DƯỢC THẢO - MÔI TRƯỜNG -
Bài đăng : Thứ hai 24 Tháng Sáu 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 24 Tháng Sáu 2013
DR
Theo một nghiên cứu của tổ chức Greenpeace được công bố hôm
nay 24/06/2013, thì các thảo dược truyền thống được tiêu thụ tại Trung
Quốc để chữa bệnh thường bị ô nhiễm thuốc trừ sâu với một tỉ lệ rất cao.
Greenpeace cho biết, một số thuốc trừ sâu có trong Đông dược mà
tổ chức bảo vệ môi trường đo lường được cao gấp mấy trăm lần so với các
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hiện nay của Liên hiệp châu Âu. Bản báo
cáo mang tên “Đông dược Trung Quốc: Thuốc tiên cho sức khỏe hay hỗn hợp
thuốc trừ sâu?” ghi nhận rằng các thảo dược dùng trong Đông y, thường
gọi là thuốc Bắc, hiện đang được nhiều triệu người trên thế giới sử
dụng.
Bà Vương Cẩn (Jing Wang), phụ trách chiến dịch của Greenpeace vì một nền nông nghiệp sinh thái khẳng định: “Kết
quả xét nghiệm đã đưa ra ánh sáng các lỗ hổng trong hệ thống hiện nay
của một nền nông nghiệp được công nghiệp hóa, bị lệ thuộc rất nhiều vào
các hóa chẩt độc hại, gây tổn hại cho sức khỏe con người và cho môi
trường”. Bà nhấn mạnh: “Các dược thảo này là một phần tiêu biểu
của di sản mà chúng ta phải giữ gìn. Thảo dược Trung Quốc cần phải chữa
được bệnh, chứ không làm hại cho bất kỳ ai, và không được nhiễm thuốc
trừ sâu”.
Thuốc trừ sâu nếu nhiễm vào cơ thể, có thể làm tích tụ các hóa chất
độc hại trong thân thể con người, gây ra các rối loạn về nhận thức, rối
loạn chức năng kích thích tố và sinh sản. Greenpeace đã nhận dạng được
tổng cộng 51 loại thuốc trừ sâu trong số 65 mẫu dược thảo được phân
tích, và 26 trong số đó còn chứa cả các loại thuốc trừ sâu bị cấm sử
dụng ngay tại Trung Quốc.
Bản báo cáo này tiếp theo một nghiên cứu khác của Greenpeace được
công bố vào tháng Tư, về số lượng rác khổng lồ do kỹ nghệ phân bón
phốt-phát thải ra, trong đó Trung Quốc là nước sản xuất hàng đầu thế
giới về loại phân bón này. Sản lượng phân phốt-phát đã tăng gấp đôi
trong thập kỷ vừa qua, đạt 20 triệu tấn mỗi năm.
Greenpeace cho biết, một số thuốc trừ sâu có trong Đông dược mà tổ chức bảo vệ môi trường đo lường được cao gấp mấy trăm lần so với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hiện nay của Liên hiệp châu Âu. Bản báo cáo mang tên “Đông dược Trung Quốc: Thuốc tiên cho sức khỏe hay hỗn hợp thuốc trừ sâu?” ghi nhận rằng các thảo dược dùng trong Đông y, thường gọi là thuốc Bắc, hiện đang được nhiều triệu người trên thế giới sử dụng.
Bà Vương Cẩn (Jing Wang), phụ trách chiến dịch của Greenpeace vì một nền nông nghiệp sinh thái khẳng định: “Kết quả xét nghiệm đã đưa ra ánh sáng các lỗ hổng trong hệ thống hiện nay của một nền nông nghiệp được công nghiệp hóa, bị lệ thuộc rất nhiều vào các hóa chẩt độc hại, gây tổn hại cho sức khỏe con người và cho môi trường”. Bà nhấn mạnh: “Các dược thảo này là một phần tiêu biểu của di sản mà chúng ta phải giữ gìn. Thảo dược Trung Quốc cần phải chữa được bệnh, chứ không làm hại cho bất kỳ ai, và không được nhiễm thuốc trừ sâu”.
Thuốc trừ sâu nếu nhiễm vào cơ thể, có thể làm tích tụ các hóa chất độc hại trong thân thể con người, gây ra các rối loạn về nhận thức, rối loạn chức năng kích thích tố và sinh sản. Greenpeace đã nhận dạng được tổng cộng 51 loại thuốc trừ sâu trong số 65 mẫu dược thảo được phân tích, và 26 trong số đó còn chứa cả các loại thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng ngay tại Trung Quốc.
Bản báo cáo này tiếp theo một nghiên cứu khác của Greenpeace được công bố vào tháng Tư, về số lượng rác khổng lồ do kỹ nghệ phân bón phốt-phát thải ra, trong đó Trung Quốc là nước sản xuất hàng đầu thế giới về loại phân bón này. Sản lượng phân phốt-phát đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua, đạt 20 triệu tấn mỗi năm.
No comments:
Post a Comment