Chủ nhật, 04/8/2013 16:12 GMT+7
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Đắk Lắk, hầu hết các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng xuống cấp
này đều nằm trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Công trình thuỷ lợi Cư Kpô, xã Cư Kpô (huyện Krông Búk),
K47 xã Ea Kly (huyện Krông Pắk), A6, xã Ea Wy , hồ buôn Riêng (huyện Ea
H’Leo)… thân đập, mái thượng, hạ lưu, tràn xả lũ, cống lấy nước đều bị
hư hỏng nặng, rò rỉ nước. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, trên địa bàn hiện
có 17 công trình thuỷ lợi của Tổng Công ty cà phê Việt Nam mới bàn giao
lại cho địa phương nằm trên địa bàn các huyện M’Đ’rắk, Ea Kar cũng có
khả năng bị vỡ ngay trong mùa mưa lũ này. Huyện M’Đrắk hiện có 60 hồ đập
thuỷ lợi, trong đó đã có 10 công trình xuống cấp nghiêm trọng không đảm
bảo an toàn trong mùa mưa lũ này.
Cũng
theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, các công trình
thuỷ lợi này đưa vào khai thác sử dụng đã lâu, khoảng từ 30 năm trở lên,
nhưng chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, không hoàn chỉnh, chỉ mới hoàn
thành công trình đầu mối, thiếu hệ thống kênh dẫn nước, trong khi đó,
thiếu nguồn vốn dành cho việc tu bổ, nâng cấp, nạo vét, phát dọn hàng
năm nên các công trình nhanh xuống cấp, nhanh hư hỏng.
Hiện
nay, tỉnh Đắk Lắk cũng chỉ mới cân đối bố trí được 34 tỷ đồng trong
tổng số nhu cầu trên 200 tỷ đồng để các địa phương tập trung tu bổ, sửa
chữa các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng nhằm tích nước phục vụ cho
sản xuất vụ đông xuân sắp đến. Tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương có các
công trình bị hư hỏng nhưng chưa bố trí được vốn để sửa chữa cần huy
động lực lượng tại chỗ tu bổ, dọn dẹp kênh mương, khơi thông dòng chảy
để đảm bảo thoát lũ nhanh. Khi mùa mưa lũ về, các địa phương bố trí lực
lượng trực 24/24 giờ , chuẩn bị vật tư, phương tiện, lao động …để ứng
cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra nhằm tránh thiệt hại về người và tài
sản./.
Quang Huy
No comments:
Post a Comment