18/07/2013
Dân chủ là niềm tin chiến lược hợp lý duy nhất giúp thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn Hán hóa đã được lập trình!
André Menras – Hồ Cương Quyết
Phạm Toàn dịch
«Chẳng có cách gì giúp cho con nhím được nhẵn nhụi cả» (Aristophane)
Ta
nghĩ gì đây về hàng trăm ngư dân Thanh Hóa đã đi làm thuê cho chủ tàu
đánh cá Trung Hoa để có đồng lương tốt hơn? Liệu họ có là những phần tử
duy nhất đáng bị buộc tội? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục
thực sự của tình trạng này? Đâu là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng
ven biển được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn hơn
hai năm trước? Đâu là những công trình điện khí hóa cho Lý Sơn được cũng
cái ông lãnh đạo cấp cao đó hứa hẹn? Có tin tức gì không về lời hứa hẹn
xây dựng đội tàu đánh cá có động cơ mạnh có vỏ sắt đủ sức chống lại
những cú thúc bằng gót sắt của bọn giả danh ngư dân Tàu và chống lại
được những trận bão kinh hồn? Tất cả những thông tin về các chủ đề nêu
trên đều là thông tin ma.
André Menras Hồ Cương Quyết
|
Trải nghiệm sống hàng ngày thường xuyên xác nhận một chân lý có giá trị
lịch sử bất biến: nước Việt Nam đang dấn sâu vào một tình trạng lệ
thuộc bi thảm vào Trung Hoa. Rất nhiều người cho rằng đó là mối nguy
hiểm nặng nề nhất hạng đang đè lên nước Việt Nam hôm nay. Đến độ có thể
làm cho đất nước này ngạt thở. Họ đã phác họa thấy rất rõ và vô cùng chi
tiết cảnh lệ thuộc này. Chẳng cần phải nói lại những điều đó ở đây.
Tình trạng cúi đầu cam chịu này ngày càng gia tăng và sâu sắc thêm. Tình
trạng lệ thuộc đó được chính thức hóa sau mỗi cuộc gặp cấp cao ở các
thứ bậc của hai đảng Cộng sản, và sau mỗi lần họ đặt bút ký kết công
khai hay bí mật.
Thất vọng thật đấy…, nhưng liệu cứ hy vọng thì có ngây thơ chăng?
Một
công dân Việt Nam đã biểu đạt lại một cách sáng sủa tình hình khi chất
vấn Chủ tịch Trương Tấn Sang sau chuyến ông này mới đi Bắc Kinh về: “…
Chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu đã cai trị chúng ta hàng trăm
năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay
người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ biển… » (Nguyên văn trích dẫn bằng tiếng Việt của A.M. Hồ Cương Quyết – ND).
Lẽ
ra người chất vấn nên nói thêm: «Người Tàu không chỉ có mặt mà trong
nhiều trường hợp họ còn xua đuổi chúng ta, còn ngược đãi chúng ta và
ngăn cấm chúng ta kiếm miếng ăn ngay trên mảnh đất quê hương mình». Đó
chính là hoàn cảnh đặc biệt của hàng ngàn bà con ngư dân miền Trung Việt
Nam.
(Hình minh họa do André Menras - Hồ Cương Quyết chọn)
Nhưng ông Chủ tịch là con người của «Chân lý». Người công dân ở trong Trương Tấn Sang biết khá rõ cái «thực tế khách quan» này (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).
Người cộng sản ở trong Trương Tấn Sang có quá đủ thời gian để nhìn thấy
cái thực tế khách quan đó nảy nở phát triển suốt dọc hành trình ông
ngoi lên trong bộ máy của Đảng. Và điều đó vẫn chẳng ngăn cản ông Trương
Tấn Sang vị Chủ tịch đại diện cho nhân dân Việt Nam cất công đi cúi đầu
trước đám cận vệ Tàu mặt vênh lên, vênh cao lên như những dùi cui bọn
lính rằn ri Tàu lại đã một lần nữa giơ cao và đập xuống đầu những ngư
dân Lý Sơn và Bình Châu của Việt Nam đang đánh cá ở Hoàng Sa. Ngài Chủ
tịch hiểu rõ những vết thương này vì bà con ngư dân đã nói với Ngài về
những vết thương ấy, nói tại chỗ, nói ở ngay Lý Sơn, nói trực tiếp, nói
đúng lúc Ngài sắp du hành sang Tàu. Khi ấy, Ngài Chủ tịch đã công khai
nói cho họ yên lòng(1). Ngài biết rõ rằng trong lòng những nạn nhân
những vết thương ấy còn sâu xa đau đớn hơn nhiều so với những vết thương
nằm trên thân thể bên ngoài, những vết thương không chỉ của ngư dân
Việt Nam mà là những vết thương của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ngài Chủ
tịch biết rằng những vết thương ấy rồi còn kéo dài và toang hoác thêm
trong khuôn khổ những mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”
(tiếng Việt trong nguyên văn – ND) giữa hai Đảng và được đảng của bên Trung Hoa rất mong đợi. Ấy
vậy nhưng rồi ông Chủ tịch vẫn cúi đầu chấp nhận… Lúc ông bay đi Bắc
Kinh, dù muốn dù không thì ông cũng thủ sẵn trong bọc cái mà đồng chí
Chủ tịch Tàu của ông hẳn sẽ đánh giá cao hơn là một dấu hiệu tỏ lòng tôn
kính, mà hơn cả thế, đó thực sự là một món quà tỏ lòng quy thuận: có
những công dân Việt Nam hãnh diện và xứng danh Công Dân Việt đã bị trói
chân và trói tay, đã lại mới bị mất tự do vì đã «nói không hay về Trung
Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn - ND). Có những công dân rất
trẻ trong số đó đã bị người ta cướp mất những năm tháng đẹp đẽ nhất, và
có những công dân khác bớt trẻ hơn trong số đó đã bị người ta cướp mất
sức khỏe đang tàn tạ trong cuộc tuyệt thực kéo dài hoặc trong cảnh bệnh
tật mà không được chăm sóc tử tế…
Và rồi sau
chuyến du hành hữu nghị, ông Chủ tịch đã đem về những gì cho nhân dân
Việt Nam? Những cam kết để cho phép những cuộc xâm nhập mới của nền văn
hóa Đại Hán, cho một sự «hợp tác» ở những chốn biên thùy, chắc chắn
không phải là hợp tác ở Biển Đông như ta đã thấy đối với những chiến sĩ
Biên Phòng tội nghiệp ở Thanh Hóa, Huế, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…
đang không ngừng xua đẩy cả bầy đàn tàu đánh cá Trung Quốc cứ mỗi ngày
lại tiến sát hơn vào bờ biển Việt Nam. Ông Chủ tịch cũng mang về trong
bọc của mình một chiếc «điện thoại nóng» «made in China» (tiếng Anh trong nguyên văn – ND)
để nói chuyện với bọn cá mập và gọi chúng tới cấp cứu. Ông Chủ tịch
cũng mang về một «đặc quyền đẹp đẽ» nữa để được ngập sâu hơn nữa và dài
lâu hơn nữa vào cảnh nợ nần. Ông chủ tịch cũng mang về một dự án đẹp như
trong mơ đôi bên cùng thăm dò trong Vịnh Bắc Bộ, tay trong tay cùng với
những chuyên gia trong nghệ thuật cắt cáp … Đó là những món quà đẹp ơi
là đẹp ông Chủ tịch đã mang về. Không thấy một dòng nào, không hề có một
từ nào về những điều cơ bản cốt tử: những đòi hỏi về chủ quyền của nhân
dân Việt Nam trên biển và trên các đảo. Tất cả đều biến hết sau những
rùm beng «dũng cảm và sáng suốt» tại Shangri-La! Chúng ta hãy giữ lại
đem dùng nội bộ cái bài diễn văn làm cho ta tức điên người đó. Hãy để
bài diễn văn đó cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao chẳng hạn. Tại cuộc
họp báo ngày 11 tháng 7 ở Hà Nội, viên Đại sứ Trung Quốc chỉ còn có thể
vỗ tay hoan hộ: «chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tạo
động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) Một «động lực» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND)
chết người cho Việt Nam. Một sự thất vọng cay đắng. Một nỗi buồn to
lớn… Thực sự chân thành đấy. Thưa Ngài Chủ tịch nước, nếu ngay bây giờ
Ngài không nói «Sự thật» ra, cái sự thật Ngài mong muốn nói ra đến vô
cùng, vâng, nếu ông không nói ra thì ai sẽ nói?
Tìm đâu ra ánh sáng?
Kể
từ bây giờ, biết tin vào ai nữa? Chắc chắn là không còn tin vào những
lời lẽ tốt đẹp của các nhà lãnh đạo nữa! Đó là những lời lẽ hình như
được nói ra ở những cuộc đấu giá tranh nhau nói hay cho chính quyền,
phần nhiều là nói có tính cách trình diễn chính trị hơn là phát biểu một
lập trường chính trị nghiêm túc có giá trị cam kết đáng tin cậy trước
toàn thể nhân dân. Những cam kết không được thực hiện đó, những lời nói
gió bay đó, những quay ngoắt 180 độ đó, chúng đem lại một hình ảnh gì về
các nhà lãnh đạo Việt Nam trước con mắt nhà quan sát nước ngoài? Như
Giáo sư Carl Thayer đã nói về một nhà lãnh đạo cấp cao khác của Việt
Nam: «… lời hứa duy nhất ông ta thực hiện, đó là việc đàn áp các chủ
trang blog». Ấy thế nhưng những tuyên bố của nhà lãnh đạo cấp cao ấy đã
được rõ ràng và trịnh trọng xác nhận … Đó là những lời tuyên bố có tầm
cỡ «chiến lược»!
Và thế là, với người công dân
Việt Nam bình thường, biết tin cậy vào ai bây giờ, biết trông đợi ánh
sáng từ đâu bây giờ? Từ nước Tàu ư? Từ Đảng Cộng sản Việt Nam ư? Từ Hoa
Kỳ ư?
Đối với Bắc Kinh, đặt ra câu hỏi đã là hàm
ý câu trả lời rồi. Rành rành là những con diều hâu đang nắm quyền hành ở
đó sẽ không bao giờ ký vào một bản quy tắc hành xử COC hoặc một văn
kiện bất kỳ nào khác khả dĩ ép buộc họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế
và từ bỏ cái «đường lưỡi bò» xâm lấn của họ. Nghĩ như thế là điên rồ
hoặc là lòe bịp. Cuộc xâm lăng Hán tộc đã bắt đầu và sẽ tiếp tục trừ phi
có sự kháng cự mạnh mẽ lại. Rõ ràng là nhà cầm quyền Trung Hoa đã đặt
niềm tin chiến lược của họ vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không đặt vào
nhân dân Việt Nam. Họ e sợ như sợ nạn dịch nếu xuất hiện nền dân chủ ở
xứ «Yuè Nán» (phiên âm tiếng Tàu trong nguyên văn – ND) vì họ biết rằng nền dân chủ đó mang trong nó sự kháng cự, thậm chí là sự độc lập thực sự – mà Bắc Kinh coi như một tội ác cao nhất.
Còn với Đảng Cộng sản Việt Nam thì sao? Họ đối xử với khát vọng dân chủ đó như thế nào?
Việc
gia tăng giam cầm những người có vấn đề về chính trị, việc giở trò thô
bạo trong vụ lấy ý kiến toàn dân nhằm dân chủ hóa Hiến pháp và tiến tới
một xã hội dân sự, sự im lặng đáng khinh khi không trả lời đòi hỏi trưng
cầu dân ý minh bạch về vấn đề sở hữu đất đai, tất cả những điều đó cho
thấy rõ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không chịu giải quyết thách thức dân
chủ hóa đất nước. Nhất hạng là không chịu giải quyết xóa bỏ điều 4 trong
Hiến pháp. Ngược lại là khác. Và chuyện biển Đông, vấn đề lá phổi chiến
lược cốt tử đối với Việt Nạm: nói chi những chuyện đó nữa! Ngư dân liệu
có được thực sự trợ giúp hay không? Hẳn nhiên là có sự trợ giúp để
tuyên truyền rộng khắp, nhưng đó là sự trợ giúp lố bịch nếu đem so với
những nhu cầu có tầm quan trọng chiến lược của chuyện này. Chuyện trợ
giúp chủ yếu được đem đặt lên đôi vai cấp tỉnh và sự trợ giúp của vài
doanh nhân. Liệu những người ngư dân có được che chở như được tuyên bố
nghiêm chỉnh bởi ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh?(2). Thực vậy
không? Ngay cả lá quốc kỳ Việt đang tung bay trên những thuyền đánh cá
cũng bị các «đối tác chiến lược» mặc đồ nhà binh rằn ri xé rách và vứt
xuống biển! Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giời, nếu những hành động
xâm lấn cố ý như vậy mà lặp đi lặp lại với mức độ cực kỳ trầm trọng, và
khi có những chứng cớ không chối cãi được như những chứng cứ thu được
trong những ngày vừa qua, thì như thế là đủ để đổ xuống đường hàng trăm
nghìn người biểu tình phẫn nộ. Ở Việt Nam thì ngược lại, những ai có gan
đi biểu tình liền bị bỏ vào nhà tù. «Đi thôi, đi đi thôi, có chuyện vì
mà xem! Ổn định chính trị!» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).
Mức
sống của đại đa số người lao động trên biển liệu có khuyến khích họ
«bám lấy ngư trường truyền thống»? Ta nghĩ gì đây về hàng trăm ngư dân
Thanh Hóa đã đi làm thuê cho chủ tàu đánh cá Trung Hoa để có đồng lương
tốt hơn?(3) Liệu họ có là những phần tử duy nhất đáng bị buộc tội? Ai là
kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục thực sự của tình trạng này? Đâu
là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng ven biển được Phó thủ tướng Vũ
Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn hơn hai năm trước? Đâu là những công
trình điện khí hóa cho Lý Sơn được cũng cái ông lãnh đạo cấp cao đó hứa
hẹn? Có tin tức gì không về lời hứa hẹn xây dựng đội tàu đánh cá có
động cơ mạnh có vỏ sắt đủ sức chống lại những cú thúc bằng gót sắt của
bọn giả danh ngư dân Tàu và chống lại được những trận bão kinh hồn? Tất
cả những thông tin về các chủ đề nêu trên đều là thông tin ma. Chắc chắn
đó là những thông tin không đủ chất «chính trị» theo thị hiểu của ông
Nguyễn Thế Kỷ và các đồng chí của ông này tại Ban Tuyên giáo TW để có
thể loan báo cho đông đảo nhân dân.
Cần nhận rõ điều này: không phải cái Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sẽ đưa đất nước ra khỏi cái hố lệ thuộc vào nước Tàu!
Vậy
thì, hay là bám vào ông Obama chăng? Sẽ là không công bằng nếu cứ nằm
lỳ ở nơi đau lòng của Lịch sử và chẳng chịu giở cho nó sang trang. Ta
cần thừa nhận rằng Hoa Kỳ luôn luôn nói vô cùng hay về quyền Con Người.
Hoa Kỳ tiếp tục công việc đó một cách kiên quyết và có kiềm chế. Tuy
nhiên, tính kiên quyết đó đã được đổi thay tùy theo hoàn cảnh và tùy
theo tầm quan trọng của những hiệp nghị được ký kết hoặc dự phòng ký kết
với những chính quyền đang thiếu những quyền đó. Ta hãy nói thẳng đi,
xa hơn ngôn từ, trong những hành động trước sau như một, cái chú Sam tử
tế kia luôn luôn biết nương nhẹ tay với những kẻ vi phạm Nhân quyền –
nương tay với con dê vào vườn ăn trộm bắp cải. Đó là chuyện bình thường:
chú Sam tôn sùng sữa dê. Đó là quy tắc bất khả biến của «quyền lợi quốc
gia»: đối với các doanh nghiệp và các nhà băng Hoa Kỳ, thì đô-la đã rồi
mới đến quyền con người … Hoặc là không có gì hết. «Chúng tôi đang kinh
doanh: yêu cầu không quấy rầy!». Ta chớ nên mơ mộng: Chúa cũng chẳng
dùng business để cứu chúng ta một cách tự nhiên và vô tư đâu.
Niềm tin chiến lược duy nhất hợp lý
Không,
nhân dân Việt Nam không hề thay đổi gì ở gốc rễ để đến nỗi trông đợi
vào những cuộc du hành «tái cấu tạo thăng bằng» của anh này anh nọ tới
thăm chốn nọ chốn kia. Mấy anh ấy sẽ chẳng giải quyết được vấn đề cốt
lõi, sống còn của đất nước: vì đất nước đang cần có một sự dân chủ minh
bạch và chính danh. Chỉ duy nhất dân chủ mới có thể giải phóng những
trái núi năng lượng và trí khôn đang bị vùi lấp ở trong vùng sâu xa nhất
của một dân tộc có một Lịch sử phi thường đang được thừa kế bởi thế hệ
trẻ Việt Nam bên trong bên ngoài đất nước. Chỉ duy nhất dân chủ mới đủ
sức làm lay động các phòng tuyến và đem lại cái mới. Duy nhất cái ánh
sáng dân chủ đó là có thể bảo vệ được di sản quốc gia và giải thoát một
cách tích cực những kho báu tự nhiên chứa đựng trong lòng đất và ngoài
biển nhằm hiện đại hóa lành mạnh và bền vững đất nước với những chọn lựa
cho đất nước.
Niềm tin chiến lược hợp lý cho
nước Việt Nam hôm nay là niềm tin của một nhân dân đã trưởng thành và
kiêu hãnh, trong từng cá nhân và trong toàn thể mọi người, sẵn sàng
chiến đấu kháng cự, một cuộc chiến đấu mang tính công dân, hòa bình và
giải phóng. Những thành tựu sẽ tới khi dân tộc này cùng tiến bước, và
cùng đi với họ là vô số người bạn cũ và mới.
(1) «Chủ
tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn theo sát những hoạt động của
bà con, làm tất cả để bà con yên tâm hoạt động trên biển. (VOV)» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn – ND).
(2) Vietnamnet 29-5-2013 «Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân »… « Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn kể cả chữ in to và in đậm – ND).
(3) Người lao động 21 05 2013
A.M. H.C.Q.
Tác giả gửi bản gốc cho BVN
Nguyên văn:
Sortir du cercle vicieux de la sinisation programmée : la démocratie, seule confiance stratégique raisonnable !
André Menras – Hồ Cương Quyết
« Il n’y a pas de moyen pour polir le hérisson »
(Aristophane)
Le
vécu quotidien confirme en permanence une vérité à valeur de constante
historique: le Vietnam s’enfonce dans un dramatique état de dépendance
vis-à-vis de la Chine. Très nombreux sont ceux qui pensent que c’est là
le danger le plus lourd qui pèse sur le Vietnam d’aujourd’hui. Au point
de l’étouffer. Ils en ont très bien et très complètement dressé le
panorama concret dans le détail de ses multiples facettes. Point n’est
besoin d’y revenir ici. Cet état de soumission s’accélère et
s’approfondit. Il se légitimise à chaque rencontre des hauts dirigeants
multi-casquettes de deux Partis Communistes, à chaque signature de leurs
accords publics ou secrets.
Déçu…oui, mais n’était-il pas naïf d’espérer ?
Un
citoyen Vietnamien a clairement et simplement exprimé la situation en
interpelant le Président Truong Tan Sang au retour de son récent voyage à
Pékin : “… Chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu đã cai trị chúng
ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta.
Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao
nguyên, bờ biển… ».
Il aurait dû ajouter : « Non
seulement ils sont présents mais dans de nombreux cas, ils nous
chassent, nous malmènent et nous empêchent de gagner notre vie chez
nous». C’est en particulier le cas pour des milliers de pêcheurs du
centre Vietnam.
Mais le Président est un homme
de « Vérité ». M. Truong Tan Sang, le citoyen, connaît bien cette « thuc
te khac quan ». M. Truong Tan Sang, le communiste, a eu tout le temps
de la voir se développer tout au long de son ascension dans l’appareil
du Parti. Et cela n’empêche pas M. Truong Tan Sang, le Président
représentant le peuple du Vietnam, d’aller s’incliner devant la garde
chinoise au menton hautain, hautain comme les matraques de ces commandos
chinois qui viennent une nouvelle fois à Hoang Sa de s’abattre sur les
têtes des pêcheurs vietnamiens de Ly Son et de Binh Chau. M. Le
Président connaît bien ces blessures car les pêcheurs lui en ont parlé
sur place, juste avant son voyage en Chine, en direct. Il les a
d’ailleurs publiquement rassurés. (1) Il sait qu’elles sont plus
profondes, plus douloureuses encore dans le cœur des victimes que sur
leur corps et qu’elles marquent, au-delà des pêcheurs, l’ensemble du
peuple du Vietnam. Il sait qu’elles vont durer et s’amplifier dans le
cadre des relations de “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” souhaitées
par Pékin entre les deux Partis. Et pourtant, il
s’incline…Lorsqu’il s’est envolé pour Pékin, qu’il le veuille ou non, il
emportait en soute, ce que son camarade, le Président chinois, a dû
apprécier plus qu’une marque de respect ou de déférence mais bien
au-delà, comme un véritable cadeau d’allégeance : de fiers et dignes
citoyens du Vietnam , pieds et poings liés, nouvellement privés de
liberté pour« n’avoir pas dit du bien de la Chine ». (« noi khong hay
ve Trung Quoc »). Certains très jeunes dont on vole les plus belles
années, d’autres qui le sont moins et dont on vole la santé qui s’étiole
en grève de la faim prolongée ou en maladies mal soignées…
Et
qu’a-t-il ramené de son voyage amical au peuple du Vietnam ? Des
engagements pour de nouvelles pénétrations de la culture Dai Han, pour
la « coopération » aux frontières, certainement pas en mer de l’Est
comme peuvent en témoigner les malheureux Bien Phong de Thanh Hoa, Hue
Thua Thien, Da Nang, Quang Ngai…qui n’arrêtent pas de repousser les
hordes de chalutiers chinois, de plus en plus près des côtes. Le
Président a aussi ramené dans sa besace un téléphone chaud « made in
China » pour parler aux requins et les appeler au secours. Il apporte
aussi un « bon-privilège » pour s’endetter plus profondément et plus
longtemps. Il ramène aussi un projet idyllique de sondages communs dans
le golfe du Tonkin, main dans la main avec les experts dans l’art de
sectionner les câbles… Voilà les beaux cadeaux que le Président à
ramenés. Pas une ligne, pas un mot sur l’essentiel : les revendications
souveraines du peuple vietnamien sur la mer et sur les îles. Envolées
aussitôt après le tintamarre « courageux et lucide » de Shangri-La !
Gardons pour usage interne ce discours qui fâche. Laissons-le pour le
porte-parole du ministère des Affaires étrangères, par exemple. Dans la
conférence de presse donnée le 11 07 à Ha Noi, l’ambassadeur de Chine ne
pouvait qu’applaudir : « chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện giữa Việt Nam và Trung
Quốc. »
«Động lực » mortel
pour le Vietnam. Amère déception. Grande tristesse… Sincèrement. Si vous
ne dites pas maintenant « la Vérité » tellement appelée de vos vœux,
Monsieur le Président, qui la dira ?
Où chercher la lumière ?
A
qui se fier désormais ? Certainement pas aux belles paroles des
dirigeants ! Elles semblent être prononcées dans une surenchère verbeuse
à l’occasion de joutes concurrentes pour le pouvoir et font plus partie
d’une mise en scène politicienne que d’une position politique sérieuse à
valeur d’engagement fiable devant le peuple. Ces engagements non tenus,
ces paroles envolées, ces virages à 180 degrés, quelle image
donnent-ils des dirigeants du Vietnam pour les observateurs étrangers ?
Comme l’a déclaré le professeur Carl Tayer en parlant d’un autre haut
dirigeant du Vietnam : «… l’unique promesse qu’il ait réalisée c’est la
répression des bloggers. » Et pourtant, les déclarations du dirigeant
en question étaient bien clairement et solennellement affirmées…Elles
étaient de dimension « stratégique » !
Alors,
pour le simple citoyen du Vietnam, où prendre confiance, d’où faut-il
attendre la lumière ? De la Chine ? Du parti communiste vietnamien ? Des
Etats-Unis ?
Concernant Pékin, poser la
question c’est y répondre. Il semble évident que les faucons
actuellement au pouvoir ne signeront pas un COC ou un quelconque
document qui les contraigne à respecter la loi internationale sur la mer
et à renoncer ainsi à leur « langue de bœuf » annexionniste. C’est
folie ou tromperie que de le laisser penser. La conquête Han a commencé
et se poursuivra faute d’une ferme résistance. Visiblement, le pouvoir
chinois accorde sa confiance stratégique au parti communiste vietnamien,
pas au peuple vietnamien. Il craint comme la peste l’émergence de la
démocratie au « Yuè Nán » car il sait qu’elle est porteuse de résistance
et même, crime suprême, de réelle indépendance.
Qu’en est-t-il du Parti communiste vietnamien ? Comment gère-t-il cette aspiration démocratique ?
L’accélération
des emprisonnements politiques, le détournement grossier de la
consultation nationale pour démocratiser la Constitution et avancer vers
une société civile, le silence frileux en réponse à la demande d’un
référendum populaire transparent sur la question de la propriété des
terres, tout cela montre bien que le Parti communiste vietnamien ne
relèvera pas le défi démocratique. Surtout pas celui qui consiste à
écarter l’article 4 de la Constitution. Bien au contraire. Et la mer,
question stratégique, poumon du Vietnam : parlons-en ! Les pêcheurs
sont-ils vraiment aidés ? Bien sûr l’aide existe pour être
médiatiquement étalée, mais elle est ridicule par rapports aux besoins
et à l’importance stratégique de la question. Elle repose
essentiellement sur les épaules de la Province et sur la solidarité de
quelques entrepreneurs. Les pêcheurs sont-ils protégés comme l’annonce
sans sourcilier le ministre des affaires étrangères M. Pham Binh Minh?
(2). Vraiment ? Même le drapeau vietnamien qui flotte sur les chalutiers
est déchiré, jeté à la mer par les « partenaires stratégiques » en
tenue de combat ! Dans n’importe quel pays du monde la répétition de ces
agressions délibérées, d’une extrême gravité, avec des preuves
irréfutables, comme celles de ces derniers jours, suffirait à jeter dans
la rue des centaines de milliers de manifestants indignés. Au Vietnam
ce sont au contraire ceux qui osent manifester qui sont jetés en prison.
« Circulez, y a rien à voir ! ổn định chính trị ! ».
Le
niveau de vie de la majorité des travailleurs de la mer les
encourage-t-il à « coller aux terrains de pêches traditionnels » ? Que
penser des centaines de pêcheurs de Thanh Hoa qui ont loué leurs
services aux patrons de chalutiers chinois pour obtenir des salaires
décents ? (3) Sont-ils les seuls à mériter d’être incriminés ? A qui
incombe la véritable honte de cette situation? Où en sont les promesses
de développement économique du littoral claironnées à Ly Son il y a plus
de deux ans par le vice Premier ministre Vu Van Ninh? Où en sont les
travaux pour l’électrification de Ly Son promis par ce même haut
dirigeant? Quelles nouvelles sur la mise en place promise d’une flotte
de chalutiers aux moteurs de forte puissance, aux coques d’acier, de
taille à résister aux éperonnages des faux pêcheurs chinois et aux
terribles tempêtes ? Les informations sur tous ces sujets sont
fantomatiques. Certainement pas assez « politiques » au goût de M.Nguyen
The Ky et de ses camarades du Ban tuyen Giao TW pour être livrées au
bon peuple.
Il faut bien le constater : ce n’est
pas le Parti communiste vietnamien actuel qui sortira le pays de
l’ornière de la soumission à la Chine!
Alors,
M.Obama peut-être ? Il ne serait pas juste de rester sur la douleur de
l’Histoire passée sans en tourner la page. Les Etats –Unis,
reconnaissons-le, ont toujours admirablement bien parlé des droits de
l’Homme. Ils continuent de le faire avec maîtrise et détermination.
Certes, cette détermination est modulée selon les circonstances et selon
l’importance des accords signés ou en en prévision de l’être avec les
pouvoirs qui manquent à ces droits. Disons-le franchement, au-delà des
mots, dans les actes tangibles, ce brave oncle Sam ménage toujours la
chèvre qui mange le chou. Normal : il adore le lait. Règle inflexible de
« l’intérêt national » : pour les entreprises et les banques US c’est
le dollar d’abord, les droits de l’Homme… après. Ou pas du tout. «
Business : do not disturb ! ». Il ne faut pas rêver : le salut
providentiel ne viendra pas non plus de là de façon naturelle et
innocente.
La seule confiance stratégique raisonnable
Non,
le peuple du Vietnam n’a aucun changement fondamental à espérer de ces
voyages de « rééquilibrage » des uns et des autres, chez les uns et chez
les autres. Ils ne règleront pas le problème essentiel, vital pour le
pays: la nécessité de la légitime clarté démocratique. Elle seule peut
libérer les montagnes d’énergie et d’intelligence enfouies au plus
profond d’un peuple à l’Histoire fabuleuse dont est héritière la jeune
génération de Vietnamiens dans le pays et à l’Etranger. Elle seule est
capable de faire bouger les lignes et d’apporter le nouveau. Seule cette
clarté démocratique peut protéger le patrimoine et libérer positivement
les trésors de richesses naturelles contenus dans la terre et la mer
pour une modernisation saine et durable dans la maîtrise des choix
nationaux.
La seule confiance stratégique
raisonnable pour le Vietnam d’ aujourd’hui, c’est la confiance en soi
d’un peuple adulte et fier, singulier et pluriel à la fois, prêt à mener
un combat résistant, citoyen, pacifique et libérateur. Les succès
viendront en marchant et, avec eux, beaucoup d’amis anciens et nouveaux.
(1) « Chủ
tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn theo sát những hoạt động của
bà con, làm tất cả để bà con yên tâm hoạt động trên biển. (VOV) »
(2) Vietnam net 29 05 2013 «Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân »… « Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ. »
(3) Nguoi lao dong 21 05 2013
A.M.H.C.Q.
No comments:
Post a Comment