Saturday, August 3, 2013

Nghị định 72/2013 làm "đảo lộn" hệ thống mạng xã hội

Nghị định 72/2013 làm "đảo lộn" hệ thống mạng xã hội


Vừa được ban hành vào ngày 15/7/2013 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2013, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm "siết chặt" họat động thông tin trên internet, trong đó có những điểm đáng ủng hộ nhưng cũng có nhiều điểm gây "khó khăn" họat động cập nhật thông tin của người dân.

      1. Đã có quy định pháp luật về điều chỉnh game online:
 
        Game online được phân loại thành 4 loại G1, G2, G3, G4 theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ. G1 là trò chơi có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp; G2 là trò chơi chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ; G3 là trò chơi có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không tương tác với máy chủ; G4 là trò chơi được tải về qua mạng và người chơi không có sự tương tác với nhau lẫn với máy chủ.
Game online sẽ được quản lý chặt chẽ

       Việc cấp phép phát hành game cho các doanh nghiệp cũng sẽ dựa vào 4 loại game G1, G2, G3, G4. Các trò chơi G1 cần có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản do Bộ TT&TT cấp. Các trò chơi G2, G3, G4 cần có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ và thông báo cung cấp dịch vụ với từng trò chơi điện tử.

       2. Lần đầu tiên việc quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới được đưa vào Nghị định:

       Điều 22 của nghị định này quy định, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam. 
 
       Nhiều ý kiến cho rằng với điều khoản này, việc quản lý các nhà cung cấp dịch vụ có số lượng người dùng lớn ở Việt Nam như Google, Facebook... sẽ chặt chẽ. 
 
Các DN như google, yahoo sẽ phải chịu nhiều ràng buộc pháp lý
     
Trước đó, các doanh nghiệp internet của Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về sự cạnh tranh “không công bằng” khi các doanh nghiệp nước ngoài có doanh thu lớn từ thị trường Việt Nam nhưng không phải nộp thuế cũng như chịu bất cứ hình thức quản lý nào. 
 
     “Việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới không chỉ liên quan đến các cá nhân tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam mà liên quan đến các tổ chức cá nhân bên ngoài lãnh thổ Việt Nam vì vậy chúng tôi sẽ phải tham chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ học tập kinh nghiệm của các nước khác cũng như thông lệ quốc tế trong vấn đề quản lý dịch vụ xuyên biên giới”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết. 
 
       3. Trang Facebook cá nhân không được tổng hợp thông tin:
 
      Nghị định 72 định nghĩa "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp"
 
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, giải thích: "Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".
 
"Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý. Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng bổ sung.
Facebook cá nhân sẽ bị quản lý chặt chẽ
       
       Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc ban hành Nghị định này nhằm ngăn chặn các nhà báo và blogger đưa tin trên mạng với mục đích bắt các công ty Internet trên toàn cầu như Google, Facebook và một số khác phải đồng lõa với việc tăng cường đàn áp tự do Internet.
 
Nguồn: thanhnien.com, bbc tiếng việt, vnexpress và một số trang khác

Cập nhật bởi danusa ngày 01/08/2013 10:36:33 SA

No comments:

Post a Comment