20.06.2014
Phúc trình Khuynh hướng Toàn cầu hàng năm của cơ quan tị nạn Liên hiệp
quốc cho biết có hơn 50 triệu người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do
chiến tranh vào cuối năm ngoái, một con số cao nhất kể từ Thế chiến Thứ
hai. Thông tín viên Lisa Schlein tại trụ sở Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc
ở Geneva, nơi phúc trình được công bố, ghi nhận chi tiết trong bài
tường trình cho đài VOA.
Vào lúc thế giới kỷ niệm Ngày Người tị nạn Thế giới, những con số choáng váng này không có gì đáng hoan nghênh. Trong số 50 triệu người bị buộc phải sơ tán, phúc trình nhận thấy có 16,7 triệu người là người tị nạn và con số cao gấp đôi tức là 33,3 triệu người là những người phải sơ tán trong chính nước họ.
Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói con số gia tăng này là hậu quả của những cuộc khủng hoảng mới. Oâng nói cảnh tượng đáng báo động khi chứng kiến hàng triệu người bị buộc phải lánh nạn để thoát thân xác nhận sự bất lực của các quốc gia trong việc giải quyết hay ngăn ngừa chiến tranh.
“Tất cả những vụ xung đột này không những tạo ra một tình hình nhân đạo bi thảm, mà còn phản ánh một mối đe dọa lớn cho hòa bình và an ninh thế giới hiện nay- một mối đe dọa được cảm nhận ở mọi nơi. Do đó đoàn kết với những người tị nạn hiện nay không chỉ là một vấn đề hào phóng, mà như tôi thường nói, đúng ra là một vấn đề lợi ích của mỗi cá nhân.”
Vào lúc thế giới kỷ niệm Ngày Người tị nạn Thế giới, những con số choáng váng này không có gì đáng hoan nghênh. Trong số 50 triệu người bị buộc phải sơ tán, phúc trình nhận thấy có 16,7 triệu người là người tị nạn và con số cao gấp đôi tức là 33,3 triệu người là những người phải sơ tán trong chính nước họ.
Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói con số gia tăng này là hậu quả của những cuộc khủng hoảng mới. Oâng nói cảnh tượng đáng báo động khi chứng kiến hàng triệu người bị buộc phải lánh nạn để thoát thân xác nhận sự bất lực của các quốc gia trong việc giải quyết hay ngăn ngừa chiến tranh.
“Tất cả những vụ xung đột này không những tạo ra một tình hình nhân đạo bi thảm, mà còn phản ánh một mối đe dọa lớn cho hòa bình và an ninh thế giới hiện nay- một mối đe dọa được cảm nhận ở mọi nơi. Do đó đoàn kết với những người tị nạn hiện nay không chỉ là một vấn đề hào phóng, mà như tôi thường nói, đúng ra là một vấn đề lợi ích của mỗi cá nhân.”
Sự gia tăng ồ ạt về tình trạng thất tán trong năm ngoái chủ yếu là do cuộc chiến tranh Syria, với 2,5 triệu người tị nạn Syria và 6, 5 triệu người phải sơ tán ngay trong nước.
Phúc trình nhận thấy sự gia tăng ồ ạt về tình trạng thất tán trong năm
ngoái chủ yếu là do cuộc chiến tranh Syria, với 2,5 triệu người tị nạn
Syria và 6, 5 triệu người phải sơ tán trong nước.
Phúc trình cũng cho biết là việc di tản mới xảy ra tại châu Phi, nhất là tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Nhìn chung, con số người tị nạn lớn nhất được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc chăm sóc là những người Afghanistan, người Syria và người Somalia. Những người này chiếm hơn một nửa số người tị nạn toàn cầu.
Liên hiệp quốc ghi nhận là 50% những người bị thất tán trên toàn cầu là trẻ em. Phúc trình cho biết có hơn một triệu người xin tị nạn chính trị trong năm 2013, hầu hết tại các nước đang phát triển. Con số này gồm con số kỷ lục 25.300 trẻ em bị tách rời khỏi cha mẹ hay không có người đi kèm.
Mặc dầu đa số các trường hợp xin tị nạn chính trị được thực hiện tại phương Tây, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc Guterres nói quan niệm cho rằng tất cả những người tị nạn đi sang các nước giàu có ở miền bắc để tìm một đời sống tốt đẹp hơn chứ không phải để được bảo vệ là sai lầm.
“Sự thật là 86% những người tị nạn trên thế giới sống tại thế giới đang phát triển. Và đây là tỉ lệ phần trăm cao nhất kể từ đầu thế kỷ này, so với 70% cách đây chỉ 10 năm. Do đó khuynh hướng trên thế giới không phải chỉ là càng ngày càng có thêm người tị nạn, nhưng càng ngày càng có thêm người tị nạn cư ngụ tại thế giới đang phát triển.”
Trong khi cuộc khủng hoảng về sơ tán bắt buộc tiếp tục leo thang, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nói khả năng tìm những giải pháp dài hạn cho những người này tàn lụi dần. Liên Hiệp Quốc nói năm ngoái cơ quan này chỉ thành công trong việc giúp khoảng 414.600 người tị nạn tự nguyện hồi hương – đó là con số tiêu biểu cho mức thấp hàng thứ tư về số người tị nạn trở về nước trong gần một phần tư thế kỷ.
More:
Một người tỵ nạn chạy trốn cuộc tấn công của chính phủ Pakistan vào nhóm phiến quân Taliban ở Bắc Waziristan ngồi nghỉ bên con lừa của bà ở ngoại ô Bannu, tỉnh Khyber-Pakhtunkhwam, Pakistan 19/6/2014
Người tị nạn Iraq tại trị Khazir ngoài Irbil, ngày 16/6/2014. Con số những người tị nạn và thất tán ngay trong Iraq đang ngày càng gia tăng.
Một số trẻ em sinh ra tại các trại tị nạn chưa bao giờ thấy được quê hương.
Những người tị nạn sắc tộc Karen ở Thái Lan.
Những đứa bé Karen tại một lớp học ở trại tị nạn Mae La tại huyện Mae Sot thuộc tỉnh Tak, miền bắc Thái Lan.
Một gia đình Hồi giáo tự nhận là 'người Hồi giáo Rohingya' tại một trại tị nạn ở phía bắc của Sittwe, bang Rakhine, miền tây Miến Ðiện, ngày 2/4/2014.
Phúc trình cũng cho biết là việc di tản mới xảy ra tại châu Phi, nhất là tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Nhìn chung, con số người tị nạn lớn nhất được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc chăm sóc là những người Afghanistan, người Syria và người Somalia. Những người này chiếm hơn một nửa số người tị nạn toàn cầu.
Liên hiệp quốc ghi nhận là 50% những người bị thất tán trên toàn cầu là trẻ em. Phúc trình cho biết có hơn một triệu người xin tị nạn chính trị trong năm 2013, hầu hết tại các nước đang phát triển. Con số này gồm con số kỷ lục 25.300 trẻ em bị tách rời khỏi cha mẹ hay không có người đi kèm.
Mặc dầu đa số các trường hợp xin tị nạn chính trị được thực hiện tại phương Tây, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc Guterres nói quan niệm cho rằng tất cả những người tị nạn đi sang các nước giàu có ở miền bắc để tìm một đời sống tốt đẹp hơn chứ không phải để được bảo vệ là sai lầm.
“Sự thật là 86% những người tị nạn trên thế giới sống tại thế giới đang phát triển. Và đây là tỉ lệ phần trăm cao nhất kể từ đầu thế kỷ này, so với 70% cách đây chỉ 10 năm. Do đó khuynh hướng trên thế giới không phải chỉ là càng ngày càng có thêm người tị nạn, nhưng càng ngày càng có thêm người tị nạn cư ngụ tại thế giới đang phát triển.”
Trong khi cuộc khủng hoảng về sơ tán bắt buộc tiếp tục leo thang, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nói khả năng tìm những giải pháp dài hạn cho những người này tàn lụi dần. Liên Hiệp Quốc nói năm ngoái cơ quan này chỉ thành công trong việc giúp khoảng 414.600 người tị nạn tự nguyện hồi hương – đó là con số tiêu biểu cho mức thấp hàng thứ tư về số người tị nạn trở về nước trong gần một phần tư thế kỷ.
More:
Một người tỵ nạn chạy trốn cuộc tấn công của chính phủ Pakistan vào nhóm phiến quân Taliban ở Bắc Waziristan ngồi nghỉ bên con lừa của bà ở ngoại ô Bannu, tỉnh Khyber-Pakhtunkhwam, Pakistan 19/6/2014
Người tị nạn Iraq tại trị Khazir ngoài Irbil, ngày 16/6/2014. Con số những người tị nạn và thất tán ngay trong Iraq đang ngày càng gia tăng.
Một số trẻ em sinh ra tại các trại tị nạn chưa bao giờ thấy được quê hương.
Những người tị nạn sắc tộc Karen ở Thái Lan.
Những đứa bé Karen tại một lớp học ở trại tị nạn Mae La tại huyện Mae Sot thuộc tỉnh Tak, miền bắc Thái Lan.
Một gia đình Hồi giáo tự nhận là 'người Hồi giáo Rohingya' tại một trại tị nạn ở phía bắc của Sittwe, bang Rakhine, miền tây Miến Ðiện, ngày 2/4/2014.
No comments:
Post a Comment