Thứ ba, 26 Tháng 3 2013 15:52
VIETRADE - Xuất khẩu
Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72
triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí
thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Theo Hiệp hội Lương
thực Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đạt 3,45 tỷ đô la
Mỹ. Dự báo xuất khẩu gạo của nước ta mùa vụ 2012/13 giảm xuống còn 7,4
triệu tấn, do sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ và Thái Lan cũng như nhu cầu
tại một số thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia sụt giảm.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục
duy trì các quy định về đăng ký xuất khẩu gạo và giá xuất khẩu tổi thiểu
(MEP) trên cơ sở các quy định mới của Chính phủ về xuất khẩu gạo – Nghị
định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của chính phủ về kinh
doanh xuất khẩu gạo.
Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012, Indonesia, Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.
Áp lực thị trường ngày càng lớn tại Phillippines trong mùa vụ 2012/13 khi mà Bộ Công Thương vừa đồng ý với kiến nghị của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu gạo sang Phillipines nhằm tận dụng cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo. Trước đây, đối với các thị trường tập trung gồm Philippines, Malaysia, Indonesia, hợp đồng xuất khẩu phải dựa trên thỏa thuận của chính phủ hai nước. Chính phủ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ định một doanh nghiệp đứng ra đàm phán ký kết, cụ thể là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2), sau đó về phân chia cho các doanh nghiệp hội viên VFA.
Mùa vụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 2 triệu tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế rất cạnh tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).
Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên mà thường từ quý 2 trở đi. Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá FOB; hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia châu Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục này.
Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012, Indonesia, Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.
Áp lực thị trường ngày càng lớn tại Phillippines trong mùa vụ 2012/13 khi mà Bộ Công Thương vừa đồng ý với kiến nghị của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu gạo sang Phillipines nhằm tận dụng cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo. Trước đây, đối với các thị trường tập trung gồm Philippines, Malaysia, Indonesia, hợp đồng xuất khẩu phải dựa trên thỏa thuận của chính phủ hai nước. Chính phủ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ định một doanh nghiệp đứng ra đàm phán ký kết, cụ thể là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2), sau đó về phân chia cho các doanh nghiệp hội viên VFA.
Mùa vụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 2 triệu tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế rất cạnh tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).
Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên mà thường từ quý 2 trở đi. Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá FOB; hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia châu Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục này.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012
5% | 10% | 15% | 25% | 100% | Glutinous | Jasmine | Các loại khác | Tổng | |
Châu Á | 2.684.815 |
-
|
1.505.767 | 793.317 | 15.925 | 309.434 | 433.707 | 5.832 | 5.748.797 |
Châu Phi | 821.826 |
-
|
75.947 | 98.407 | 365.610 |
-
|
104.162 | 52.356 | 1.518.308 |
Châu Âu và các nước CIS | 39.828 | 24.699 | 756 |
-
|
-
|
-
|
24.564 |
-
|
89.847 |
Châu Mỹ | 32.014 |
-
|
213.090 | 2.901 | 55.883 |
-
|
25.445 |
-
|
329.333 |
Châu Úc | 19.235 |
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
11.036 |
-
|
30.271 |
Tổng | 3.597.718 | 24.699 | 1.795.560 | 894.625 | 437.418 | 309.434 | 598.914 | 58.188 | 7.716.556 |
Nguồn: Thông tin thương mại/ Tổng cục Hải quan Việt Nam/ Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang
muốn tiếp cận thị trường mới để đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất
khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm ngoái và đang tìm cách mở rộng thị
phần tại Tây bán cầu.
Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Tiêu thụ lúa gạo trong nước dự kiến sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm 2013.
Nhập khẩu
Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Tiêu thụ lúa gạo trong nước dự kiến sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm 2013.
Nhập khẩu
Việt Nam nhập khẩu phần lớn gạo từ
Căm-pu-chia và một lượng nhỏ gạo nếp từ Lào. Hầu hết các đơn hàng từ
Căm-pu-chia sẽ được thực hiện vào đầu năm dương lịch, ngay sau khi vụ
mùa chính tại nước này được thu hoạch. Tại Việt Nam, lúa nhập khẩu sau
khi xử lý được dùng để đáp ứng nhu cầu trong nước, do phần lớn gạo được
trồng ở đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn phục vụ cho hoạt động xuất
khẩu. Tuy nhiên, không có số liệu chính thức về lượng gạo nhập khẩu, vì
lúa từ Căm-pu-chia được chuyển vào Việt Nam phần lớn qua đường tiểu
ngạch thông qua những chiếc thuyền nhỏ, khiến cho việc theo dõi rất khó
khăn.
Mùa vụ 2011/12, theo một số báo cáo, một lượng lớn gạo Căm-pu-chia được tái xuất sang Căm-pu-chia sau khi đã được xay xát tại Việt Nam. USDA đã điều chỉnh lượng gạo nhập khẩu từ Căm-pu-chia từ 400.000 xuống còn 100.000 tấn. Dự báo kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam từ Căm-pu-chia mùa vụ 2012/13 và 2013/14 vẫn duy trì ở mức 100.000 tấn.
Tin liên quan:
Mùa vụ 2011/12, theo một số báo cáo, một lượng lớn gạo Căm-pu-chia được tái xuất sang Căm-pu-chia sau khi đã được xay xát tại Việt Nam. USDA đã điều chỉnh lượng gạo nhập khẩu từ Căm-pu-chia từ 400.000 xuống còn 100.000 tấn. Dự báo kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam từ Căm-pu-chia mùa vụ 2012/13 và 2013/14 vẫn duy trì ở mức 100.000 tấn.
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Đọc thêm:
DÂN VIỆT
08/06/2013
Thái Lan sẽ giành lại vị trí nhà xuất khẩu gạo số 1 thế giới vào thập kỷ tới
Thái Lan mất vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào tay Ấn Độ
năm 2012 sau khi giữ danh hiệu này trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, quốc
gia đông nam Á này có thể sớm lấy lại vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu
và giữ ít nhất mười năm, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế
giới (OECD).
OECD cho rằng xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2013 sẽ đạt khoảng 8,8 triệu tấn và sau đó duy trì quanh mức 12 triệu tấn cho đến năm 2022, giúp Thái Lan thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trong thập kỷ tới. Lượng gạo xuất khẩu Thái Lan đã giảm xuống quanh mức 7 triệu tấn trong năm 2012, giảm 35% so với mức 10,6 triệu tấn trong các năm trước đó.
Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thứ hai thế giới vào năm 2012, dự kiến sẽ vẫn ở vị trí thứ hai trong niên vụ 2013-2022. Dự kiến, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sẽ vượt 8 triệu tấn trong năm 2015 và tăng đều đặn lên quanh mức 9,7 triệu tấn trong năm 2022.
Trong khi đó, lượng gạo xuất khẩu Ấn Độ dự kiến sẽ xuống quanh mức 6,3 triệu tấn trong năm 2013, lên cao nhất khoảng 7,2 triệu tấn năm 2015 và sau đó giảm về quanh mức 5,3 triệu tấn trong năm 2022. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2012 với khoảng 10,4 triệu tấn.
Tổng thương mại gạo toàn cầu dự kiến đạt tới 45 triệu tấn vào năm 2022, tăng khoảng 23% so với 36,5 triệu tấn trong năm 2013, theo OECD.
OECD cho rằng xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2013 sẽ đạt khoảng 8,8 triệu tấn và sau đó duy trì quanh mức 12 triệu tấn cho đến năm 2022, giúp Thái Lan thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trong thập kỷ tới. Lượng gạo xuất khẩu Thái Lan đã giảm xuống quanh mức 7 triệu tấn trong năm 2012, giảm 35% so với mức 10,6 triệu tấn trong các năm trước đó.
Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thứ hai thế giới vào năm 2012, dự kiến sẽ vẫn ở vị trí thứ hai trong niên vụ 2013-2022. Dự kiến, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sẽ vượt 8 triệu tấn trong năm 2015 và tăng đều đặn lên quanh mức 9,7 triệu tấn trong năm 2022.
Trong khi đó, lượng gạo xuất khẩu Ấn Độ dự kiến sẽ xuống quanh mức 6,3 triệu tấn trong năm 2013, lên cao nhất khoảng 7,2 triệu tấn năm 2015 và sau đó giảm về quanh mức 5,3 triệu tấn trong năm 2022. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2012 với khoảng 10,4 triệu tấn.
Tổng thương mại gạo toàn cầu dự kiến đạt tới 45 triệu tấn vào năm 2022, tăng khoảng 23% so với 36,5 triệu tấn trong năm 2013, theo OECD.
No comments:
Post a Comment