Monday, January 13, 2014

Nhiệt điện Phả Lại lỗ nghìn tỷ vì vay ODA

Thời báo KINH DOANH

13/01/2014

(Thời báo Kinh Doanh) - Cuối năm 2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cho Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại vay lại vốn ODA từ Nhật Bản để đầu tư dự án nhiệt điện. Sau khi cổ phần hóa, Nhiệt điện Phả Lại "bỗng" dư thừa vốn, phải đem gửi tiết kiệm, ủy thác đầu tư tài chính và cho vay lại. Trong đó, cho EVN vay lại 2.350 tỷ đồng với lãi suất cao gấp 7 - 8 lần lãi suất vay ODA...

Tại cuộc họp báo Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa qua, ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN, cho rằng việc EVN cho Nhiệt điện Phả Lại vay lại vốn ODA và huy động vốn từ doanh nghiệp (DN) này là đúng quy định. Thậm chí, việc EVN phải vay lại vốn với lãi suất cao cũng là chuyện…bình thường (!?)

Áp lực trả nợ "vốn rẻ"

Trước đây, khi đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2, EVN đã cho DN này vay khoảng 40 tỷ Yên từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Theo ông Tri, EVN cho vay vốn ODA với lãi suất khoảng 1,8 - 2%/năm (tính bằng đồng Yên), nhưng khi vay lại, phải chịu lãi suất thỏa thuận, khoảng 17 - 18%/năm.

Lý giải về khoản vay "lòng vòng" này, ông Tri cho biết Bộ Tài chính không đồng ý cho Nhiệt điện Phả Lại vay vốn ODA trực tiếp, mà phải vay thông qua EVN vì là đầu mối quản lý về sản xuất điện. Trước kia, Nhiệt điện Phả Lại là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc, nên toàn bộ vốn đầu tư do EVN quản lý. Sau khi cổ phần hóa (tháng 12/2006), Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại ra đời, hoạt động theo Luật DN, nên việc vay mượn tiền là thỏa thuận giữa hai pháp nhân độc lập.

Theo lãnh đạo EVN, nguồn vốn cho EVN vay lại không hẳn là vốn ODA, mà sau khi cổ phần hóa, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại sản xuất hết công suất, nên doanh thu tăng vọt, có lợi nhuận. Do thời gian trả nợ kéo dài 20 năm, vốn ODA dư khấu hao chưa dùng hết, DN được quyền gửi ngân hàng lấy lãi cao hoặc cho DN khác vay lại.

"Việc Phả Lại cho EVN vay lại được Bộ Tài chính cho phép. Theo quy định, EVN được phép huy động lại vốn dư thừa từ các đơn vị thành viên với lãi suất thỏa thuận, để phục vụ đầu tư điện và việc này là hợp pháp. Phả Lại là công ty CP, đã niêm yết, các cổ đông không đồng ý cho vay lãi suất thấp, mà phải vay theo lãi suất ngân hàng. Tính ra, EVN vay vốn của các đơn vị thành viên vẫn rẻ hơn vay ngân hàng", ông Tri khẳng định.


Gánh nặng trả nợ vay ODA hơn 7.677 tỷ đồng là rất lớn
nếu thời gian tới, Nhiệt điện Phả Lại tiếp tục thua lỗ

Được biết, khi cổ phần hóa (cuối năm 2006), EVN đã ký hợp đồng chuyển giao sang Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại khoản vay ODA trị giá khoảng 40 tỷ Yên, thời hạn 22 năm 6 tháng. Lãi suất cho vay được tính là lãi vay bình quân theo từng hiệp định vay vốn (2,34%/năm), phí quản lý của Bộ Tài chính, phí cho vay lại của EVN (0,2%/năm). Có nghĩa, EVN đang phải vay "đắt" hơn gấp 7 - 8 lần mức lãi suất vay vốn ODA trực tiếp.

Vì sao vốn ODA phải đi vòng để EVN chịu thêm chi phí tài chính, trong khi chính tập đoàn này đang thua lỗ tới hơn 19.877 tỷ đồng (tính đến 31/12/2013)?
Theo báo cáo tài chính năm 2011, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại còn nợ EVN gần 28,78 tỷ Yên, tương đương 7.677 tỷ đồng. Theo phân kỳ trả nợ, trong 2 năm đầu tiên, Công ty phải trả nợ (gốc và lãi) tổng cộng hơn 1,856 tỷ Yên/năm. Từ năm thứ 3 - 6, phải trả 5,5 tỷ Yên, và sau 5 năm phải trả nốt 21,35 tỷ Yên.

Dư tiền, đầu tư tài chính bù lỗ?

Tuy nhiên, do đồng Yên tăng giá, nên khoản nợ vay tính theo VND cũng tăng lên đáng kể. Đơn cử, chênh lệch khoản nợ phải trả giữa 2 năm đầu tiên là hơn 77 tỷ đồng. Áp lực trả nợ hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian tới sẽ càng căng thẳng hơn nếu đồng Yên biến động mạnh.

Sau khi cổ phần hóa, Nhiệt điện Phả Lại quản lý một lượng tiền vốn rất lớn (tổng tài sản trên 10.000 tỷ đồng, doanh thu hơn 3.000 tỷ đồng/năm). Có lượng tiền nhàn rỗi lớn, công ty này đã phải đem tiền gửi ngân hàng, ủy thác đầu tư cho các tổ chức tài chính, mua cổ phiếu, góp vốn vào dự án nguồn điện… Riêng tiền lãi đầu tư tài chính mỗi năm là hơn 100 tỷ đồng.

Thực tế, giai đoạn 2007 - 2008, ngoài gửi tiết kiệm vài nghìn tỷ đồng, Công ty đã ủy thác 1.013 tỷ đồng cho 4 công ty tài chính (Công ty Tài chính dầu khí, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, Công ty Quản lý quỹ SSI), nhờ đó, thu về khoản lãi hơn 289,7 tỷ đồng (năm 2008) và 113,6 tỷ đồng (năm 2007).

Năm 2011, Nhiệt điện Phả Lại vẫn tiếp tục ủy thác đầu tư tài chính ngắn hạn vào 3 tổ chức tài chính, cho EVN vay tiền với tổng giá trị hơn 2.771 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư dài hạn hơn trên 1.500 tỷ đồng (góp vốn vào 4 công ty sản xuất điện, mua trái phiếu Ngân hàng BIDV, cho EVN vay lại, mua cổ phiếu). Trong 2 năm (2010 - 2011), tiền lãi thu về từ gửi ngân hàng và đầu tư tài chính là hơn 868 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do khoản nợ vay ODA bằng đồng Yên rất lớn, Nhiệt điện Phả Lại đã phải chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá không nhỏ. Đơn cử, năm 2008 bị lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 1.543 tỷ đồng, năm 2010 lỗ 836 tỷ đồng, năm 2011 lỗ 604 tỷ đồng… Đây cũng là một nguyên nhân kéo giảm lợi nhuận hàng năm. Riêng năm 2010, Công ty chỉ lãi hơn 6 tỷ đồng, và năm 2011 bắt đầu lỗ 1,8 tỷ đồng.

Chưa bàn đến việc Nhiệt điện Phả Lại ủy thác đầu tư tài chính có vi phạm hay không, nhưng rõ ràng, DN đang chịu thiệt hại vì bị lỗ chênh lệch tỷ giá do vay bằng đồng Yên. Mà khoản lỗ này còn lớn hơn cả phần lãi gửi tiền, cho vay ủy thác… Nhất là gánh nặng trả nợ vay ODA hơn 7.677 tỷ đồng là rất lớn nếu thời gian tới, Công ty tiếp tục thua lỗ.
Thu Hằng

MORE:

EVN phủ nhận vay lại vốn ODA của Nhiệt điện Phả Lại

(Baodautu.vn) Ngày 10/1, Thanh tra Chính phủ tổ chức họp báo công bố kết quả thanh tra 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

>>> EVN "phản pháo" kết luận của Thanh tra Chính phủ
>>> Tổng giám đốc EVN lên tiếng chuyện EVN phá sản
>>> Sai phạm tại EVN: Kết luận "ngót" 6.000 tỷ so với dự thảo
>>> EVN giãy giụa với viễn thông và những chi phí lạ


Cuộc họp báo có mặt ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn EVN.

Trả lời câu hỏi của báo giới về việc Nhà máy nhiện điện Phả Lại vay vốn ODA đầu tư với lãi suất ưu đãi thấp sau đó EVN vay lại với lãi suất cao hơn nhiều lần, số tiền 2.350 tỷ đồng, ông Đinh Quang Tri khẳng định: "Đúng là có chuyện vay vốn và đang xảy ra".


Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, một trong những doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hoá của EVN

Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, một trong những doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hoá của EVN.

Ông Đinh Quang Tri lý giải, trước đây Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hạch toán phụ thuộc EVN . Khi Chính phủ quyết định cổ phần hóa Công ty này EVN phải tiến hành đánh giá lại tài sản, chuyển thành công ty cổ phần.

Trong đó, vốn vay xây dựng nhà máy này là Chính phủ Việt Nam vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản bằng đồng Yên lãi suất chưa đến 2 %, thời gian 20 năm. Nhưng việc EVN vay vốn của Nhà máy Phả Lại vay lại thời gian dưới 20 năm, lãi suất cao hơn cộng thêm các loại phí. Việc cho vay để thu hồi lại đã được Bộ Tài chính đồng ý cơ chế này. Dù EVN đề nghị Bội Tài chính cho vay trực tiếp, nhưng Bộ Tài chính không đồng ý, muốn thông qua EVN.

Nguồn vốn này không phải là vốn ODA mà sau khi Nhà máy Phả Lại cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh có lãi do Nhà máy này chạy liên tục có năm chạy công suất 7.500 giờ/năm nên doanh thu tăng vọt so với kế hoạch và có lợi nhuận. Do thời gian trả nợ được kéo dài theo vốn ODA nên dư vốn khấu hao chưa dùng hết, Công ty cổ phần này được quyền gửi ngân hàng lấy lãi cao hoặc cho doanh nghiệp vay lại.

"Việc Nhà máy Phả Lại cho EVN vay lại được Bộ Tài Chính cho phép theo quy định, EVN được phép huy động lại vốn từ các đơn vị thành viên với lãi suất thỏa thuận, để phục vụ đầu tư điện và việc này là hợp pháp. EVN đã thỏa thuận với các đơn vị để vya lại vốn để đầu tư 1 số dự án như Thủy điện Bản Vẽ. Tính ra việc vay vốn của các đơn vị thành viên vẫn "rẻ" hơn vay vốn của các tổ chức tín dung", ông Tri khẳng định.

Đối với nội dung giao chỉ tiêu kinh doanh lỗ năm 2011 cho các tổng công ty như kết luận của Thanh tra Chính phủ, đại diện EVN cho biết, do năm 2010, 2011 tập đoàn gặp rất nhiều khó khăn như nhu cầu phụ tải tăng cao trong khi nắng hạn thiếu nước, ngành điện phải huy động lượng dầu rất lớn để phát điện nên 2 năm liên tiếp EVN lỗ tổng cộng 12.000 tỷ đồng.

Theo quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hằng năm EVN giao các chỉ tiêu cho các tổng công ty, các đơn vị trong Tập đoàn. Năm 2011 do khó khăn nên EVN đã giao chỉ tiêu lỗ cho các đơn vị để các đơn vị phấn đấu giảm lỗ so với lỗ kế hoạch.

Theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, EVN đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp hơn 121.790 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ hơn 76.000 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ đồng là chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật và việc đầu tư vốn chưa mang lại hiệu quả kinh tế.



No comments:

Post a Comment