildings. They're all mostly made of wood and some
other strange materials. Using primitive wood to build houses-it's like these
foreigners' architecture hasn't moved beyond pre-Qing Dynasty times. That's
feudal times!
(4) Americans' thinking is naive and
backwards. As soon as I got to the U.S., I found [renting] a luggage cart cost
three U.S. dollars. I didn't have change, an American saw that I had a lot of
luggage, so they paid the three bucks for me and brought me a cart. [Americans]
also always open doors for me and ask me if I need help. In my country, we
already had the Lei Feng period in the '50s and '60s, now we think that stuff
is so backwards! [Lei Feng was a young man that the Mao-era Communist
government widely touted as an example of selfless virtue.] Back then, people
were very hypocritical, but now we're not that way. We do things nakedly; now
that's modernization! So Americans' thinking is behind ours by several decades,
and there are no signs they will be able to catch up.
(5) Americans don't understand [how to eat]
game. One night, I was driving with my classmates to another city and several
Sika deers suddenly bounded out. My classmate immediately braked and swerved in
order to avoid an accident. Apparently this sort of thing happens often, as a
collision with one deer is enough to total a car. The U.S. government doesn't
know how to manage this. ... Americans really don't understand how to eat game,
they don't even have game restaurants, much less a taste for delicious wild
animals-killing a deer and selling the antlers can make a lot of money!
Americans live with those wild animals every day, even taking measures to
protect wild animals. That's a really primitive society.
(6) Americans don't understand self respect.
Professors at American universities have no presence (架子); they don't have the air of distinguished
scholars at all. It's said that Professor D___ is a famous professor of
psychology, but during class breaks he eats cookies in his office with his
students, talks about the movie "21″ and [Chinese actress] Ziyi Zhang. He
doesn't have any of the majesty of scholarship, I was really disappointed.
Also, post doctoral students never put "Ph.D" on their name cards.
They don't even understand how to show off their status. People taught by
professors like this won't even understand how to posture if they become
government officials. ... It seems Chinese public servants really know how to
get peoples' respect; even the boss in a minor office in my motherland is more
imposing than the American President. No wonder they say a first-class citizen
in China becomes a third-class citizen in the U.S.
(7) American elementary school students don't
have lofty ideals. From the start, elementary school students don't have any
intention of becoming officials. ... There are none of the class presidents,
class secretaries, or the committees I had when I was young. After class, it's
as if they have no homework. There's no way you can even mention it in the same
breath with Chinese primary school students's homework. Schools place too much
emphasis on a moral upbringing, making little kids focus on becoming qualified
citizens first, getting to the long-term ideals later. Becoming a qualified
citizen? What a corny concept.
.(8) Americans cause a big ruckus every time
they see a little illness. First, they make an appointment with the doctor, and
afterwards the doctor gives a prescription. Some people have to consult a
qualified pharmacist. When they buy medicine, they have to go to the
supermarket to get it themselves. It's not as fast as it is with us ... I don't
understand why Americans separate seeing the doctor and buying medicine ...
instead separating benefit from responsibility. It's clear American hospitals
have no concept of how to make money! Why tell the patients the name of the
medicine? ... They could monopolize the sales of medicine and raise prices 8 or
10 times. There are so many good business [opportunities] they're not
[pursuing], obviously the capitalist market economy is dead!
(9) American public opinion is nuts.
Sometimes I completely lose patience with their ignorance and foolishness. For
example, when they learned that China has television stations and newspapers,
they actually ignorantly ask me, "China has a newspaper?!" That's
really outrageous; we not only have Chinese-language newspapers, they are
meticulously produced by our Ministry of Propaganda; looking at our newspapers
is like listening to a hymn, it's nothing like American newspapers with their
messy public opinions, even daring to insult the U.S. President by name...[in
China] we don't publicize the leaders' scandals; after that, who would want to
be a leader? ...
(10) Americans are spiritually empty. What I
can't stand is: The majority of Americans say grace before each meal, and
naively say "God bless America." Ridiculous; if God blessed America,
how did America get this backwards, this primitive, how did Americans get so
simple and primitive? What's the use of praising God? It would be more practical
to spend that time praising your boss! That's the modern way! ...
(11) Americans do not have a concept of time.
No matter what, they always wait in line. ... We Chinese are smarter, you see.
No matter how crowded it gets, we still have the skill to stuff ourselves in
somewhere, this saves a lot of time and you can avoid getting tired from
standing! If someone you know opens a backdoor, that saves even more time. The
old Americans just don't get this.
(12) American stores make no sense: You can
return something weeks after buying it without even giving a reason. How is it
that you let me return the goods without even arguing with me for a little
while? ...
(13) The U.S. isn't safe. 95% of homes have
forgotten to install anti-theft nets/doors/windows; another strange thing is,
where'd all the pickpockets go?
(14) Americans are wimps. 95% of drivers
don't even dare to run red lights...although 99% of American adults have a car,
their driving method is very strange: There are many cars on the road, but you
can't hear any horns, the streets are so quiet it's as if they're not streets,
there's none of the energy of a major province-level [Chinese] city.
(15) Americans lack emotion. 95% of employees
don't think their superiors' weddings have anything to do with them, so they
never find an excuse to care about their leaders; in China, do the masses ever
miss a chance to care about their leaders? Put another way, who in China
doesn't dare to? Look how much feeling we've got.
(16) Americans aren't sensible. 99% of
Americans go through school, get jobs, get promoted, and get an operation
without understanding the need to give "hong bao" [red envelopes full
of cash] to open a back door. ...
No comments:
Post a Comment