Sunday, January 19, 2014

Xuyên biển Hà Tiên, điện ra Phú Quốc

 THANH NIÊN

Ngẫm chuyện điện Phú Quốc

 

Lần đầu tiên trong lịch sử, điện lưới đã ra đến Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất trong số các đảo của Việt Nam, nơi mà mỗi khi nhắc đến người ta hay so sánh nó với quốc gia phú cường Singapore về diện tích.

Đảo chỉ cách đất liền hơn 50 cây số, một quãng đường không đến nỗi dài lắm nhưng để Phú Quốc sáng bừng ánh điện từ lưới điện quốc gia hôm nay, cư dân trên đảo đã phải chờ đợi suốt mấy chục năm. Kể cũng hơi lâu.

Đã có thời, “điện đường trường trạm” là mục đích, phương tiện lẫn tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. Trong “tứ quý” ấy, điện được coi là điều kiện tiên quyết, mở đường cho những giá trị tiếp theo. Về cơ bản, suốt mấy chục năm qua, ánh sáng điện đã xua đi bao tăm tối đói nghèo trên nhiều vùng đất nước, thúc đẩy sự phát triển, đem lại cho người dân cuộc sống mới cả về kinh tế, xã hội lẫn văn hóa, tinh thần. Chỉ tiếc rằng, do điều kiện địa lý cách trở, nhiều hòn đảo có tầm quan trọng chiến lược về an ninh quốc phòng, kinh tế vẫn nằm ngoài vùng phủ điện, vẫn đói điện, thiếu điện triền miên năm này qua năm khác. Phú Quốc cũng vậy, dù đầy tiềm năng để xứng với cái tên của nó nhưng cũng không thoát khỏi vòng kim cô ấy, tình trạng đầu tư phát triển ở đảo nhiều năm dài chịu cảnh chợ chiều.

Chính vì vậy, tuyến cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á, nối Hà Tiên đất liền tới đảo Phú Quốc có thể xem như một kỳ công. Công trình trị giá hơn 2.300 tỉ đồng này chính thức triển khai ngày 5.12.2013, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Đường cáp ngầm đã liền mạch, dòng điện lưới đã nối đôi bờ, chắc chắn người dân và các cơ quan, công sở, nhà máy, xí nghiệp trên đảo sẽ đón Tết Nguyên đán 2014 tràn đầy ánh sáng mà không ngại lo chuyện cắt điện theo giờ quy định như nhiều năm qua. Và không chỉ dịp tết, mãi về sau, điện không còn là nỗi thắc thỏm thường trực của người dân Phú Quốc.

Vui thì vui thật nhưng ngẫm kỹ có chút lăn tăn. Một hòn đảo rộng gần bằng cả quốc gia bạn, sau suốt bao nhiêu năm dài kể từ ngày thống nhất đất nước, mới được dùng điện lưới, là quá chậm. Cứ ca ngợi nào đảo ngọc, thiên đường du lịch, chất chứa tiềm năng… vậy mà sự quan tâm lại cực kỳ đủng đỉnh. Cả nước điện khí hóa khẩn trương nhưng đảo ngọc vẫn phải nuôi mơ ước điện lưới từng giờ. Đành rằng việc cấp điện cho hòn đảo cách đất liền hơn 50 cây số không đơn giản, còn phải lập dự án, tìm nguồn vốn, kiếm nhà đầu tư, nhà cung cấp thiết bị… nhưng rõ ràng tình trạng ngâm lâu như thế chứng tỏ nhiều cấp chưa có hành động quyết liệt để mau chóng phát triển đời sống kinh tế - xã hội hòn đảo cực kỳ quan trọng này, mà khởi đầu từ điện.

Vốn đầu tư 2.300 tỉ đồng không phải nhỏ nhưng nếu so sánh với những vụ tham nhũng, thất thoát vài nghìn tỉ nhan nhản vừa qua thì rất đáng để ta suy nghĩ về chiến lược đầu tư cho biển đảo. Việc nhà thầu thi công là Công ty Prysmian Powerlink SRL (Ý) triển khai chỉ trong hơn 1 tháng đã kéo xong cáp, hoàn thành vượt mức đến 6 tháng cũng chứng minh vấn đề kỹ thuật không phải là trở ngại ghê gớm đến mức phải bó tay. Điều gây cản trở, sức ì khiến Phú Quốc thiếu điện suốt mấy chục năm, lỡ bao nhiêu cơ hội, cần phải có sự đánh giá, xem xét nghiêm túc. Vì sao? Vì không chỉ có Phú Quốc, còn rất nhiều vùng đất, hải đảo, biên cương đã và đang trong tình trạng ấy.

Rút ra từ bài học Phú Quốc, điều đó chả đáng suy ngẫm sao.

Nguyễn Thông

Tuổi trẻ

Xuyên biển Hà Tiên, điện ra Phú Quốc

12/01/2014 08:14 (GMT + 7)

TT - Lúc 10g02 ngày 11-1-2014 tại trạm biến áp 110kV Hà Tiên, êkip trực vận hành trạm đã đóng điện thử nghiệm công trình đường dây cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc sau gần hai tháng thi công.
Cáp ngầm 110kV Hà Tiên - Phú Quốc treo trên phao đang được kéo từ từ vào bờ đất liền Hà Tiên (tại ấp Hòa Phầu, xã Thuận Yên) bằng máy kéo. Người nhái dưới nước và công nhân trên bờ kéo dây điều chỉnh đầu cáp đi vào bờ cho đúng hướngTàu chuyên dùng Enterprise Cable của Ý đảm nhiệm trọng trách chôn 57,33km cáp ngầm 110kV nối Hà Tiên với Phú QuốcChuyên gia người Ý của tàu chuyên dùng Enterprise Cable chỉ huy công nhân thực hiện việc rải cáp qua bộ đàm
Máy thả cáp khổng lồ trên tàu chuyên dùng Enterprise Cable
Các chuyên gia người Ý và Việt Nam lên kế hoạch trước khi thả cáp ngầm
Ông Hồ Quang Ái, phó tổng giám đốc Công ty Điện lực miền Nam (thứ hai từ phải qua), cùng với các kỹ thuật viên theo dõi thông số dòng điện lưới quốc gia mới chuyển từ Hà Tiên ra Phú Quốc
Cáp ngầm 110kV Hà Tiên - Phú Quốc được kéo vào trụ tiếp bờ đất liền Hà Tiên (tại ấp Hòa Phầu, xã Thuận Yên) chiều 27-12-2013Cuộn cáp ngầm 110kV dài gần 60km sản xuất riêng theo đơn đặt hàng của Việt Nam được tàu Enterprise Cable chở từ Ý quaAnh Ngô Chính Thi ở tổ 8, ấp Chuồng Víc, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang dạy con học dưới ánh đèn dầu. Sắp tới sẽ không còn hình ảnh này10g02 ngày 11-1-2014, điều hành viên Vũ Ngọc Thăm đóng điện công trình cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc tại trạm biến áp 110kV Hà TiênNiềm vui của các kỹ thuật viên phụ trách nhận điện ở trạm Phú Quốc khi đồng hồ báo nhận được điện từ Hà TiênAnh Dương Sanh Ty ở ấp Gành Gió, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc cho biết đến bây giờ mới dám sắm tủ lạnh, nhờ tới đây giá điện chỉ bằng 1/3 so với lâu nay

Cùng lúc tại trạm biến áp 110kV Phú Quốc đã đón tín hiệu điện áp 110kV lần đầu tiên từ đất liền chuyển ra. Tổng công ty Điện lực miền Nam đang cùng các đơn vị liên quan tiến hành hiệu chỉnh toàn bộ thiết bị, đường dây công trình để đưa điện lưới quốc gia ra Phú Quốc trong dịp Tết Nguyên đán này.

Điện là một vấn đề khó khăn của Phú Quốc. Bao nhiêu năm nay “đảo ngọc” phải xài điện chạy bằng diesel rất đắt, nên đời sống của người dân khó khăn, sản xuất gặp nhiều trở ngại. Ngay như sân bay Phú Quốc, lãnh đạo ở đây cho biết mỗi năm lỗ hàng chục tỉ đồng do... điện!

Sự khó khăn đó sắp sửa chấm dứt trong vài ngày tới. Từ nay người dân, doanh nghiệp ở Phú Quốc sẽ được sử dụng nguồn điện ổn định với giá bán điện như trong đất liền, bình quân 1.508,85 đồng/kWh, kết thúc thời kỳ sử dụng điện của Nhà máy điện diesel Phú Quốc giá bình quân 5.060 đồng/kWh (thậm chí có nơi người dân sử dụng điện mua lại từ nguồn diesel tại chỗ với giá lên đến 25.000 đồng/kWh như ở hai xã phía bắc đảo là Gành Dầu và Bãi Thơm).

Để tháo gỡ khó khăn cho Phú Quốc, dự án cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc ra đời, với tổng vốn đầu tư 2.336 tỉ đồng.
Để làm được dự án này không phải là điều đơn giản, khi phải chôn cáp ngầm dưới đáy biển dài 57,33km. Vì vậy, việc thi công phải nhờ vào nước ngoài, và đơn vị được “chọn mặt gửi vàng” là Công ty Prysmian Powerlink SRL (Ý).

Việc lắp đặt cáp ngầm dưới đáy biển được thực hiện hoàn toàn tự động bằng tàu chuyên dùng Enterprise Cable di chuyển, điều khiển hướng theo hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Cáp được kéo rải và chôn đồng thời dưới đáy biển thông qua các robot và hệ thống ống phun nước cao áp thổi đất cát dưới đáy biển để tạo ra mương rãnh sâu theo yêu cầu, lượng đất cát xói lở sẽ được ống phun định hướng đẩy về phía sau lấp đầy rãnh này.

Tất cả quy trình đào rãnh, thả, chôn cáp được thực hiện liên tục và đồng thời. Độ sâu chôn cáp có thể điều chỉnh bằng hai chân trượt thủy lực phía trước robot, tối đa có thể chôn sâu 3m dưới đáy biển.
Chính thức triển khai từ ngày 5-12-2013 ở phía Phú Quốc, đến ngày 22-12-2013 tàu Enterprise Cable đã vào đến Hà Tiên với tốc độ lắp đặt trung bình 3,2km/ngày, tốc độ cao nhất là 4,23km ở ngày 17-12-2013, độ sâu lắp đặt trung bình dưới đáy biển đều hơn 1,5m.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án cáp ngầm xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc đóng điện vận hành vào quý 3-2014, tuy nhiên nhà thầu Prysmian Powerlink SRL đã hoàn thành công việc sớm hơn so với kế hoạch đến sáu tháng.

Chúng tôi đã may mắn bám sát công trình đầy ý nghĩa này từ ngày khởi công và ghi lại những hình ảnh thú vị của chuyện xuyên biển Hà Tiên, đưa điện ra Phú Quốc.

Công nhân Công ty Điện lực miền Nam bóc tách hơn 10 lớp bọc kiểm tra chất lượng của cáp ngầm 110kV


NGUYỄN CÔNG THÀNH - THUẬN THẮNG thực hiện
 

No comments:

Post a Comment