We can't rely on state-owned media to fight for free speech. It is up to
us citizens to use the internet to bring change to China
Chairman Mao,
portrayed above by Andy Warhol, wrote: 'communists … maintain control
with the power of the pen.' Photograph: AP/Christie's
For ages, artists have asked difficult questions about the human
condition. It is their privilege to pursue such questions without
needing to yield practical results. As individuals, and as a society, we
can never really say we know everything. Society allows artists to
explore what we don't know in ways that are distinct from the approaches
of science, religion and philosophy. As a result, art bears a unique
responsibility in the search for truth. Art is a social practice
that helps people to locate their truth. The truth itself, or the
so-called truth presented by the media, has limitations. Manipulation of
the truth does not lead to a lack of truth – it's worse than no truth.
Manipulated truths help the powerful, or advance the positions of the
people who publicize them. So the arts and journalistic media play
completely different roles. I think it is important for artists
to see themselves as privileged, and to bear some responsibility,
because their job is about communication and expression. These are the
core values of life, of being individuals. Most people don't realize
that they have to fight for this, but for us artists, it's necessary. By mixing art with personal observations and social commentary, I became part of the first generation to use the internet
well. At first, I would spend day and night online – 16 hours a day, or
even 24 hours, if important events were unfolding. I became excited
about blogging
because I thought it was a way for me to accomplish something I always
desired: direct communication. My first blog post in 2005 was a single
sentence:
"To express yourself needs a reason; expressing yourself is the reason."
That reason, for me, is clear: in China,
the media are owned by an authoritarian state, which uses brute power
to control information. Since 1949, the media have never revealed a
cracked door; even when they want to release a simple fact, it's always
with some propagandistic intentions. Southern Weekly,
which had its New Year's editorial article calling for more reforms
censored in an incident that became a global event, is just one paper
where the party maintains the right to decide what can be published. To
be clear, it's not privately owned. It has never run the opinions of
individuals. They're a bit more liberal – I know all the editors there –
but they never, during the whole incident, spoke out once to defend
freedom of expression. Not one of them. They never even mentioned
freedom. They simply said they had to follow the publishing procedure
established by the company, which gives the editors the right to look at
final article proofs offered by the propaganda department. The
propaganda department abused its power, and the editors objected to the
procedural irregularity of an article being published without their
final vetting. So the argument has nothing to do with freedom of
expression, because the editors did not raise that possibility. They
don't even have the guts to say that. Of course, the public is
using this case to fight for freedom of expression. But it's just a few
hundred people – in China, nothing. If it had been a larger gathering,
the police would have broken it up and arrested people. During the whole
incident, not one editor left the building to talk to the people
protesting outside. They think the people outside might cause them
trouble. Today, the newspaper has gone back to business as usual.
They owe the public some explanation about what kind of deal they
finally set. They need to reach out to their supporters and talk about
how the conflict was resolved, not just get back to work without
addressing what happened – and honestly explaining the extent of the
party's influence. There is no way the party leaders will relax censorship
or grant individual liberties, because they have built a fortune – an
empire – from the present system. Without this structure, there is no
such profit left for them. Their lives depend on the denial of freedom of speech
and democracy. In this society, there are two sides: the people who
govern and the rest, who have no power. Between them, there's no
communication. The people in power never listen to anybody, and they
have never made themselves legitimate; they haven't held real elections
in over 60 years. Chairman Mao once said:
"As communists we gain control with the power of the gun and maintain control with the power of the pen."
If
the people are free to speak, then the first thing they will discuss is
the legitimacy of those in power – and those people would immediately
lose their power. Over decades, they gradually lost the moral ground.
Then they lost the ideological ground. But they still have the army and
the propaganda. And they're not trying to make any improvements; they
will literally just grab the gun and kill anybody who has a different
voice. So, traditional media clearly have many restrictions: they
are strongly influenced by their owners – the state, in China's case.
On the internet, by contrast, everybody has equal rights. They say all
men are created equal, but you're so limited by who you are, who your
father is, whom you know, how much money you have, and your education.
Through the internet, everything is abstract; you don't really know any
of that. With 140 Chinese characters on Twitter, you can write a
short story or novel. It's not like in English, where you only have room
for one question or piece of information. So we're very privileged. But
at the same time, I have been censored countless times for blogging on Sina Weibo, sharing my opinions and publishing the names and stories of children killed during the Sichuan earthquake.
The authorities delete my sentences. When they find that I'm writing
too much, they shut off my IP. So I have to use another one and write
under another username. Sometimes, in one month, I have to use a hundred
different IP addresses. Still, whatever I do, they'll try to recognize
me from the way I talk and the name I take – variations on my name like "Ai Weiwei", "Ai Wei", "Ai" and so on. Hundreds
of thousands of people have registered similar names to confuse the
authorities policing the internet. People support me by wearing these
virtual masks, calling themselves "Wei" or whatever. Finally, the
authorities shut off all access to Sina Weibo and deleted popular
accounts linked to me, while they took care to hide their own
identities. In April 2011, I was arrested.
After 81 days of detention, I was released on probation, and they
fabricated an accusation against me and fined me on charges of tax
evasion. Thanks to the internet, these events unfolded in front of
everybody, and I have garnered a tremendous amount of support. In just
the first few days, 30,000 people donated money to us to pay the fine, which is over 9m yuan. Nobody
could ever have imagined something like this would happen: you're
accused by the state, and everybody supports you. When they give us
money, they just say, "We never had a chance to vote. This is our vote,
so just take it." We're returning every cent, though it may take us a
whole year. Many people refused to give us their address, either because
they don't need the money back or they are scared that the police will
locate them. This fight is not about me. It's a fight for simple principles: freedom of expression and human rights – the essential rights, like sharing our opinions, that make us human and not slaves. Every
day, we put the state on trial – a moral trial, conducted with logic
and reasoning. Nothing could be better than this. I am preparing a
budding civil society to imagine change. First, you need people to
recognize they need change. Then, you need them to recognize how to make
change. Finally, change will come.
Nghệ sỹ nổi tiếng, nhà hoạt động dân chủ và
nhà triết học Trung Quốc nói về vai trò của nghệ sỹ và internet trong
chặng đường đấu tranh giành quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận. BBC giới thiệu bài viết của ông Ngải Vị Vị đăng trên báo Bấm
The Guardian của Anh trong đó ông đặt vấn đề ‘tòa án đạo đức’ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Chúng ta không thể dựa vào truyền thông nhà nước để đấu tranh cho tự
do ngôn luận. Mỗi công dân trong chúng ta phải quyết định sử dụng
internet để thay đổi Trung Quốc. Bấy lâu nay nghệ sỹ vẫn đặt ra những câu hỏi khó
về điều kiện sống của nhân loại. Họ được quyền ưu tiên theo đuổi những
câu hỏi lớn như thế mà không cần phải đưa ra kết quả thực tiễn. Với vị thế cá nhân, và vị thế xã hội, chúng ta
không bao giờ có thể thực sự nói rằng chúng ta biết mọi điều. Xã hội cho
phép nghệ sỹ khám phá những gì chúng ta không biết bằng phương cách
khác biệt hẳn so với khoa học, tôn giáo và triết học. Thế nên, nghệ
thuật mang một loại trách nhiệm riêng biệt trong công cuộc đi tìm sự
thật. Nghệ thuật là phương thức xã hội giúp con người
xác định sự thật. Bản thân sự thật, hoặc cái gọi là sự thật mà truyền
thông vẫn phô bày, có giới hạn của nó. Bóp méo sự thật không dẫn tới
việc làm mất đi sự thật – nó còn tệ hơn là không có sự thật. Bóp méo sự thật có lợi cho những ai có quyền,
hoặc có lợi cho vị trí của những người xuất bản. Thế nên nghệ thuật và
báo chí truyền thông có hai vai trò khác hẳn nhau.
Một tác phẩm sắp đặt của ông Ngải Vị Vị
Tôi nghĩ điều quan trọng với nghệ sỹ là họ nên
nhìn nhận bản thân mình là những người có được đặc quyền, và có trách
nhiệm, bởi công việc của họ là giao tiếp và thể hiện. Đây là những giá
trị chủ chốt của cuộc sống, của việc là một cá nhân. Hầu hết mọi người
không nhận ra rằng họ đang đấu tranh cho những điều đó, nhưng với nghệ
sỹ chúng ta, nó là điều cần thiết. Bằng việc pha trộn nghệ thuật với các quan sát
cá nhân và diễn giải xã hội, tôi trở thành một phần của thế hệ đầu tiên
sử dụng internet khá thuần thục. Đầu tiên, tôi dành cả ngày và đêm trên
mạng – tức là khoảng 16 tiếng, thậm chí 24 tiếng, nếu có sự kiện quan
trọng. Tôi trở nên rất ham viết blog vì tôi nghĩ đó là
cách để tôi đạt những gì mình luôn mong muốn: truyền đạt thông tin một
cách trực tiếp. Trang blog đầu tiên của tôi hồi năm 2005 chỉ có đúng một
câu: “Để biểu hiện bản thân cần đến một lý do; biểu hiện bản thân là một lý do.” Lý do đó với tôi rất rõ ràng: ở Trung Quốc, làm
chủ truyền thông là chính quyền, giới này sử dụng quyền lực hung bạo để
kiểm soát thông tin. Từ năm 1949, truyền thông vẫn chưa bao giờ để lộ
ra kẽ hở nào; thậm chí ngay cả khi họ muốn đăng một chuyện thật rất đơn
giản, thì bao giờ cũng vẫn phải gắn với ý định tuyên truyền. Phương Nam Tuần báo chẳng hạn, từng có bài dịp
năm mới kêu gọi cải cách trong kiểm duyệt, và bỗng trở thành một sự kiện
toàn cầu, đây là chỉ là một tờ báo mà đảng vẫn nắm quyền quyết định cho
đăng cái gì. Rõ ràng hơn, đây không phải báo tư nhân. Báo này chưa từng đăng ý kiến cá nhân. Họ cũng
hơi thoáng – tôi biết tất cả các biên tập viên của báo – nhưng họ chưa
từng, trong toàn bộ vụ việc, một lần lên tiếng để bảo vệ tự do biểu đạt.
Không một ai.
"Công
chúng nhân trường hợp này [Phương Nam tuần báo] đấu tranh cho tự do
biểu đạt. Nhưng chỉ có vài trăm người - ở Trung Quốc, con số đó không
thấm vào đâu. Nếu đó là cuộc tụ tập quy mô, cảnh sát đã xông vào cho tan
rã và bắt bớ mọi người."
Họ thậm chí còn chưa bao giờ nhắc đến tự do. Họ
nói là phải đi theo quy trình xuất bản của công ty, mà biên tập viên có
quyền xem bản nháp cuối cùng của phòng tuyên truyền. Phòng tuyên truyền
thì lạm dụng quyền lực, và biên tập viên từ chối không đi theo những gì
không đúng quy định về việc đăng tin bài mà không có duyệt lần cuối của
họ. Thế nên cuộc tranh cãi không liên quan gì tới tự do biểu đạt, bởi
các biên tập viên không hề nhắc đến khả năng đó. Họ còn không có đủ dũng
cảm để nói thế. Tất nhiên, công chúng nhân trường hợp này đấu
tranh cho tự do biểu đạt. Nhưng chỉ có vài trăm người - ở Trung Quốc,
con số đó không thấm vào đâu. Nếu đó là cuộc tụ tập quy mô, cảnh sát đã
xông vào giải tán và bắt bớ mọi người. Trong toàn bộ vụ việc, không có bất kỳ biên tập
viên nào rời tòa nhà để nói chuyện với những người biểu tình bên ngoài.
Họ nghĩ những người đó sẽ chỉ đưa họ vào vòng rắc rối. Bây giờ, tờ báo đã hoạt động lại bình thường. Họ
nợ công chúng lời giải thích về con đường mà họ lựa chọn. Họ cần phải
gặp gỡ với những người ủng hộ và nói xem mâu thuẫn đã được giải quyết
như thế nào, chứ không chỉ đơn giản là làm việc trở lại mà lờ đi những
gì đã xảy ra – và chân thực giải thích ảnh hưởng của đảng sâu rộng tới
mức nào.
Kiểm duyệt và quyền lực
Các lãnh đạo đảng sẽ không bao giờ cởi trói cho
kiểm duyệt hoặc cho phép tự do cá nhân, bởi vì họ đã xây dựng cả một đế
chế từ hệ thống này. Không có cấu trúc này thì chẳng còn lợi lộc nào cho
họ. Cuộc đời họ phụ thuộc vào việc từ chối tự do
ngôn luận và dân chủ. Trong xã hội này, có hai phe: những người có quyền
và số còn lại, những người không có chút quyền lực nào. Không có mối
liên hệ thông tin nào giữa họ.
"Là cộng sản chúng ta có được kiểm soát nhờ uy quyền của súng và tiếp tục kiểm soát sức mạnh của cây bút."
Mao Trạch Đông
Những người có quyền chẳng cần nghe ai, và họ
cũng chưa bao giờ phải chứng tỏ mình một cách chính thống; trong hơn 60
năm qua đã không có cuộc bầu cử thực sự nào. Chủ tịch Mao từng nói: “Là cộng sản chúng ta giành quyền lực bằng họng súng và giữ quyền bằng ngòi bút.” Nếu mọi người đều được nói một cách tự do, thì
điều đầu tiên họ sẽ bàn tới là tính chính danh của những người đang nắm
quyền – và đó là giới không thể bị mất ghế trong một sớm một chiều. Hơn một thập kỷ họ dần thua trên trận địa đạo
đức. Rồi mất luôn cả trận địa tư tưởng. Nhưng họ vẫn có quân đội và công
cụ truyên truyền. Và họ cũng chẳng thèm cố gắng cải thiện; họ chắc sẽ
chỉ vớ lấy súng và giết bất kỳ ai có tiếng nói khác. Thế nên truyền thông truyền thống rõ ràng bị
nhiều hạn chế: họ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nhân – nhà nước, trong
trường hợp của Trung Quốc. Ngược lại, trên mạng ai cũng có quyền như nhau.
Họ nói tất cả mọi người sinh ra bình đẳng như nhau, nhưng bạn bị giới
hạn rất nhiều bởi chính bản thân bạn, bởi cha mẹ bạn là ai, những người
bạn quen biết, bạn có bao nhiêu tiền, và bạn được giáo dục như thế nào.
Trên internet, mọi thứ đều trừu tượng; bạn thực sự không mấy quan tâm về
những thứ đó. Với 140 ký tự tiếng Trung trên Twitter, người ta
có thể viết truyện ngắn hoặc tiểu thuyết. Không phải như tiếng Anh,
người ta chỉ có đủ chỗ để viết được một câu hỏi hay một mẩu thông tin.
Thế nên chúng ta lợi hơn rất nhiều. Nhưng cùng với đó, tôi cũng bị chặn không biết
bao nhiêu lần khi viết trên Sina Weibo, chia sẻ ý kiến của tôi và công
bố danh tính và câu chuyện của những đứa trẻ bị thiệt mạng trong vụ động
đất ở Tứ Xuyên.
"Cuộc
chiến này không phải dành cho tôi. Cuộc đấu tranh chỉ vì những nguyên
tắc đơn giản: tự do biểu đạt và quyền con người – những quyền cơ bản,
như chia sẻ ý kiến của chúng ta, điều làm chúng ta là con người mà không
phải nô lệ."
Chính quyền xóa những gì tôi viết. Khi họ phát
hiện ra là tôi viết khá hăng, thì họ cho đóng luôn địa chỉ IP của tôi.
Tôi phải mở cái mới và dùng tên mới. Thỉnh thoảng, chỉ trong vòng một
tháng, tôi có tới cả trăm địa chỉ IP khác nhau. Thế mà, bất kể tôi dùng
kế gì đi nữa, họ vẫn cố tìm ra tôi bằng văn phong của tôi và những cái
tên tôi chọn – thường là cải biến từ tên tôi như “Ngải Vịvị”, “Ngải Vị”,
“Ngải” vv.. Hàng trăm người cũng đăng ký tên tương tự để làm
rối trí những người kiểm soát internet. Mọi người ủng hộ tôi bằng những
cái tên giả ấy, tự gọi mình là “Vị” hay nhiều thứ khác nữa. Cuối cùng
thì chính quyền chặn hẳn không cho vào Weibo và xóa hết các tài khoản
được nhiều người theo mà liên quan tới tôi, trong khi họ tìm cách giấu
danh tính. Tháng Tư năm 2011, tôi bị bắt. Sau 81 ngày giam
giữ, tôi được hưởng án treo; họ đưa ra cáo buộc và phạt tôi về tội gian
lận thuế. Nhờ có internet, các sự kiện này được đưa ra với
công chúng, và tôi nhận được ủng hộ lớn lao. Chỉ trong vài ngày đầu,
khoảng 30.000 người đã quyên góp để chúng tôi trả được khoản tiền phạt
lên tới hơn 9 triệu đồng Trung Quốc (tương đương gần 1.5 triệu đô la
Mỹ). Không ai có thể tưởng tượng được những việc như thế có thể xảy ra: anh bị chính quyền buộc tội và mọi người cưu mang anh. Khi họ đưa tiền cho chúng tôi, họ chỉ nói:
“Chúng tôi chẳng bao giờ có cơ hội đi bầu cử. Đây là lá phiếu của chúng
tôi, cầm lấy đi.” Chúng tôi vẫn đang trả lại tới từng đồng xu, mặc dù có
thể mất tới cả năm mới trả hết được. Rất nhiều người từ chối không cho
biết địa chỉ, vì họ không muốn lấy lại tiền hoặc họ sợ cảnh sát sẽ lần
ra. Cuộc chiến này không phải vì cá nhân tôi. Nó là
cuộc đấu tranh chỉ vì những nguyên tắc đơn giản: tự do biểu đạt và quyền
con người – những quyền cơ bản, như chia sẻ ý kiến của chúng ta, điều
làm chúng ta là con người mà không phải nô lệ. Mỗi ngày, chúng ta vẫn đưa nhà nước ra xét xử –
phiên xử đạo đức, được dẫn dắt bởi logic và lý lẽ. Không gì có thể tốt
hơn thế. Tôi đang chuẩn bị cho sự nảy nở của một xã hội dân sự để có thể
mường tượng tới sự thay đổi. Và cuối cùng, thay đổi sẽ tới.
No comments:
Post a Comment