Thứ Năm, 13/03/2014 - 16:08
DÂN TRÍ
(Dân trí) - Hơn 10 năm trước, TPHCM quy hoạch xây dựng Công viên Sài Gòn Safari (Củ Chi) với mục tiêu biến nơi đây thành công viên du lịch sinh thái lớn nhất nước, có tầm cỡ trên thế giới. Thế nhưng, đất đã thu hồi hơn 10 năm mà công viên chưa thành hình.
Ước mơ công viên sinh thái tầm cỡ thế giới
Theo
quy hoạch của TPHCM, công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích 485 ha,
nằm trên địa bàn xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi) là nơi
bảo tồn, trưng bày, nhân giống các loài thú quý hiếm của thế giới và
Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD do Thảo Cầm Viên
quản lý. Vị trí này thuộc cụm du lịch văn hóa lịch sử Củ Chi, cách
trung tâm thành phố khoảng 40km.
Dự
kiến công viên gồm các hạng mục công trình là: Khu vực thả thú bán
hoang dã (safari), dự kiến thả thú đặc trưng các khu vực trên thế giới;
Khu trưng bày thú mở bao gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan,
trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới, vườn
thú đêm trưng bày các loài thú chuyên sinh họat vào ban đêm; Các công
trình dịch vụ khác phục vụ du khách như khu biểu diễn thú ban ngày, ban
đêm, khu dã ngọai, resort, khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi…
Sơ đồ tổng thể công viên Sài Gòn Safari
Đặc
thù chính của công viên Sài Gòn Safari là một mô hình công viên giải
trí du lịch sinh thái. Dự kiến nơi đây sẽ tổ chức nuôi dưỡng, trưng bày
nhân giống các loài động thực vật trong nước và các châu lục khác trên
thế giới. Theo kế hoạch, nơi đây sẽ nuôi dưỡng khoảng 300 loài động vật
với số đầu thú là 10.000 con, 3.000 loài thực vật (bao gồm luôn cả cây
kiểng, cây xanh, dây leo)…
TPHCM
dự kiến sẽ biến công viên Sài Gòn Safari thành một địa chỉ hấp dẫn du
khách trong nước và quốc tế với quy mô khoảng 2,5 triệu người tham quan
mỗi năm. Đơn vị quản lý dự án còn tổ chức thi tuyển thiết kế công viên
với nhiều nhà thầu quốc tế, những đơn vị có kinh nghiệm thiết kế các
công viên nổi tiếng trên thế giới…
Trong
một cuộc họp bàn về ý tưởng thiết kế quy hoạch chi tiết công viên này
của Thường trực UBND TPHCM, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP đã kết
luận: “Dự án công viên Sài Gòn Safari là dự án có quy mô lớn, mang tầm
cỡ khu vực và thế giới. Do đó, yêu cầu đặt ra là dự án phải được thiết
kế mang tính độc đáo và đặc trưng thành phố, kết nối đồng bộ với hệ
thống các khu du lịch, vui chơi trong khu vực, gắn kết với hệ thống giao
thông khu vực”.
Chậm tiến độ và nguy cơ khiếu kiện
Với
kỳ vọng xây dựng công viên sinh thái lớn nhất nước, rộng bằng 1/2 khu
trung tâm hiện hữu của thành phố, TPHCM đã di dời gần 700 hộ dân đang
sinh sống, canh tác tại khu vực này. Thế nhưng, sau 10 năm quy hoạch,
công viên này vẫn chưa thấy dáng hình. Ngay cả cuộc thi ý tưởng thiết kế
công viên đã chọn được công ty tư vấn nhưng đến nay vẫn chưa ký kết
được hợp đồng thuê tư vấn xây dựng đồ án quy hoạch chi tiết cho công
viên.
Ngày 11/3, phóng viên Dân trí
đã đến khảo sát thực địa khu vực được quy hoạch xây dựng công viên Sài
Gòn Safari. Tất cả chỉ là những cánh đồng hoang vắng, những căn nhà đã
được đập phá, bỏ hoang. Một trường tiểu học đóng cửa để hoang, học sinh
di dời hết sang cơ sở khác để dành đất cho công viên…
Cả khu đất rộng gần 500ha chỉ là những cánh đồng hoang vắng như thế này
Một ngôi trường phải bỏ hoang để dành đất cho công viên
Hầu
hết các mảnh ruộng, vườn trên khu đất này hiện đều bị bỏ hoang. Có vài
nơi gần kênh nước, người dân tiếc đất tốt nên lén lút đến canh tác,
trồng rau màu. Có người tận dung đất hoang cỏ mọc um tùm để làm nơi chăn
thả…
Thế
nhưng, bóng dáng công viên thì không thấy mà hiện trạng khu đất rộng
gần 500 ha này hầu như chưa có công trình nào mới được xây dựng. Có
chăng chỉ là hàng rào dây kẽm gai thấp lè tè bao quanh khu đất. Cứ cách
vài trăm mét thì có 1 tấm biển thông báo nhỏ với dòng chữ “Công viên Sài
Gòn Safari” như sợ người ta không thể tưởng tượng ra đây là công viên
lớn nhất Việt Nam…
Ở vài khu đất tốt, người dân lén lút vào trồng rau màu
Công trình hiếm hoi được dựng lên là những hàng rào thấp lè tè và tấm biển bé con con
Nhiều
người dân địa phương bất bình vì cả một khu đất rộng bao la vốn là
những cánh đồng tươi tốt ngày xưa nay bỏ phí hoài. Tuân thủ chủ trương
của thành phố, họ phải rời bỏ những mảnh đất mà họ đã mất công sức hàng
chục năm trời khai phá. Dù đã nhận đền bù khi di dời nhưng họ vẫn bất
bình vì đất bỏ hoang… Thời gian qua, các hộ dân trong khu quy hoạch cũng
nhiều lần khiếu nại vì công viên chậm triển khai. Đến nỗi Thanh tra
TPHCM đã dự báo dự án này là 1 trong 15 điểm nóng trên địa bàn thành phố
có nguy cơ phát sinh khiếu nại đông người trong năm 2014.
Trước
tình hình trên, đầu tháng 3/2014, UBND TP đã chỉ đạo UBND huyện Củ Chi
kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chậm trễ tiến độ
dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án xây dựng Công viên Sài Gòn
Safari. TP cũng yêu cầu ban quản lý dự án hoàn tất các thủ tục pháp lý,
khởi công dự án chậm nhất trong tháng 8/2014 và xây dựng hoàn thành
trong tháng 8/2015.
Mới
đây, UBND TP tiếp tục chỉ đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với các
sở-ngành liên quan khẩn trương thuê đơn vị tư vấn thực hiện đồ án quy
hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 cho công viên này.
No comments:
Post a Comment