LIÊN MINH CHÂU ÂU SẼ MỞ RỘNG ĐẾN ĐÂU?
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 27/4/2013
TTXVN (Niu Yoóc 26/4)
Quá trình mở rộng của Liên minh châu Âu (EU) luôn là đề tài rất được quan tâm, vì tổ chức này có liên quan tới đòi sống kinh tế, chính trị và xã hội, v.v toàn cầu. Tờ “Chính trị thế giới” vừa có bài viết như sau về quá trình này:
Sau 3 lần mở rộng thời hậu Chiến tranh
Lạnh (năm 1995, 2004 và 2007), EU dự định sẽ kết nạp Crôatia vào ngày
1/7/2013, đưa số thành viên lên 28 quốc gia. Một câu hỏi đang được nhiều
người quan tâm là sau Crôatia sẽ đến nước nào được gia nhập tổ chức
này? Mỗi lần mở rộng là thêm một lần EU đẩy xa được đường biên giới của mình. Trong các lần mở rộng vào 2004 và 2007, đường biên giới đã được mở rộng rất đáng kể với việc tăng thêm 12 quốc gia và gần 100 triệu dân. Đây là một tác phẩm về chính sách đối ngoại không phải chỉ về hình thức vì mỗi lần kết nạp thêm là một lần khôi phục thành quả của cộng đồng. Sau EU-15, người ta nói đến EU-25 và sau đó là EU-27… và sắp tới là EU-28.
này? Mỗi lần mở rộng là thêm một lần EU đẩy xa được đường biên giới của mình. Trong các lần mở rộng vào 2004 và 2007, đường biên giới đã được mở rộng rất đáng kể với việc tăng thêm 12 quốc gia và gần 100 triệu dân. Đây là một tác phẩm về chính sách đối ngoại không phải chỉ về hình thức vì mỗi lần kết nạp thêm là một lần khôi phục thành quả của cộng đồng. Sau EU-15, người ta nói đến EU-25 và sau đó là EU-27… và sắp tới là EU-28.
Crôatia, nước tách ra từ Nam Tư cũ, đã
kết thúc các cuộc thương lượng về việc gia nhập EU vào tháng 6/2011.
Ngày 22/1/2012, người dân Crôatia đã tán thành việc gia nhập EU với 67%
số phiếu ủng hộ trong một cuộc trưng cầu dân ý, và đến ngày 1/7 tới nước
này sẽ trở thành nước thành viên thứ 28 nếu tiến trình phê chuẩn của
các nước thành viên khác trong EU hoàn tất đúng thời hạn. Crôatia là
thành viên của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ năm 2009, và
đến cuối năm 2012, ủy ban châu Âu (EC) trên thực tế đã coi Crôatia là
nước “hội viên”.
Còn các đặc tính khác của Crôatia có gì đáng chú ý? Quốc gia này có diện tích 56.595 km2,
với dân số 4,4 triệu người. Tỷ lệ sinh là 1,54 con/phụ nữ. Năm 2011,
Crôatia đạt mức 61 về tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người theo
tiêu chuẩn về sức mua của EU với 27 nước (chỉ số khối lượng tổng sản
phẩm quốc nội tính theo đầu người dân theo tiêu chuẩn sức mua được thể
hiện so với mức trung bình của EU với 27 nước được định ra là 100. Nếu
chỉ số của một nước cao hơn 100, có nghĩa là mức tổng sản phẩm quốc nội
tính theo đầu người của nước này cao hơn mức trung bình của EU và ngược
lại). Như vậy là gần bằng mức của Ba Lan (65). Về mức sống, Crôatia cao
hơn rất nhiều so với các nước láng giềng vùng Tây Bancăng. Tuy nhiên,
năm 2012, Crôatia bị rơi vào suy thoái, song đất nước này không hề là
tấm gương về mặt tham nhũng. Báo cáo năm 2011 của EC cho biết cũng như
trong đợt mở rộng thứ 5 (sau Crôatia), hiệp ước gia nhập sẽ gồm một điều
khoản chung về bảo vệ thị trường nội địa và một điều khoản bảo vệ trong
lĩnh vực pháp lý, tự do và an ninh. Báo cáo năm 2012 cho biết một số
lĩnh vực đòi hỏi phải nỗ lực cấp bách, như chính sách cạnh tranh, bộ máy
tư pháp và các quyền cơ bản. Nhìn chung, ảnh hưởng của việc Crôatia gia
nhập EU có thể vẫn còn tương đối chừng mực, vì sự gia nhập của quốc gia
này chỉ đưa diện tích của EU từ 4.403.608 km2 lên 4.460.202 km2,
dân số từ 503.492.041 lên 507.904.178 người, trong khi ảnh hưởng về
kinh tế vĩ mô đối với EU tương đối nhỏ do đây là lãnh thổ nhỏ, ít dân và
mức phát triển không cao. Và vì thế, dường như EU có thể không dừng ở
đó, song rõ ràng là EC ngày càng đòi hỏi hơn đối với các nước ứng cử
viên, thuộc cả hai nhóm, là các ứng cử viên chính thức và các ứng cử
viên tiềm năng.
Sau khi đã khẳng định rằng việc Crôatia
gia nhập EU chứng tỏ tổ chức này tôn trọng các cam kết của mình một khi
các điều kiện được thực hiện đầy đủ. Các tiêu chuẩn và các điều kiện gia
nhập là bắt buộc, cần phải có ý muốn chính trị của các nước ứng cử
viên, nếu không tiến trình có nguy cơ bị sa lầy. Những bất đồng song
phương giữa các nước láng giềng phải được giải quyết thông qua đối thoại
và thỏa hiệp trước khi gia nhập. Kinh nghiệm có được từ các cuộc thương
lượng gia nhập với Crôatia sẽ có lợi cho các cuộc thương lượng trong
tương lai đối với các nước khác. Nhằm mục đích này, EC sẽ đưa ra một
quan điểm mới về các vấn đề liên quan đến bộ máy pháp lý và các quyền cơ
bản. Các vấn đề này sẽ được xem xét ngay trong giai đoạn đầu tiên của
tiến trình gia nhập và các chương phù hợp dựa trên cơ sở các kế hoạch
hành động, bởi vì chúng đòi hỏi phải đạt được những kết quả có sức
thuyết phục. Trong tiến trình gia nhập, các ứng viên cần phải thiết lập
xong hệ thống tư pháp độc lập. Cuộc đấu tranh chống nạn tội phạm có tổ
chức vẫn là một ưu tiên chính và là vấn đề lớn tại phần lớn các nước ứng
cử viên. Việc tiếp cận thông tin cũng đặt ra vấn đề quan trọng như thế.
Bảo đảm chủ yếu thứ hai: bảo đảm quyền
tự do ngôn luận trong các phương tiện thông tin đại chúng. Sau khi đã
nhắc lại rằng quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản không thề tách
rời khỏi sự vận hành của một nền dân chủ đa nguyên, EC yêu cầu tất cả
các nước ứng cử viên phải tỏ rõ đặc tính bằng chủ nghĩa đa nguyên của
các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, tại một số nước, tình
hình này mới đây đã xấu đi và gây ra những mối lo ngại về khả năng được
gia nhập EU của những nước này. Trong số những khó khăn mà quyền tự do
ngôn luận và các phương tiện thông tin đại chúng gặp phải là những sự
can thiệp về chính trị đôi khi cũng thể hiện thông qua hệ thống pháp lý,
phạm tội và tham nhũng để gây ảnh hưởng với các phương tiện thông tin
đại chúng và sự bảo vệ không đủ dành cho các nhà báo chống lại các hành
động gây rối, thậm chí là các cuộc tấn công bạo lực. Gác vấn đề kinh tế
liên quan đến việc thiếu rõ ràng và tập trung quyền sở hữu, không có
tính cạnh tranh và thiếu sự độc lập của các nhà điều tiết thị trường.
Nhũng tiến bộ đạt được còn chậm vì năm 2012 người ta thấy rằng tại nhiều
nước ở châu Âu, quyền tự do ngôn luận vẫn là một vấn đề rất đáng lo
ngại. Năm 2011, cũng như năm 2012, EC còn đưa ra những ưu tiên chủ yếu
khác, như tăng cường sự hợp tác khu vực và sự hòa giải tại vùng Tây
Bancăng (nhất là ở Bôxnia-Hécxêgôvina và Côxôvô). Nạn thất nghiệp tiếp
tục tăng cao và hiện nay lên tới 21% tại các nước trong vùng này, nhất
là tại Bôxnia-Hécxêgôvina, Xécbia, Maxêđônia và Côxôvô đều thuộc Nam Tư
cũ.
Các ứng cử viên chính thức
Maxêđônia thuộc Cộng hòa Nam Tư cũ: diện tích khoảng 26.000 km2,
dân số 2,1 triệu người. Tỷ lệ sinh đạt 1,6 con/phụ nữ nhưng dân số vẫn
ổn định từ nay đến năm 2025 do số người chết cũng tương ứng với số sinh
ra. Báo cáo năm 2012 cho rằng những tiến bộ về việc bài trừ nạn tham
nhũng còn rất khiêm tốn tại quốc gia này. Hơn 20 năm sau ngày độc lập từ
Nam Tư cũ, Maxêđônia vẫn chia rẽ bởi tình hình căng thẳng cộng đồng và
chính trị trong một khuôn khổ đa sắc tộc và đa tín ngưỡng. Trong báo cáo
năm 2011, EC ghi nhận rằng Maxêđônia đã thỏa mãn hoàn toàn các tiêu
chuẩn chính trị để gia nhập EU. Tuy nhiên, báo cáo của năm sau đó
(2012), EU lại đề cập nhiều đến những thách thức về quyền tự do ngôn
luận, nhà nước pháp quyền, mối quan hệ liên sắc tộc, cải cách bầu cử,
cải cách hành chính công, tăng cường nền kinh tế thị trường và mối quan
hệ láng giềng tốt đẹp. Mối quan hệ với Hy Lạp vẫn tiếp tục có vấn đề do
cách gọi tên, vì ở phía Bắc Hy Lạp có ba vùng mang tên giống như
Maxêđônia, Hy Lạp không đồng ý nước này mang tên Maxêđônia với lý lẽ là
tên này mang một yêu sách về lãnh thổ đối với một tỉnh có đồng âm của Hy
Lạp, khiến việc gia nhập EU cũng như gia nhập NATO của quốc gia nhỏ bé
này lâm vào bế tắc, cho dù Nhà nước Maxêđônia đã được 131 quốc gia công
nhận dưới cái tên “Cộng hòa Maxêđônia”. Từ đầu những năm 1990, Liên hợp
quốc đã có chủ trương góp phần giải quyết rắc rối này, nhưng đến nay mọi
việc vẫn còn nguyên như thế. Ngoài ra, trong báo cáo năm 2011,
Maxêđônia còn bị nhắc nhở vì đã lạm dụng chế độ miễn thị thực. Sau việc
hủy bỏ chế độ thị thực, một số nước thành viên EU đã chứng kiến số các
kiều dân của các nước châu Âu, chưa là thành viên EU, xin tị nạn tăng
vọt, nhất là từ Xécbia và Maxêđônia, khiến họ bị EU phê phán về sự “thả
lỏng thị thực”, và vì thế, trong báo cáo năm 2012, EC yêu cầu các nước
này phải thực hiện những biện pháp lâu dài và nghiêm túc về thị thực
nhằm hạn chế dòng người bỏ tố quốc ra nước ngoài cư trú vĩnh viễn.
Cộng hòa Aixơlen là một ứng cử viên
ngoại lệ. Cách rất xa các nước thuộc khu vực Bancăng về mặt địa lý, khác
xa các nước này về mặt kinh tế và văn hóa. Aixơlen đã ngừng các cuộc
thương lượng gia nhập EU vào giữa tháng 1/2013. Nằm giữa Écosse và
Greenland, diện tích của hòn đảo này khoảng 103.000 km2, song
trung tâm của hòn đảo này vẫn rất ít người ở. Chủ yếu 300.000 người
Aixơlen sống ở vùng ven biển. Trái với các ứng cử viên khác, Aixơlen có
tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người dân theo tiêu chuẩn của EU
rất cao, mức sống của người dân ở đây còn cao hơn hồi đầu những năm
2000, trong khi đa số các nước khác đều ngược lại. Tỷ lệ sinh đạt 2,2
con/phụ nữ và dự tính từ nay đến năm 2025 số dân nước này sẽ tăng.
Aixơlen là nước ít tham nhũng nhất trong các nước ứng cử viên với chỉ số
tham nhũng là 8,3/10 vào năm 2011, xếp ở vị trí trên Đức (8/10) và Pháp
(7/10). Từ lâu nay Aixơlen vẫn ở ngoài EU, được hưởng lợi từ việc gia
nhập Không gian kinh tế châu Âu (EEA) cũng như các thỏa thuận Schengen
(là thỏa thuận miễn thị thực giữa một số quốc gia thành viên EU) v.v,
trong khi vẫn bảo vệ được chủ quyền của mình, nhất là về các vùng đánh
cá rộng lớn. Là nước có nền dân chủ lâu đời, có một nền pháp chế gần với
pháp chế châu Âu, Aixơlen có thể mở cửa khá dễ dàng với châu Âu. Tuy
nhiên, người dân Aixơlen dường như không nhiệt tình với việc gia nhập
EU.
Môngtênêgrô là một nước cộng hòa nhỏ bé
trong thành phần Nam Tư cũ. Đây là một nước nhỏ nhất trong các nước ứng
viên gia nhập EU, với diện tích 14.000 km2, dân số khoảng
600.000 người, tỷ lệ sinh là 1,9 con/phụ nữ, và vì thế, người ta hy vọng
từ nay đến năm 2025 dân số có thể tăng tự nhiên. Môngtênêgrô chỉ đạt
43% tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người dân theo mức bình quân
của EU 27 nước, có chỉ số tham nhũng là 4/10. Là ứng cử viên chính thức
từ tháng 12/2010, Môngtênêgrô đã đạt được những tiến bộ như EC đã ghi
nhận vào năm 2011 rằng đã có cải thiện trong hệ thống pháp luật, nhất là
về các cố gắng chống nạn tham nhũng ở cấp cao và tội phạm có tổ chức,
song nước này vẫn cần phải cố gắng nhiều thêm nữa. Nhờ đánh giá như vậy,
nước này và EU đã tiến hành các cuộc thương lượng gia nhập gần đây nhất
vào ngày 29/6/2012.
Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã là thành viên của NATO và là ứng cử viên chính thức gia nhập EU từ năm 2005. Với diện tích 784.000 km2,
dân số 74 triệu người vào năm 2011, tỷ lệ sinh là 2,1 con/phụ nữ. Dự
đoán đến năm 2025, dân số nước này có thể đạt 85,4 triệu người, chỉ số
tham nhũng năm 2011 là 4,2. Tuy vậy, các cuộc thương lượng về gia nhập
EU của nước này dường như rơi vào bế tắc triền miên, và trên thực tế
không có biến chuyển gì kể từ năm 2010 đến nay. Ngay từ năm 2011, EC đã
yêu cầu nước này phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người theo tiêu
chuẩn của EU, nhất là quyền tự do ngôn luận, các quyền của phụ nữ và
quyền tự do tôn giáo. Báo cáo năm 2012 của EC than phiền nhiều về việc
Thổ Nhĩ Kỳ không đạt được một tiến bộ nào trong việc thực hiện các tiêu
chuẩn chính trị, khiến người ta lo ngại về việc kết nạp nước này vào EU,
nhất là về mối quan hệ với Síp, một thành viên của EU. Thổ Nhĩ Kỳ đã
ngừng quan hệ với Síp, nước giữ chức chủ tịch luân phiên của EU trong
quý 11/2012, nhất là đã từ chối tham dự các cuộc họp do Síp chủ trì.
Xécbia chính thức là ứng cử viên từ ngày
1/3/2012. Lãnh thổ của nước cộng hòa chủ chốt nhất thuộc Nam Tư cũ này
có diện tích 88.000 km2. Với số dân hiện nay lên tới 7,3
triệu người, Xécbia là nước đông dân nhất trong số các nước ứng cử viên
vùng Tây Bancăng, tỷ lệ sinh khá thấp, chỉ là 1,4 con/phụ nữ, vì thế dân
số sẽ tăng âm do người di cư tăng, khiến nước này chỉ còn 6,8 triệu dân
vào năm 2015. Đây là nước nghèo nhất trong các ứng cử viên chính thức,
cùng với nạn suy thoái, chỉ số tham nhũng năm 2011 là 3,3/10. Xécbia
chiếm một vị trí đặc biệt trong ký ức mọi người về các cuộc chiến tranh ở
vùng Bancăng vào những năm cuối của thế kỷ trước. Vụ bắt Ratko Mladíc
và Goran Hadzic và đưa họ tới Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ (ICTY)
là một trở ngại lớn đối với việc gia nhập EU của Xécbia, nay đã được
hủy bỏ. Cũng như một nước cộng hòa cũ của Nam Tư là Môngtênêgrô, Xécbia
đã lạm dụng chế độ miễn thị thực tới EU bằng cách “thả lỏng” cho dân xin
cư trú tại các nước EU. Điểm đáng chú ý về Xécbia hiện nay là nhà dân
tộc chủ nghĩa thuộc trường phái dân túy Tomislav Nikolic đã giành thắng
lợi trong cuộc bầu cử tổng thống hồi cuối tháng 5/2012. Trước đây là
đồng minh của người hùng Slobodan Milosevic, ông T. Nikolic đã lập tức
xác nhận sự lựa chọn châu Âu của Xécbia vì ông biết tất cả những lợi ích
mà ông có thể có từ việc tiếp tục tiến trình này. Tuy nhiên, vấn đề
Côxôvô vẫn là một khó khăn lớn cần vượt qua để được kết nạp vào EU, đấy
là chưa nói đến tình trạng tội phạm có tổ chức tại Xécbia.
Các ứng cử viên tiềm năng
Khái niệm “các nước ứng cử viên tiềm năng” lâu nay vẫn được dùng để chỉ các nước Tây Bancăng mà EU mong muốn kết nạp.
Anbani nằm trong nhóm các nước ở vùng
này, nhưng không thuộc Nam Tư cũ. Tuy nhiên, cũng giống như Nam Tư cũ,
Anbani đã trải qua chế độ cộng sản ngay sau cuộc Chiến tranh Thế giới
thứ Hai, kéo dài đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Anbani có diện
tích 29.000 km2, số dân 3,2 triệu người, tỷ lệ sinh 1,4
con/phụ nữ. Dự kiến đến năm 2025 số dân nước này là 3,3 triệu người.
Anbani là một nước rất nghèo, là thành viên của NATO từ tháng 4/2009.
Ngay từ cuối năm 2010, Anbani đã đạt được việc hủy bỏ thị thực để tiếp
cận với không gian Schengen. Nhìn chung EC cho rằng Anbani đã đạt được
những tiến bộ nhất định, thỏa mãn các tiêu chuẩn chính trị để gia nhập
EU.
Bôxnia-Hécxêgôvina ra đời từ Nam Tư cũ, với diện tích 51.000 km2,
dân số 3,8 triệu người, dự kiến đến năm 2025 sẽ “chỉ còn” 3,7 triệu
người do tỷ lệ sinh rất thấp, chỉ 1,3 con/phụ nữ. Đây là nước nghèo nhất
trong các nước ứng cử viên tiềm năng, và năm 2012 bị rơi vào nạn suy
thoái, chỉ số tham nhũng khá cao, với thang điểm 3,2/10, ngang với
Dămbia ở châu Phi. Từ cuối năm 2010, nước này đã miễn thị thực với EU.
Một cuộc đối thoại chính trị cấp cao về tiến trình gia nhập EU của
Bôxnia-Hécxêgôvina đã được bắt đầu tại Brúcxen hồi tháng 6/2012 bất chấp
cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại quốc gia này.
Côxôvô ra đời từ Cộng hòa Xécbia thuộc
Nam Tư cũ, đã tuyên bố độc lập vào năm 2008, nhưng hiện tại Xécbia vẫn
kiên quyết phản đối nền độc lập này, và ngay cả 5 nước thành viên EU
cũng không công nhận Côxôvô. Đặc biệt, nước Nga của Vladimir Putin đã
rất phẫn nộ trước tuyên bố độc lập của Côxôvô. Diện tích của Côxôvô là
11.000 km2, dân số 2,3 triệu người, tỷ lệ sinh là 2,5 con/phụ
nữ, là nơi có tỷ lệ sinh cao nhất trong tất cả các nước ứng cử viên
tiềm năng và chính thức gia nhập EU. Năm 2025, dân số nước này có thể
đạt 2,7 triệu người. Tỷ lệ tham nhũng là 2,9/10, cao nhất trong số các
nước ứng cử viên chính thức và tiềm năng. Hồi tháng 5/2012, EC và Côxôvô
đã tiến hành một cuộc đối thoại về cơ cấu nhà nước pháp quyền, tập
trung vào bộ máy pháp lý, cuộc đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và
tham nhũng.
Ngoài ra, còn một số quốc gia khác cũng
muốn gia nhập EU, nhưng vì nhiều lý do, nhất là những bất đồng nội bộ,
vẫn chưa đệ đơn chính thức, trong đó có Mônđavi, thậm chí cả Grudia, Một
số nước thành viên EU đã sẵn lòng kết nạp thêm 6 nước thuộc “Đối tác
phương Đông” vào EU. Có nghĩa là sau khi kết nạp Crôatia và các nước ứng
viên chính thức, ứng viên tiềm năng kể trên, sẽ có EU-36, rồi cộng thêm
6 nước thuộc “Đối tác phương Đông” là Ácmênia, Adécbaigian, Bêlarút,
Grudia, Mônđavi và Ucraina, để thành EU-42.
“Đối tác phương Đông” trong tầm ngắm của EU?
Được “đặt tên” vào năm 2009, “Đối tác
phương Đông” liên quan đến 6 nước nằm ở sườn phía Đông của EU: Bêlarút,
Ucraina, Mônđavi, Grudia, Ácmênia, Adécbaigian. “Đối tác phương Đông” ra
đời từ một sáng kiến chung của Ba Lan và Thụy Điển, nhằm mục tiêu phát
triển một chính sách nhất quán hơn hướng tới phương Đông. Séc, nước đầu
tiên thuộc Trung Âu, giữ chức chủ tịch, đã tổ chức vào tháng 5/2009 một
hội nghị cấp cao châu Âu để xác định và đẩy mạnh quan hệ với các nước
thành viên “Đối tác phương Đông”. Bối cảnh chính trị khi đó được đánh
dấu bằng cuộc xung đột Nga – Grudia hồi tháng 8/2008. Sự xấu đi của môi
trường an ninh được các chủ thể châu Âu khác nhau dự đoán là tiềm ẩn
nhiều nguy cơ. Vai trò của Ba Lan rõ ràng là chủ yếu trong tiến trình
này nhờ vị trí địa lý và lịch sử của mình. Vào thế kỷ 16 đế chế Ba Lan –
Lítva đã chiếm tới hai phần ba phía Tây của Ucraina, và vì vậy, ai cũng
hiểu rằng tham vọng giữ một vai trò nào đó ở Đông Âu của Ba Lan không
phải là mới. Ngoài ra, những lợi ích của xã hội dân sự và các chủ thể
kinh tế đang bổ sung cho tham vọng này. Và vì vậy, Ba Lan vẫn luôn có
một ưu tiên trong việc làm sâu sắc mối quan hệ giữa cá nhân mình, lẫn
toàn EU với các nước láng giềng phương Đông, nhờ vị trí địa chính trị,
một truyền thống chính trị, một khái niệm về an ninh và những lợi ích
kinh tế chung. Nhưng khả năng hành chính của Nhà nước Ba Lan trong bối
cảnh châu Âu cũng như những sự ưu tiên khác nhau của các nước châu Âu
khác đã kìm hãm các tham vọng ấy của Ba Lan. Trong khó khăn khi phải xây
dựng EU vào thời kỳ 2005 – 2007, Ba Lan dường như thoải mái hơn trong
việc thực hiện ý đồ của mình, và nhờ vậy, họ đã có mối quan hệ trở nên
có tính xây dựng hơn với Đức, Hunggari, Cộng hòa Séc và Xlôvakia.
Các nước “Đối tác phương Đông” là kết
quả của việc Liên Xô tan rã hồi năm 1991, vì vậy họ có chung một lịch sử
khá dài, những di sản kinh tế, văn hóa, xã hội hay chính trị cũng như
những mối quan hệ thân cận hoặc những mối hận thù ít nhiều cũng khá mạnh
mẽ đối với nước này hay nước khác. Nhưng các nước khác nhau này đi theo
những quỹ đạo phát triển đôi khi cũng khác nhau, trong khi sự trợ cấp
ban đầu của họ không nhất thiết là như nhau. Để nghiên cứu các tính chất
chung của các mróc láng giềng phương Đông (của EU) cũng như đánh giá
được sự khác nhau của họ, cần phải biết được hhững chỉ số liên quan đến
các dữ kiện thực tế, là kinh tế, dân số và chính trị. Trước hết, các
nước này không phải là một nhóm nước thuần nhất về mặt địa lý và con
người: khoảng cách về chênh lệch diện tích là từ 1 đến 20, khoảng cách
về dân số là từ 1 đến 15 (giữa Ucraina và Ámênia). Chỉ riêng Ucraina đã
chiếm 3/5 diện tích và dân số của 6 nước “Đối tác phương Đông” cộng lại.
Về mặt địa lý các nước này cũng rất khác nhau: Bêlarút, Mônđavi và
Ucraina nằm giữa Liên minh châu Âu và Nga, còn Ácmênia, Adécbaigian và
Grudia nằm ở Nam Cápcadơ, nằm giữa các khu vực ảnh hưởng của Nga và Thổ
Nhĩ Kỳ. Điều này khiến cho các phương hướng địa chính trị cũng khác
nhau, chẳng hạn Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có mặt ở khu vực Cápcadơ, nhưng quyền
hạn ảnh hưởng của họ đối với các nước Đông Âu lại ít hơn. Trừ Ucraina
và trong một chừng mực ít hơn là Bêlarút, các nước còn lại đều có qui mô
dân số và diện tích khiêm tốn, hoặc có một đường biên giới trực tiếp
với EU đối yới các nước ở Đông Âu, hoặc ở sát cạnh thông qua biển Đen
đối với các nước ở Nam Cápcadơ. Về mặt kinh tế, sự khác nhau là rất lớn.
Nếu Bêlarút có mức sống bằng 41,5% của EU, thì con số này đối với
Mônđãvi chỉ là 7,6%. Những chỉ số cạnh tranh và đánh giá chất lượng về
cơ sở hạ tầng xếp các nước này nằm ở tốp giữa thế giới do thiếu vốn đầu
tư dài hạn. Vị trí của các nước này trên thị trường quốc tế cũng rất
khác nhau: Adécbaigian là một nước sản xuất khí đốt quan trọng, trong
khi Ucraina và Bêlarút được coi là những nước quá cảnh chủ yếu của EU và
Grudia trong một mức độ thấp hơn. Và chính sự khác nhau này sẽ giúp cả
vùng có sự bổ sung thật tuyệt vời cho nhau, và đấy cũng chính là lý do
giải thích cho ý tưởng thành lập EU-42./.
No comments:
Post a Comment