Cập nhật: 08:45 GMT - thứ bảy, 11 tháng 5, 2013
Trong vòng chưa đầy năm năm, tỉnh Tứ
Xuyên ở tây nam Trung Quốc hai lần bị động đất gây nên thương vong và
thiệt hại kinh tế to lớn.
Về mặt kỹ thuật, phản ứng của chính
phủ Trung Quốc sau trận động đất 2008 kịp thời và hiệu quả, tuân thủ các
tiêu chuẩn và hướng dẫn của quốc tế như nhanh chóng điều các nhóm cứu
nạn, sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, phối hợp giữa các cơ quan
trong hệ thống và để truyền thông tường thuật liên tục kịp thời.
Tuy vậy, khi nhìn lại, bất chấp tiến bộ của
chính phủ năm 2008, các vấn đề mới đã nảy sinh ngay khi đó và dễ thấy
hơn qua trận động đất mới nhất hồi tháng Tư ở Tứ Xuyên.
Vai trò yếu ớt của NGO và người tình nguyện
Hiện thời chính phủ Trung Quốc vẫn đóng vai trò
chính trong đối phó thiên tai, trong khi các tổ chức phi chính phủ (NGO)
và người tình nguyện không thể hỗ trợ đầy đủ.
Các tổ chức phi chính phủ và người tình nguyện,
biểu tượng của một xã hội dân sự đang nở rộ, ngày càng đóng góp nhiều
trong công tác cứu trợ ở Trung Quốc. Nhưng vai trò và chức năng của họ
vẫn bị hạn chế và vì vậy không mạnh và có ảnh hưởng như các tổ chức quốc
tế.
Động đất Tứ Xuyên năm 2008 chứng kiến dân chúng
được huy động nhiều chưa từng thấy nhờ liên lạc Internet, còn ở thiên
tai lần hai năm 2013, các xu hướng này được củng cố thêm nhờ truyền
thông xã hội ở trong nước. Nhưng chính phủ đã không có phản ứng tương
đồng, và công chúng đã bày tỏ giận dữ trên mạng xã hội vì chính quyền
đàn áp hoạt động của các tổ chức và cá nhân.
Không minh bạch, không niềm tin
Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng nhiều nhằm tăng
tính minh bạch và cởi mở trong công tác cứu nạn. Nhưng cùng sự nở rộ của
mạng xã hội và đòi hỏi trong dân chúng về một chính quyền trong sạch,
có trách nhiệm, rõ ràng chính phủ phải làm nhiều hơn nữa.
"Nếu Trung Quốc muốn đối phó thiên tai hiệu quả hơn, nước này cần cải thiện môi trường để các NGO và người tình nguyện có thể phát triển mạnh mẽ."
Đảng – nhà nước đã hạn chế vai trò của các tổ
chức phi chính phủ và lực lượng dân sự khác bằng cách hỗ trợ các NGO của
chính phủ như Hội Chữ Thập Đỏ và Tổng hội Từ thiện Trung Quốc. Những tổ
chức nửa chính phủ này, giống như các ban ngành nhà nước khác, không hề
minh bạch và thiếu cơ chế giám sát tham nhũng hiệu quả.
Niềm tin của công chúng vào Hội Chữ Thập Đỏ
Trung Quốc đã tụt giảm mấy năm qua từ khi một phụ nữ 20 tuổi, Quách Mỹ
Mỹ, tự nhận là giám đốc một công ty thương mại của Hội, khoe khoang về
lối sống xa hoa trên mạng xã hội. Vì lo ngại phần lớn tiền quyên góp cho
động đất năm 2008 có thể đã bị biển thủ, nhiều công dân Trung Quốc từ
chối góp dù chỉ một xu cho Hội Chữ Thập Đỏ sau trận động đất mới nhất.
Để so sánh, lần này Quỹ One Foundation, do ngôi
sao điện ảnh Lý Liên Kiệt thành lập, quyên được nhiều tiền hơn mọi tổ
chức được chính phủ hỗ trợ.
Kinh nghiệm từ các nước phương Tây cho thấy cần
có sự giám sát và tham gia từ các NGO và các nhóm xã hội dân sự để đối
phó thiên tai tốt hơn. Nếu Trung Quốc muốn đối phó thiên tai hiệu quả
hơn, nước này cần cải thiện môi trường để các NGO và người tình nguyện
có thể phát triển mạnh mẽ.
Tứ Xuyên vẫn chấn thương sau 5 năm
No comments:
Post a Comment