Cập nhật: 11:51 GMT - thứ ba, 25 tháng 6, 2013
Viết trên báo Nhật Asahi Shimbun hôm 25/6, Tiến
sĩ Ari Nakano, từ Đại học Daito Bunka, cũng bày tỏ lo ngại về hiệu quả
của các dự án điện hạt nhân mà Nga và Nhật đang làm tại tỉnh Ninh Thuận.
Bà lo ngại về sự thiếu minh bạch tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ Nhật xem xét lại quan hệ song phương.
‘Thiếu thông tin’
Tác giả, một chuyên gia về chính trị, ngoại giao
và nhân quyền Việt Nam, cho biết bà trực tiếp phỏng vấn các nông dân ở
tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng, nơi đang khai thác bauxite.
“Không cư dân nào nhận được giải thích rõ ràng
về các mỏ bauxite, việc xây dựng và mở rộng nhà máy alumina, hay kế
hoạch thu hồi đất, đền bù.”
Bà nói mặc dù người dân đã khiếu nại về tác động môi trường, nhưng chính phủ không có “biện pháp đầy đủ nào”.
Bà nói mặc dù người dân đã khiếu nại về tác động môi trường, nhưng chính phủ không có “biện pháp đầy đủ nào”.
Một số công nhân cũng không được trả lương đầy
đủ, tạo nên nghi ngờ về hứa hẹn của chính phủ rằng dự án đem lại việc
làm cho cộng đồng.
Tác giả nhắc lại tin tức về sự chậm trễ trong
việc xây nhà máy bauxite – nhôm Lâm Đồng và việc phải dừng cảng Kê Gà,
ban đầu định dùng để vận chuyển sản phẩm.
Tiến sĩ Ari Nakano nói hồi đầu năm nay, bà tổ
chức một hội nghị ở Hà Nội về tài nguyên, môi trường. Nhưng Bộ Công
thương nhất quyết không cho đưa vấn đề bauxite vào nghị trình, cũng như
không cho những người chỉ trích dự án có mặt.
“Dự án rõ ràng là một thất bại, nhưng không rõ ai phải chịu trách nhiệm,” tác giả viết.
Lo ngại hạt nhân
Nhắm tới các độc giả người Nhật, bà Ari Nakano
nói các trí thức Việt Nam chỉ trích dự án bauxite cũng phản đối các dự
án xây nhà máy điện hạt nhân mà Nga và Nhật đang làm ở tỉnh Ninh Thuận.
“Trong hơn 20 năm tôi quan sát nước này, xu
hướng cố gắng che lấp các sự thật khó chịu của chính phủ Việt Nam về căn
bản là không đổi.”
“Việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, gói
trong bầu không khí chính trị không có đủ thông tin và đàn áp tự do ngôn
luận, chưa gì đã có các vấn đề nghiêm trọng trước khi chúng có thể tạo
ra kết quả kinh tế hay công nghệ.”
“Nhật Bản nên hiểu tình hình ở Việt Nam và xem lại cách làm thế nào hợp tác với một đối tác như thế,” tác giả kêu gọi.
Năm nay Nhật Bản và Việt Nam đánh dấu 40 năm
quan hệ ngoại giao và chính giới Nhật Bản không giấu giếm mong muốn thắt
chặt quan hệ đối tác chiến lược.
Đầu năm nay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của chuyến công du nước ngoài.
Từ: BBC
Từ: BBC
No comments:
Post a Comment