19/01/2014
Bauxit Việt Nam
PV Bauxite Việt Nam
Bốn
mươi năm qua cứ đến ngày 19.1, ngày giặc Tàu chiếm Hoàng Sa của tổ tiên
ta, trong trái tim mọi người Việt Nam lại thầm thì, tha thiết gọi tên
Hoàng Sa! Hoàng Sa!
Năm nay tiếng Hoàng Sa không
phải chỉ là tiếng thầm thì, tha thiết trong tim mà đã vang lên thành
tiếng gọi vang vọng trong không gian, vang vọng trong thời gian, vang
vọng từ thế hệ trước sang thế hệ sau, vang vọng ở mọi nơi trên đất nước
Việt Nam, vang vọng ở mọi nơi có người Việt sinh sống trên thế giới.
Chiều
18.1.2014, khoảng 100 người Sài Gòn gọi nhau đến Phòng họp Phạm Tiên
Long, 43 đường Nguyễn Thông, quận Ba, để được cùng nhau nhắc đến Hoàng
Sa, để nghe tiếng Hoàng Sa từ trong lồng ngực vang trong không gian, để
tưởng nhớ những dòng máu Việt Nam đã hòa trong nước biển Hoàng Sa. Tại
đây, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm,
tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo
vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), dưới sự Chủ tế của Linh
mục Nguyễn Trọng Viễn.
Có
mặt ở đây, bên nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu 95 tuổi là hai người vợ
góa của hai chỉ huy chiếm hạm chiến đấu và ở lại mãi mãi với Hoàng Sa,
bà Ngô Thị Kim Thanh vợ liệt sĩ Nguyễn Thành Trí, Thiếu tá hạm phó hộ
tống hạm Nhựt Tảo và bà Huỳnh Thị Sinh vợ liệt sĩ Ngụy Văn Thà, Trung tá
hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo. Những trí thức: bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm,
GS Tương Lai, nhà khoa học Huỳnh Kim Báu, kỹ sư Đỗ Thái Bình, PGS TS
Hoàng Dũng, TS Vũ Thị Phương Anh, TS Nguyễn Xuân Nghĩa, các nhà thơ
Nguyễn Duy, Hoàng Hưng, nhà văn Phạm Đình Trọng, các nhà báo Lê Phú
Khải, Lê Công Giàu, Thế Thanh, Nguyễn Quốc Thái, các nhà nghiên cứu Đinh
Kim Phúc, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thị Khánh Trâm,… bên cạnh những gương
mặt của tuổi trẻ Sài Gòn.
Từ trái qua: Các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu
Nhà thơ Nguyễn Duy
Nhà thơ Hoàng Hưng (trái)
Nhà thơ Nguyễn Quốc Thái (giữa)
Từ trái qua: bà Ngô Thị Kim Thanh và bà Huỳnh Thị Sinh
Mở
đầu buổi lễ, Linh mục Chủ tế nêu rõ: “Chúng ta nhớ lại lịch sử Hoàng Sa
không để oán thù mà để khơi dậy lòng yêu nước, yêu hoà bình và công
lý”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã đọc bài
luận văn quan trọng “Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”, trong
đó ông lược thuật diễn biến lịch sử của việc quản lý liên tục Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam từ các chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(1945), Bảo Đại (1949), Việt Nam Cộng hoà (1955) cũng như quá trình
Trung Quốc (Cộng sản) xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Kết thúc
bài nói, ông chân thành bộc lộ tâm sự của một trí thức công giáo Sài
Gòn đã từng ủng hộ miền Bắc trong cuộc “kiến tạo độc lập – thống nhất”:
“Sau tháng 4/1975, dần dần tôi mới thấy ý đồ của TQ đã từ lâu vẫn giữ
não trạng “đại Hán” xâm chiếm từng mảng lãnh thổ hay lãnh hải của nước
ta mỗi khi có nguy cơ ngoại xâm hay nội chiến. Nói ra quá đau lòng,
nhưng đó là sự thật”.
Linh
mục Lê Quốc Thăng, người con của một sĩ quan hải quân Sài Gòn (tàu HQ
5) bảo vệ Trường Sa và cháu của hai sĩ quan tham gia chiến đấu trên HQ
10 trong trận chiến bi hùng 17-19/1/1974, đã kết thúc phần giảng lễ với
lời nguyện: “Hòa bình không thể tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý,
được hỗ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung nhân từ và tình yêu thương
của con người. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các quốc gia, nhất là các
nước lớn mạnh biết tôn trọng các công ước quốc tế được ký kết, biết đối
xử bình đẳng, tôn trọng giữa các quốc gia và biết đối thoại trong sự
thật để xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực”.
Linh mục Lê Quốc Thăng
Thay
mặt những người dự lễ, GS Tương Lai có bài phát biểu đầy nhiệt huyết và
mạnh mẽ nói lên tâm tình của trí thức nhân sĩ và nhân dân luôn đau đáu
nỗi đau Hoàng Sa, Trường Sa, kiên trì lên tiếng đòi Nhà nước thể hiện
quyết tâm bảo vệ biển đảo của đất nước ở những việc làm rõ ràng, cụ thể.
Một trong những việc ấy là: sớm chính thức biểu dương lòng yêu nước của
các chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 (xem toàn văn bài Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở đăng ngay sau bài này).
GS Tương Lai và nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
Sau
buổi lễ, một số anh em đến nhà của bà Ngô Thị Kim Thanh, một căn hộ ở
chung cư Trần Quốc Toản, để thắp nhang cho liệt sĩ Nguyễn Thành Trí. Vừa
đến cầu thang chung cư, thì gặp hai nhà báo Huy Đức và Mạnh Quân đang
ôm một giỏ hoa quả đi lên.
Sau khi thắp nhang,
kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà báo Huy Đức thông báo cho gia đình liệt sĩ
Nguyễn Thành Trí và cả bà quả phụ Ngụy Văn Thà về kết quả cho đến nay
của chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa. Hai anh nhấn mạnh chương trình sẽ là
một điểm nối kết Nam Bắc, thúc đẩy tình cảm hòa giải hòa hợp dân tộc.
Hoàng Sa – đó là nơi chúng ta thấy rõ kẻ xâm lược. Mà xâm lược thì thời
nào cũng vậy, là kẻ thù chung của con dân nước Việt, bất kể Nam hay Bắc.
Từ
trái qua: kỹ sư Đỗ Thái Bình, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Huy Đức,
nhà báo Mạnh Quân, nhà văn Phạm Đình Trọng và hai người con của liệt sĩ
Nguyễn Thành Trí – Nguyễn Thị Thanh Thảo và Nguyễn Thanh Triết.
Kỹ sư Đỗ Thái Bình thắp nén nhang lên bàn thờ liệt sĩ Nguyễn Thành Trí
Nhà văn Phạm Đình Trọng thắp nhang
TS Phạm Chí Dũng thắp nhang
Hàng ghế đầu, từ trái: Nhà văn Phạm Đình Trọng, bà Ngô Thị Kim Thanh, bà Huỳnh Thị Sinh, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
“Hòa bình không thể tách rời khỏi những
đòi hỏi của công lý, được hỗ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung nhân
từ và tình yêu thương của con người. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các
quốc gia, nhất là các nước lớn mạnh biết tôn trọng các công ước quốc tế
được ký kết, biết đối xử bình đẳng, tôn trọng giữa các quốc gia và biết
đối thoại trong sự thật để xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực”,
đó là một trong những lời nguyện trong thánh lễ.
Đáp từ, GS Tương Lai bằng bài phát biểu
rất nóng, “Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta
không cháy lên, thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng” vì sự
tồn vong của quốc gia dân tộc.
Nhà nghiên cứu Phạm Chí Dũng (thứ hai, từ trái)
No comments:
Post a Comment